Posted by adminbasam on 30/05/2014
29-05-2014
Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang, tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8/5 đến 14/5 năm 2014) song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án, phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.
Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau "vụ giàn khoan," các cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng. Nghiêm trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.
Tình thế hiểm nghèo của đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc ta chấn hưng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Dư luận xã hội ghi nhận và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định "Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó", thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta.
Tình hình hiện nay đòi hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan Trung Ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền Trung Quốc. Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa, gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và phát triển đất nước.
Không một thủ đoạn lừa bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta!
Không một sự lừa mị, một hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!
Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức. Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ thuộc và tụt hậu.
Chúng tôi mong nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người khác tham gia.*
Những người ký tên đầu tiên
- Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Pháp
- Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế
- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
- Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội
- J.B Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội
- Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
- Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
- Trần Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM
- Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội
- Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
- Vũ Quốc Tuấn¸ nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Tô Văn Trường, TS, chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, TP HCM
- Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
- Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
- Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên về văn hóa, TP HCM
- Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
- Nguyễn Minh Tịnh, Australia
- Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
- Nguyễn Thị Thu, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
- Đào Tiến Thi, ThS, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
- Lê Thân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
- JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
- Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Thân Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Benthanhtourist, TP HCM
- Trần Thị Băng Thanh, nghiên cứu văn học cổ Việt Nam, Hà Nội
- Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
- Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
- Nguyễn Hữu Tế, TP HCM
- Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
- Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
- Tô Lê Sơn, kỹ sư cơ khí, TP HCM
- André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp
- Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lang Bian, Đà Lạt
- Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
- Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
- Hiền Phương, nhà văn, TP HCM
- Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, Hội An
- Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
- Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
- Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
- Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng Sài Gòn, TP HCM
- Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
- Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
- Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP HCM
- Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An – Hà Nội
- Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
- Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
- La Thi Nga, sinh viên, CHLB Đức
- Ngô Minh, nhà thơ, Huế
- Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
- GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
- Lê Thăng Long, kỹ sư, TP HCM
- Mai Thái Lĩnh, nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt, Lâm Đồng
- Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
- Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
- Võ Thị Lan, cán bộ hưu trí (Công an TP- HCM), TP HCM
- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM
- Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Đức
- Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về phát triển nông thôn, TP HCM
- Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
- Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng dạy đại học, TP HCM
- Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
- Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh
- Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
- Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Huế
- Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy, TP HCM
- Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Phạm Duy Hiển, kĩ sư, đã nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Vũ Sinh Hiên, nhà nghiên cứu, TP HCM
- Nguyễn Công Hê, TP HCM
- Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
- Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
- Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
- Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (Thương mại) Quốc tế Việt nam (VIAC), Hà Nội
- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
- Nguyễn Tất Hanh, họa sĩ, nhà thơ, hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng
- Phạm Bá Hải, Ths Kinh tế, Sài Gòn
- Đặng Hạ, lão thành cách mạng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
- Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
- Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Giám đốc Trung Tâm xúc tiến thương mại đầu tư, TP HCM
- Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
- Nguyễn Hoàng Giao, nghiên cứu sinh tại Đại học Macquarie, Australia
- Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
- Lê Mạnh Đức, hưu trí, TP HCM
- Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
- Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu, TP HCM
- Phạm Ngọc Đăng, GS TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Hà Nội
- Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
- Nguyễn Đức Dương, nghiên cứu tiếng Việt, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
- Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác Vận tải biển, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Biển TP HCM, TP HCM
- Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM, TP HCM
- Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
- Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
- Phạm Công Cường, TS Hóa học, nguyên giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Hà Nội
- Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
- Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
- Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM
- Nguyễn Kim Chung, giáo viên dạy toán đã về hưu, TP HCM
- Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
- Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
- Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
- Nguyễn Văn Binh, nguyên dân biểu Quốc hội Sài Gòn, TP HCM
- Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà giáo, nhà văn, Hoa Kỳ
- Trần Ngọc Báu, nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức, TP HCM
- Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
* Để ký tên xin ghi rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉthungovn2014@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét