Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Phương Bích : CUỘC CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC VÀ CHUYỆN CON GIUN XÉO LẮM CŨNG QUẰN Phương Bích

Nguồn chimkiwi

Không biết trong đầu họ nghĩ gì khi diễn mãi cái trò bắt người biểu tình theo kiểu như thế này. Trong số những người bị bắt vài ba lần, có vẻ như không dọa được thêm nữa, họ đưa người ta về nhốt trong trại Lộc Hà đến hết giờ thì…. mời bác/chị/anh về. Nhưng với những người mới bị bắt và trẻ một tý thì kiểu gì cũng lăn tay, chụp ảnh như tội phạm để khủng bố tinh thần trước đã.

Chiều chủ nhật, tôi đoán chắc có thả người ở Lộc Hà thì cũng phải chiều tối nên bình tĩnh vào mạng, đọc qua tin tức, hẹn mấy anh chị em cùng sang Lộc Hà đón người.

Gần 2 giờ chiều chúng tôi mới sang đến Lộc Hà. Ở đó đã có chừng ba chục người đang ngồi vạ vật bên lề đường. Cạnh đó vẫn là những gương mặt quen thuộc nhưng không thân thiện. Có lẽ lần này do người biểu tình khá đông, nên những bộ mặt này không tỏ vẻ trâng tráo và khiêu khích như lần trước mà chỉ ngồi im lìm như chờ đợi một điều gì đó.
Tôi nhớ lại lần đầu tiên bị bắt về Lộc Hà, khi hết giờ, tay phụ trách vào lúng búng nói vài câu rồi mời các bác…giải tán. Mặc cho chúng tôi phản đối, bọn họ chuồn hết vào trong khu làm việc. Không lại được với độ trơ lỳ của họ, tất cả chúng tôi đành kéo nhau ra ngoài, hội ngộ với bà con từ Hà Nội sang đón đang sốt ruột chờ ngoài cổng. Có lẽ hình ảnh chúng tôi bên nhau làm cho họ thấy khó chịu, nên từ lần sau họ dứt khoát thả từng người một và tống ra khỏi cổng trại.

Họ tính một mà không tính mười. Mỗi khi cánh cửa hắc ám của trại kéo sang một bên và một người bước ra, người bên ngoài lại hò reo, vỗ tay chào đón hân hoan. Có người chạy sang đường để ôm chầm lấy người vừa được thả, cứ như họ là một người lính từ chiến trường trở về. Ngần ấy người bước qua cánh cổng trại là ngần ấy cái vỗ tay, cái ôm thắm thiết và sẻ chia. Nhưng cũng có người bước ra, người biểu tình nhận ra không phải là người mình thì thờ ơ ngoảnh mặt. Đúng là chả cái dại nào giống cái nào!

Đã gần hết ngày, chúng tôi sốt ruột kéo sang cổng trại đứng. Mẹ con Thúy Nga ra rất muộn. Mọi người ồ lên, tranh nhau bế thằng bé kháu khỉnh mới được sáu tháng tuổi, vừa yêu vừa thương. Đúng là không còn gì để nói khi hai mẹ con bị giam giữ suốt cả một ngày trời như thế.

Vẫn còn Trương Dũng chưa thấy ra. Tôi sang bên này đường đứng được một chốc thì bỗng thấy trước sân trại trở nên huyên náo. Mọi người vón cục lại thành từng đám, di chuyển một cách bất thường rất nhanh ra khỏi cổng chính, kèm theo tiếng kêu la ầm ĩ. Lập tức tất cả chạy ùa theo. Tôi nhìn thấy năm sáu gã cô hồn đang túm lấy Nguyễn Văn Phương, vừa lôi vừa đánh đấm rất dã man. Khi Phương ngã xuống đường, chúng xốc nó lên và trước mắt tôi, kẻ lên gối, kẻ đấm đá Phương túi bụi như những kẻ say máu người. Bỗng nhiên tôi thấy mình ngồi phệt dưới đường. Chỉ kịp kêu ối một tiếng, thì kẻ xô ngã tôi phóng qua, lao vào chỗ thằng Phương. Những người đàn ông khỏe mạnh đang cố xông vào kéo Phương ra, nhưng chúng đông quá!

Âm thanh hỗn loạn lúc đó thật ghê rợn. Những người đàn ông giải cứu Phương cũng bị quây kín. Đám đàn bà bất lực chạy quanh, kêu gào. Khi Phương bị đám cô hồn bu kín, nhét Phương vào trong xe chở tù, tôi thoáng nghĩ, hôm nay một là sống, hai là chết chứ không thể để chúng bắt thằng Phương đi.

Một gã đàn ông mặc áo phông tím than hô: những ai chống đối , bắt hết!

Mọi người gào lên : Bắt đi! Giỏi thì bắt hết đi. Không cho cái xe này chạy. Không thả người thì đừng hòng chạy.

Chừng như bên trong thằng Phương cũng nghe thấy, nó lấy hết sức bình sinh đạp cánh cửa ra. Mọi người lại gào thét: đap cửa ra đi Phương ơi!

Cánh cửa nhiều lần bung ra, nhưng bọn chúng tỳ cả người vào và cố gắng  móc được khóa vào. Đám cô hồn tưởng chừng như đã thắng thế, cánh mũi chúng phồng lên, mắt trợn trừng nhìn mọi người đầy đe dọa. Nhưng lúc đó đến cả tôi cũng nào biết sợ. Bùi Tiến Hưng là người đầu tiên nằm xuống dưới sau chiếc xe đang nhốt thằng Phương. Lập tức gần chục người nối tiếp nhau nằm xuống đất, sát đến tận mép đường. Xung quanh mọi người chửi rủa đến khản cả giọng.

Đúng thế! Hôm nay mình nằm xuống để cho ngày mai mọi người được đứng lên. Không thể để sự man rợ và sự vô pháp thắng thế mãi được.

Sự hung hãn chùng xuống. Những bộ mặt không còn nhâng nháo nữa. Kẻ ban nãy hô bắt hết những ai chống đối giờ hạ giọng, kêu bà con bình tĩnh.

Xin lỗi chứ bình tĩnh cái Toshinba nhà chúng mày ấy! Đang yên đang lành, chúng mày lại cố tình khiêu khích để người ta phản ứng là chúng mày lấy cớ xông vào đánh người, bắt người ngay trước mắt bàn dân thiên hạ thế à? Hôm nay chúng mày tự do đánh người, ngày mai chúng mày tự do giết người chắc?

Xin lỗi ai đó đừng bảo tôi không nên nói bậy. Không nên thô lỗ. Đến Thượng đế cũng phải nghiến răng chửi lũ bất lương chứ nói gì người phàm trần như tôi.

Rốt cục chúng phải thả thằng Phương ra. Hóa ra còn Chí Đức nữa. Chí Đức đâu? Tôi đã không nhìn thấy chúng lôi Chí Đức qua hàng rào như một con vật, và đem vào phía bên trong trại ngay từ ban đầu như thế nào.

Trong cơn phẫn nộ, Phương và một số người chạy ra giữa quốc lộ nằm. Mặt đường nóng giãy và cứng. Tôi nằm thở dốc, cố ngăn sự xúc động đang cuồn cuôn trong lòng. Trên cao kia, bầu trời đầy mây xám, không khí oi nồng như báo hiệu một cơn giông đang tới.

Rồi Chí Đức ra! Mình trần , lưng rớm máu. Mọi người bu xung quanh.

Nhưng còn Trương Dũng?

Trong khi chúng tôi dồn lại ở cổng phụ, nơi diễn ra cảnh bắt người lên xe chở tù, thì đằng kia, có kẻ lén khiêng Trương Dũng ra đặt trên đám sỏi bên đường rồi chuốn vào trong trại.

Đám cô hồn đã lủi mất dạng. Cánh cổng trại cũng đóng im ỉm. Lát sau xe cứu thương của bệnh viện huyện Đông Anh do công an gọi tới. Mặc dù chúng tôi yêu cầu người của trại đánh người bất tỉnh thì phải đi cùng xe cứu thương, để chịu trách nhiệm nếu việc đánh người có gây thương thích nghiêm trọng, nhưng bọn họ nhất mực im lặng lẩn sau cánh cổng trại.

Lác đác đã có những giọt mưa. Một số người đứng ra lập biên bản, ghi nhận sự việc xảy ra với Trương Dũng rồi đưa lên xe ô tô của một người trong đoàn, chở về bệnh viện bên Hà Nội. Chúng tôi cũng lên xe trở về. Dặn nhau đi thành đoàn. Dọc đường trời đổ mưa. Tôi không buồn dừng lại mặc áo mưa, cứ để mưa quất như kim châm lên cánh tay. Trong lòng vẫn chưa nguôi uất hận.

***

Nhiều người chứng kiến sự việc ngày hôm nay. Có người chứng kiến tất cả, có người chỉ biết một phần. Có người có ý phê phán chúng tôi nằm ra đường chặn xe cộ là cực đoan. Nhưng nếu như họ chứng kiến tất cả, họ sẽ hiểu cái gì đẩy chúng tôi đến phản ứng dữ dội như thế. Ách tắc giao thông ư? Có quan trong hơn mạng người không? Sao không ai nghĩ chúng đã làm gì với Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Chí Đức và Trương Văn Dũng ngay trước mắt chúng tôi như thế? Nếu hôm nay chúng tôi không quyết liệt thế, điều gì sẽ xảy ra với Dũng, Phương, Đức?

Có thể là tôi sức yếu nên ghét bạo lực. Tôi sợ ngay cả những môn thể thao nặng về đấm đá. Nhưng ít ra, trong những môn thể thao đó, người ta phải kiểm soát nghiêm ngặt theo thứ hạng để đảm bảo công bằng. Chứ không phải cái lối hèn hạ mười đánh một mà lại không được chống trả lại như thế. Một người trong cơn giân dữ đã gào lên: tao mà có súng trong tay, tao bắn chết hết mẹ chúng mày! Người khác hứa: lần sau sẽ không đứng yên nhìn chúng đánh anh em mình như thế nữa. Tôi cũng đã ước như thế. Chúng không còn là đồng bào với mình nữa rồi, mà là giặc đấy! Chỉ có giặc mới ác với dân mình như thế.

Đây là một cuộc chiến không cân sức. Một bên được quyền đánh, quyền bắt, quyền bỏ tù. Một bên chỉ được quyền chịu đựng mặc dù đông gấp bội? Thật quá bất công!

Nhưng con giun xéo lắm cũng quằn. Đừng có thách thức sư chịu đựng của nhân dân. Đến kẻ thù ngoại bang mà người xưa còn nói là lấy trí nhân để thay cường bạo, huống hồ cùng là người một nước. Đừng tưởng nhân dân tay không mà có thể đàn áp mãi như thế được.
*

Khi kể lại câu chuyện này với mấy anh công an phường, các anh ấy hỏi: sao biết được đó là công an (những kẻ đánh hội đồng Phương và Chí Đức ấy)? Nhỡ đó là người dân thì sao? Tôi hỏi lại, nếu không phải là công an thì tại sao lại được quyền đánh người công khai và nhốt người vào xe chở tù của công an như vậy?

Nếu đó chỉ là đám lính đánh thuê để đàn áp người biểu tình, thì đây quả là sự hổ thẹn, sự ô nhục của ngành công an, hay của nhà cầm quyền. Trong khi đàn áp người biểu tình trong nước thì báo chí lại đăng ảnh dân Trung Quốc biểu tình chống Nhật. Có cái hèn nào hơn cái hèn này?

Hình ảnh: Tai duoc cac chu con an dua vao nha tu Loc Ha phuc hoi nhan pham vi toi phan doi Trung quoc xam luoc bien dao danh giet ngu dan Viet Nam
Mẹ con bé Tài trên xe buýt về Lộc Hà ngày 2/6/2013
Còn  bố con bé Phú chờ đợi  mẹ và em Tài bên này đường

Đám thanh niên tranh thủ ...

Blogger- cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng là người thứ hai ra khỏi trại trong tiếng vỗ tay  vang dội




Hình ảnh: Đón bé Tài ra trại
Bé Tài vừa mới ra khỏi trại ít phút , được chú Nguyễn Văn Phương bế. Hai chú cháu thật đẹp!







Hình ảnh: Tranh thủ ....
Tranh thủ nạp năng lượng trong khi chờ các bác còn chưa ra khỏi trại.
Hình ảnh ô nhục của nhà cầm quyền khi đàn áp người biểu tình ngày 2/6/2013

Biểu tình nằm sau bánh xe đòi thả Nguyễn Văn  Phương
Hình ảnh: CHÚNG TÔI PHẢI NẰM XUỐNG*  Tôi xin nằm xuống nơi đây Để cho đất nước có ngày đứng lên! Tôi xin không khắc ghi tên Để cho dân tộc còn rền tiếng vang!  Anh em nằm xuống ngổn ngang Để cho lớp lớp hàng hàng tiến lên! Như người lính giữa trận tiền Lấy thân ra hứng lằn tên lưỡi rìu!  Ngày nào tổ quốc còn kêu! Ngày nào dân tộc còn điêu đứng hoài! Ngày nào còn bọn phản nòi, Thì anh em vẫn còn đòi đấu tranh!  Đứng lên!  Đứng vững đi anh! Tiến lên!  Tiến tận cửa thành hôn quân! Tôi xin nằm xuống một lần Làm viên gạch lót nhịp chân đổi đời!  Anh em nằm xuống đi thôi! Mà nghe sông núi gọi lời thiết tha... Nghe chăng:
Biểu tình nằm đòi thả Chí Đức.và Trương Dũng
Hôm nay chúng tôi nằm, nhưng ngày mai sẽ không thế nữa
Hình ảnh: Đôi trẻ vừa nằm BT vửa tranh thủ nói chuyện
 Chờ đơi trong khi yêu cầu công an đưa Trương Dũng đi bệnh viện
Chúng lén khiêng anh Trương Văn Dũng bỏ bên lề đường.
Dấu vết của còng số 8 quật vào đỉnh đầu anh Trương Dũng
H2
Chí Đức sau khi ra khỏi trại (mặc dù anh không hề bị bắt tại Bờ Hồ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét