Độc giả Phạm Thị Liên Hoa là nhân viên của tổ chức GIZ (Đức) giúp Việt Namnhiều chương trình bảo tồn động thực vật, truyền thông bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới ở khắp ba miền. Bà gửi cho Culangcat blog bản dịch của bà từ bộ phim Hang động lớn nhất thế giới chiếu trên truyền hình national geographic với độ phủ sóng đến 180 quốc gia.
Cửa trời trong Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic |
Đề cương bộ phim: Đây có phải là hang động lớn nhất thế giới? Với độ cao hơn gấp 3 lần Thác nước Niagara ở Nam Mỹ, phần lớn hang Sơn Đoòng của Việt Nam đến nay vẫn chưa được con người đặt chân đến. Với một bộ phim riêng về hang Sơn Đoòng này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử kênh truyền hình Địa lý Quốc gia của Mỹ tiết lộ chứng cứ sửng sốt rằng đây có thể là hang động lớn nhất thế giới. Cùng với Trưởng Đoàn thám hiểm hang động nối tiếng và dày dạn kinh nghiệm ông Howard Limbert và chuyên gia địa chất hang động, ông Darryl Granger đã khám phá ra công thức hình thành nên hang động rộng lớn đến thế.
Phim phần I:
Phần I:
Nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới ở miền Trung Việt Nam là kỳ quan của thế giới. Thật tuyệt vời! Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này. Tôi cho rằng đây chắc là một nơi lý tưởng (chén thánh) cho nhà sinh vật học.
Một đội ngũ nhà khoa học và các nhà thám hiểm bắt đầu với một chuyến tìm kiếm và nghiên cứu để phát hiện ra Hang động Lớn nhất Thế giới/ Đây quả là một hang động kỳ vĩ đến sửng sốt! Hãy nhìn xem!// Quả thật là điều đáng kinh ngạc!
Một góc Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic |
Wow: Hang Sông Núi ở Việt Nam hay còn gọi là hang Sơn Đoòng là một khu vực chưa được ai biết đến. Cho đến nay không ai có thể biết được độ sâu của hang động khổng lồ này. Đội thám hiểm là những người đầu tiên đến đây để chứng minh đây có phải là hang động lớn nhất thế không.
Đây quả đúng là một hang động kỳ vĩ. Nó thật rộng lớn – hiện chúng ta mới chỉ ở cửa hang. Càng vào sâu trong hang nó càng rộng lớn.
Vào năm 2009, nhà thám hiểm hang động Jonathan Sims là một trong những người đầu tiên bước chân vào hang động này. Nhưng khi đến một phòng hang dài, anh ấy phải dừng chân bởi bức tường đá cao nằm chắn ngang.
Cùng với nhà thám hiểm hang động Howard Limbert dẫn đầu 12 chuyên gia đã từng thám hiểm các hang động đá vôi ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Cuộc thám hiểm lần này vào hang Sơn Đoòng phải đối mặt với biết bao nguy hiểm bởi khu vực hang động này nằm sâu thẳm trong rừng rậm.
(HL nói) Bất kỳ ai cũng có thể ngã, sái hoặc gãy mắt cá chân – điều đó có thể xảy ra và để phòng trừ khi điều đó xãy ra bạn biết đấy chúng tôi phải có đội cứu hộ cùng tham gia.
Nhà sinh vật học Annete Becher đang nóng lòng muốn đến được với bức tường độc đáo nằm sâu trong lòng hang động này. (Cô nói): Cơ hội nghiên cứu khoa học được kết hợp với cơ hội thám hiểm hang động cùng một lúc là điều tuyệt vời. Chuyên gia địa chất hang động nổi tiếng thế giới, ông Darryl Granger cũng có mặt cùng đoàn để tìm ra bí ẩn của hang Sơn Đoòng này.
Đường xuống rừng trong hang. Ảnh: National geographic |
Dây thừng.
Nếu đây đúng là hang động lớn nhất thế giới, ông ấy muốn tìm hiểu tại sao hang động này lại đạt được kích thước phá kỷ lục đó. Ông nói "Tôi chưa từng đến hang động nào như thế này".
Đông Nam Á là khu vực nổi tiếng về địa chất đá vôi. Cách đây khoảng 450 triệu năm, nhiều hang động đã được hình thành ở Việt Namnhưng ở đây – tại Vườn quốc gia Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng chắc chắn là hang động khổng lồ trong tất cả các hang động.
Trong cuộc thám hiểm năm 2009, Limbert cùng với các đồng nghiệp chỉ có thể thám hiểm kỹ phần đầu của hang động này và những gì họ phát hiện đã giúp họ ước tính hang động có độ rộng 150m và độ cao 200m. Không gian này đủ để đặt hai chiếc đồng hồ khổng lồ Big Ben ở Luân Đôn.
Hang Deer ở bang Sarawak ở Malaysia hiện đang giữ danh hiệu "hang động lớn nhất thế giới" Nhưng từ những gì mà đoàn thám hiểm chứng kiến trong lần thám hiểm trước, Limbert cùng với các thành viên trong đoàn thám hiểm bị thuyết phục rằng hang động này có lẽ hơn hơn hang Deer. Chúng ta hãy cố gắng và hãy xem bản đồ hang động này để biết rõ hơn (giọng Howard Limbert). Để khẳng định đây là kỷ lục thế giới, họ cần tìm ra chứng cứ rõ ràng. Vì rằng tất cả đều chưa được đo đạc, họ cần phải tiến hành điều tra để biết được hang động này lớn như thế nào và liệu nó có phải là hang động lớn nhất thế giới không. Chúng ta cần phải tiến hành điều tra để biết, để phát hiện hang động này rộng lớn như thế nào – liệu đây có phải là hang động lớn nhất thế giới không. Chúng ta phải tiến hành một cuộc khảo sát nghiêm túc.
Hang Én đường dẫn đến Sơn Đoòng. Ảnh:National geographic |
Việc khảo sát phòng hang này quả thật là một công việc vất vả. Lối đi đầy bùn … Jonathan Sims là một trong bốn nhà thám hiểm hang động đề xuất chuyến khảo sát sơ bộ ban đầu của hang Sơn Đoòng này. Và những gì chúng tôi thực sự cần làm tiếp theo và vượt qua được bức tường đá này.// Anh ấy biết rằng bức tường đá đánh bại anh trong cuộc thám hiểm năm 2009 là thử thách lớn nhất trong lần này.
Đây quả là một trở ngại nguy hiểm để vượt qua. Được làm từ khoáng chất canxit rời và bùn, bức tường cao khoảng 50 feet/14 mét và để leo qua được bức tườn này cần có khả năng chuyên môn kết hợp và nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong đoàn.
Anh ấy sẽ không thất bại lần thứ 2. Nếu họ có thể leo lên bức tường kinh khủng này thì anh ấy bị thuyết phục rằng anh ấy sẽ biết được ra kích thước của hang động này và danh hiệu công bố hang động lớn nhất thế giới sẽ thuộc về họ. Anh ấy tin rằng hang động rộng lớn này vẫn còn tiếp tục.
Họ ước tính bức tường đá nằm trong hang này dài khoảng 5km. Đoàn thám hiểm sẽ mất 7 ngày mệt nhoài để đến được đây và quay trở lại điểm cách cửa hang 100m để đến được điểm khảo sát cuối cùng của Vạn lý trường thành của Việt Nam.
Chuyên gia địa chất tìm kiếm nguyên nhân có Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic |
Từ đây, nhóm thám hiểm cần leo lên theo chiều của dòng sông ngầm trong hang qua một thung lũng tự nhiên của hang. Sau đó lại đi xuống đến khu vực đầy cát và đến được hố sụt (còn được gọi là phễu karst) đầu tiên trong hai hố sụt trong hang. Tại những hố sụt này và phần hang tiến theo là nơi Annett Becher hy vọng tìm thấy sự sống mới còn Granger thì hy vọng tìm ra bí mật hang động này được hình thành như thế nào.
Tiếp đến là một phần hang hẹp – có một chú chuột chạy qua – và băng qua hố sụt lớn hơn, đoàn đến khu vực cắm trại thứ hai. Đến đây, phần cuối cùng của hang được khảo sát là ??? 400m trước Vạn lý trường thành của Việt Nam và tiếp sau đó là phần bí hiểm (không biết dẫn đến đâu).
Đoàn thám hiểm hang động của Limbert đã thám hiểm các hang động ở Việt Nam từ năm 1990. Đoàn lựa chọn khối đá Kẻ bàng vì một lý do hợp lý. Đây là khu vực đá vôi rộng lớn nằm trong vùng có lượng mưa lớn (nhiều nước) – 2 thành phần lý tưởng để hình thành hang động.
Ở những nơi không có núi đá vôi, dòng sông bị chặn lại trong những khối đá không có khả năng hòa tan và giữ nước lại. Khi dòng nước tìm được nơi để chảy ra, kết quả có thể thật kỳ diệu.
Khối lượng và tốc độ chảy của dòng nước có thể đã tạo ra những hang động khổng lồ. Khí hậu gió mùa với những trận mưa lớn đã tạo ra nhiều dòng chảy ở khu vực này và cơ hội khi dòng nước lớn tìm đường chảy ra … từ những phần kích thước khác thường lại thậm chí lớn hơn nhiều.
Giữa kỳ quan thế giới, chén thánh của khoa học địa mạo. Ảnh: National geographic |
Đến nay, đoàn đã thám hiểm được 62 dặm 100km của các hang động nơi đây nhưng không có hang động nào rộng lớn như hang động này. Họ nghi ngờ đến một số yếu tố bổ sung khác đã có mặt ở đây.
Bây giờ đoàn thám hiểm cần băng qua khu vực địa hình hiểm trở để trở lại được trại nghỉ chân đầu tiên. Họ đã đi được một nữa km trong hang động. Cách nơi họ đứng 20m vào sâu trong hang là dòng sông ngầm đang chảy dữ dội.
Một vài chứng cứ cho thấy có một ít nước thỉnh thoảng lại chảy qua đây. Ở đây hơi trơn. Tôi có thể nhìn thấy dòng sông. Whoa (sự thán phục), hãy nhìn xem đây là dòng sông ngầm mà chúng ta phải vượt qua.
Như vậy nếu tôi qua được đến bên kia và cắm được đầu dây, như thế các bạn có thể băng qua sông. Dường như bạn phải trèo qua được chỗ đá có vết nứt bên kia.// Phải cắm một số chốt ở bên này và một số điểm chốt ở bên kia. Đây quả thật là vấn đề sống còn nên theo tôi ta phải chọn đúng chỗ để cắm cọc néo dây.
Tại nơi có dòng chảy mạnh nhất, dòng sông có thể cuốn phăng chân của bất kỳ nhà thám hiểm hang động nào và vẫn còn những nguy hiểm khác. Nếu lũ xảy ra, mực nước sẽ dâng cao hơn đầu chúng ta đang đứng …. và cuốn phăng đường thoát hiểm. Dự báo thời tiết mấy ngày sắp tới như thế nào? Oh, dự báo cho biết thời tiết tốt nhưng bạn không thể hoàn toàn tin chắc được.
Bàn luận về đường đứt gãy. Ảnh: National geographic |
Limbert đã chọn thời điểm để thám hiểm rất cẩn thận. Bây giờ là cuối mùa khô, mực nước sông đang thấp. Nhưng ở những vùng nhiệt đới những trận mưa lớn không dự đoán được có thể làm mực nước sông dâng lên rất cao chỉ trong vài giờ.
Chúng ta đi nào. Ổn thôi các bạn, chúng ta bắt đầu vượt qua dòng sông nhé. Người tiếp theo nào.
Điều quan trọng nhất là bạn không cho phép dòng sông cuốn phăng bạn bởi vì với những dòng chảy mạnh ở đoạn sông ngầm dưới kia chúng tôi không thực sự chắc chắn về những gì đang đợi chúng ta ở đoạn sông trên kia, chúng ta không biết được các phần còn lại của con sông. Kia có thể là nơi tập trung tất cả các loại đá sắc nhọn và trong tình huống này điều cuối cùng mà bạn muốn và tránh bị dòng sông cuốn đi bởi nếu điều đó xảy ra nó có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa cả tín mạng.
Tôi thực sự hơi căng thẳng khi vượt qua sông bởi tôi chỉ thuộc người có tầm vóc vừa phải và trước kia tôi đã từng thám hiểm hang động khi bị lũ, khi bạn tìm được điểm tựa để đặt tay lên thì chân bạn lại bị cuốn phăng đi và bạn không thể tìm được lại được chỗ để đặt chân.
Howard Limbert người đầu tiên tuyên bố Sơn Đoong lớn nhất thế giới Ảnh: National geographic |
Nó thực sự, thực sự nguy hiểm.
Tôi sẽ đặt một cái mốc ở đây. Đi tiếp nào.
Thử thách chính đã bị đánh bại. Granger có thể bắt đầu tìm kiếm ở đây. Bạn có thể thấy những khối đá, thạch nhũ lớn ở đằng kia.
Kiểm tra ở đây xem nào. Đây quả thật là một hang động kỳ vĩ, chúng tôi vừa đi xuống dọc theo những con dốc lớn và chúng tôi vượt qua những khối đá để đến được đây. Cuối cùng chúng tôi cũng vượt qua dòng sông để đến được điểm cắm trại dừng chân thứ hai. Chúng tôi có thể bắt đầu tính nên làm gì tiếp theo trong hang động này.
Phần hang rộng lớn ở đăng kia để thám hiểm.
Đầu óc chúng tôi tràn ngập các câu hỏi: Tại sao trong số các hang động rộng lớn, đây có thể là hang động lớn nhất trong số đó.
Điều gì đã làm cho hang động này rộng lớn đến vậy? Có nhiều câu chuyện mà chúng ta có thể học hỏi được từ hang động này. Để khẳng định kỷ lục thế giới, hang Sơn Đoòng cần phải đồng thời cao hơn, rộng hơn và dài hơn hang động hiện đang giữ danh hiệu hang động lớn nhất thế giới – Hang Deer ở bang Sarawak, Malaysia.
Khi bạn nói về những hang động lớn nhất thế giới, không có nghi ngờ gì về một số hang động rất dài và nếu bạn nếu bạn chỉ tính đến khối lượng nước, rất và rất nhiều hang động lớn hơn hang động này. Đây chỉ là đơn thuần kích thước của một phòng hang đơn lẻ như thế này kéo dài khoảng 5km thì đây đúng là điều có một không hai trên thế giới.
Nhà sinh học đến từ nửa bán cầu để tìm kiếm loài mới. Ảnh: National geographic |
Hang Sơn Đoòng chạy dài với kích thước như nhau theo một đường thẳng kỳ lạ từ bắc đến nam mà không hề có gốc lệch nào. Chúng ta hãy đi xuống và bắt đầu nhé. Được thôi, được thôi.
Granger tin rằng nước trong phần hang ban đầu và cổ nhất của hang động có thể giúp ký giải được bí ấn tại sao hang động này lại rộng lớn đến vậy.
Dòng nước bị bào mòn với tốc độ lớn và có tính axit đặc biệt phản ứng với đá vôi tinh khiết có thể là câu trả lời. Để khẳng định giả thuyết của mình, Granger cần phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm.
Được. Bây giờ tôi đang lấy mẫu nước để kiểm tra độ pH. Tôi có mang theo dụng cụ đo độ pH; chúng ta cần phải để dụng cụ đo này trong lước một lúc đến khi nó đạt điểm cân bằng. Điều đó sẽ cho chúng ta biết độ pH có trong nước.
Người dịch: Phạm Thị Liên Hoa.
Ảnh của nhiếp ảnh gia: Carsten Peter, National Geographic.
Ảnh của nhiếp ảnh gia: Carsten Peter, National Geographic.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét