Nguồn facebook Phạm Hồng Sơn
Công lý không cần quị lụy
Từ trước tới nay chưa thấy một viên công an nào, kể cả cấp tướng, đứng trước tòa (hình sự) mà lại giữ được lấy một phần triệu chất hách thường có khi gặp dân thường. Đoạn clip do Tuổi Trẻ ghi lại một khúc trong phiên tòa xử vụ đại tá công an, cục phó một Cục của Bộ Công An Dương Tự Trọng với một loạt các công an cấp tá khác cũng không cho thấy điều gì khác. Đó cũng không nằm ngoài qui luật muôn đời, đã hay nạt dưới thì không thể có khí tiết khi gặp kẻ trên.
Điều đáng nói là thái độ của các luật sư thể hiện trong đoạn clip đó rất đáng buồn. Các luật sư đều tỏ một thái độ quá từ tốn đến mức nhún nhường, quị lụy trước hội đồng xét xử. Mỗi phát ngôn của luật sư đều được rào, bọc bằng những chữ "xin phép hội đồng xét xử", "cảm ơn hội đồng xét xử" với khẩu khí, tư thế rất rụt rè, thương hại. Ngay cả khi "hội đồng xét xử" xâm phạm cắt ngang một cách thô kệch dòng trình bày những chi tiết quan trọng từ nhân chứng, bị cáo cũng không thấy một luật sư nào dám thể hiện sự cự lại.
Đã đành, chốn pháp đình là nơi cần sự nghiêm túc, trịnh trọng hơn bình thường. Đã đành, người văn minh cần phải thể hiện thái độ tôn trọng người điều dẫn một phiên tranh tụng, phân định công lý. Nhưng luật sư, trong ý nghĩa tối cao là tham gia tố tụng để góp phần tìm ra sự thật, xác định đúng-sai, cũng có vai trò bình đẳng hoàn toàn với chủ tọa phiên tòa (hội đồng xét xử) và mọi thành phần tham gia tố tụng khác, chưa nói đến tinh thần nghiêm khắc của luật sư đối với hội đồng xét xử cũng là điều rất cần phải có nếu muốn sự thật không bị vùi dập.
Làm sao có thể kỳ vọng có Công lý khi giới luật sư ngay trong một phiên tòa công khai vẫn sợ hoặc vẫn buộc phải sợ một hội đồng xét xử?
Công lý cần sự nghiêm túc, thẳng thắn chứ không bao giờ cần sự quị lụy, xin xỏ.
Từ trước tới nay chưa thấy một viên công an nào, kể cả cấp tướng, đứng trước tòa (hình sự) mà lại giữ được lấy một phần triệu chất hách thường có khi gặp dân thường. Đoạn clip do Tuổi Trẻ ghi lại một khúc trong phiên tòa xử vụ đại tá công an, cục phó một Cục của Bộ Công An Dương Tự Trọng với một loạt các công an cấp tá khác cũng không cho thấy điều gì khác. Đó cũng không nằm ngoài qui luật muôn đời, đã hay nạt dưới thì không thể có khí tiết khi gặp kẻ trên.
Điều đáng nói là thái độ của các luật sư thể hiện trong đoạn clip đó rất đáng buồn. Các luật sư đều tỏ một thái độ quá từ tốn đến mức nhún nhường, quị lụy trước hội đồng xét xử. Mỗi phát ngôn của luật sư đều được rào, bọc bằng những chữ "xin phép hội đồng xét xử", "cảm ơn hội đồng xét xử" với khẩu khí, tư thế rất rụt rè, thương hại. Ngay cả khi "hội đồng xét xử" xâm phạm cắt ngang một cách thô kệch dòng trình bày những chi tiết quan trọng từ nhân chứng, bị cáo cũng không thấy một luật sư nào dám thể hiện sự cự lại.
Đã đành, chốn pháp đình là nơi cần sự nghiêm túc, trịnh trọng hơn bình thường. Đã đành, người văn minh cần phải thể hiện thái độ tôn trọng người điều dẫn một phiên tranh tụng, phân định công lý. Nhưng luật sư, trong ý nghĩa tối cao là tham gia tố tụng để góp phần tìm ra sự thật, xác định đúng-sai, cũng có vai trò bình đẳng hoàn toàn với chủ tọa phiên tòa (hội đồng xét xử) và mọi thành phần tham gia tố tụng khác, chưa nói đến tinh thần nghiêm khắc của luật sư đối với hội đồng xét xử cũng là điều rất cần phải có nếu muốn sự thật không bị vùi dập.
Làm sao có thể kỳ vọng có Công lý khi giới luật sư ngay trong một phiên tòa công khai vẫn sợ hoặc vẫn buộc phải sợ một hội đồng xét xử?
Công lý cần sự nghiêm túc, thẳng thắn chứ không bao giờ cần sự quị lụy, xin xỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét