Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

J.B Nguyễn Hữu Vinh : Người dân Vũng Áng, Hà Tĩnh biểu tình phản đối cưỡng chế đất đai

Nguồn rfablog

Sat, 03/29/2014 - 15:32 — nguyenhuuvinh

Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo thông tin mới nhận được từ Hà Tĩnh, nhà cầm quyền Hà Tĩnh có kế hoạch cưỡng chế 180 Kiốt của người dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, theo người dân, việc cưỡng chế này trái với các quy định pháp luật và bị phản ứng dữ dội của người dân. Dù nhà cầm quyền đã chuẩn bị thuyết phục và vận động từ hai tuần qua, nhưng người dân đã không đồng thuận vì quy trình cưỡng chế đã vi phạm pháp luật hiện hành và quyền lợi của người dân bị coi nhẹ. Từ những uất ức khi nhà cầm quyền lại quen thói sử dụng bạo lực và sức mạnh, người dân đã phản ứng tập thể.

Nhà cầm quyền đã tập trung các loại cán bộ, công an, cảnh sát cơ động và chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc cưỡng chế như cứu thương, các bộ phận liên quan… Nhưng người dân đã nhất loạt phản ứng.

Bắt đầu từ 4h sáng cho đến giờ này (21h30, ngày 29/3/2014), người dân đã đoàn kết đồng loạt biểu tình chống lại việc cưỡng chế và làm tắc nghẽn đường từ Quốc lộ 1A đi xuống Vũng Áng. Giao thông bi ngừng trệ các phương tiện giao thông không thể đi qua khu vực bà con đã căng biểu ngữ, dựng lều quyết tâm giữ đất. Mọi phương tiện giao thông, kể cả taxi đều không thể qua được để vào cảng.

Theo người dân tại đây cho biết, lượng dân khoảng ba bốn ngàn người đã đồng loạt hỗ trợ nhau phản đối việc cưỡng chế này, họ đã đồng tâm nhất  trí phản đối, kể cả những người không nằm trong diện bị cưỡng chế. Chính vì sự đoàn kết này mà người dân đã rất vững vàng chống trả lại việc cưỡng chế hôm nay.

Người dân Kỳ Anh cũng cho biết tin rằng chiều nay 29/3/2014 , Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh, ông  Ông Nguyễn Văn Bổng đi xe đến khu vực hiện trường và đã có cảnh hỗn độn xảy ra làm ông Bổng cùng với hai Cảnh sát cơ động, một nhân viên điện lực bị thương chảy máu phải đi cấp cứu. (Chúng tôi đang tiếp tục kiểm chứng tin này).

Nên nhớ rằng, ông Nguyễn Văn Bổng chính là người đã bật đèn xanh cho việc khai thác khoáng sản lậu và đã "được" UBND Tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định kỷ luật "nghiêm khắc phê bình UBND huyện Kỳ Anh vì đã buông lỏng quản lý nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn".

Riêng với người dân quê hương Kỳ Anh của ông thì cũng liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, người ta còn nhớ:Ngày 20/1/2013 tại làng quê nghèo gần Đèo Ngang, chính quyền huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho nhiều xe cơ giới có hàng trăm cảnh sát hộ tống, đập phá 73 nhà dân theo lệnh của Chủ tịch UBND huyện mà ở đó không có dự án, nếu có chỉ là "dự án treo". Chừng đó đủ để nói lên những hoạt động, những sự lộng quyền và chà đạp lên pháp luật của cán bộ công quyền nơi đây.

Nhiều đoàn xe, người và luồng giao thông Bắc – Nam trên Quốc lộ 1A đi qua vùng này đã nhìn thấy khí thế của bà con người dân ở khu vực này.   

Một chi tiết cần nói nữa là vùng Kỳ Anh, nơi đây là vùng đất eo hẹp mà dãy Trường Sơn ra sát biển, tạo nên Đèo Ngang. Vũng Áng là khu vực nằm phía Bắc Đèo Ngang, là nơi huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc đất nước. Tại vị trí này, chỉ cần bị một lực lượng chiếm đóng, thì đất nước bị chia cắt làm đôi.

Có lẽ vì vị trí đắc địa đó mà người Trung Quốc đã đổ tiền của vào để… thuê một diện tích rộng lớn cho dự án Formosa tại đây với thời gian có… 70 năm.


Kỳ Anh hôm nay

Trở lại tình hình ở đây, một vùng đất rộng lớn đã bị đảo lộn cuộc sống, người dân bị đưa đi đến những vùng đất chó ăn đá, gà ăn sỏi và đã nhiều người không thể tồn tại được những nơi nhà nước đưa họ đến. Lượng người bỏ quê đi ăn xin ngày càng tăng. Đặc biệt, lượng công nhân, người Trung Quốc đang tràn ngập khu vực này bằng nhiều hình thức. Ngày nay, ai đi qua đó nhìn các hàng quán, biển hiệu, sẽ không hiểu đây là vùng đất thuộc Trung Quốc hay Việt Nam qua các biển hiệu dọc đường.

Cũng cần nói là người dân ở đây đã kiên cường đấu tranh bao nhiêu năm nay với nạn cướp đất, di dời phá vỡ đời sốngcủa họ. Nhiều vụ kiện với hơn 3500 hộ dân đã xảy ra, nhưng với nền pháp lý hiện tại, người dân đã phải thúc thủ.

Cũng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, ở đây có Giáo xứ Đông Yên là nơi giáo dân nổi tiếng về việc kiên trì, đoàn kết đấu tranh cho cuộc sống của mình và tôn giáo của mình. Mấy chục năm qua, công cuộc đấu tranh của họ đã nhiều khi ngăn chặn được nhiều kế hoạch của nhà cầm quyền đối với họ và giáo hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, gần đây giáo dân ở đây một số đã phải chấp nhận đi tái định cư lên vùng đất Đèo Con, Hà Tĩnh mà chưa biết số phận của họ sẽ ra sao.

Câu chuyện giữ đất hôm nay, lại tại một vùng mà hoàn toàn không có giáo dân thuộc xã Kỳ Lợi, đây là nét mới trong cuộc đấu tranh của người dân ở Kỳ Anh. Bởi trước đây, người ta thường chỉ có nghe tin và trông thấy giáo dân mới đoàn kết, giữ vững đất đai và nhà cửa, tài sản của mình hữu hiệu. Nhưng, thời thế đã thay đổi theo đúng nghĩa cha ông đã đúc kết "Con giun xéo lắm cũng quằn". Những người không có tôn giáo ở đây đã biết đoaàn kết lại để đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Cho đến giờ này, những người dân vẫn kiên trì giữ đất tại đây và từ chiều đến nay, trước khí thế của người dân đoàn kết và phẫn uất, các lực lượng công quyền đã đang phải lui quân tìm kế.

Thông tin mới nhận được: Sau khi những thông tin này được loan trên mạng vào hồi 21h30, vào lúc 23h ngày 29/3, Tỉnh HT đã có thông báo: Đề nghị bà con về nghỉ và sau 15 ngày, Tỉnh sẽ vào họp và chấp nhận các yêu cầu của người dân. Sau đó người dân đã rút về chờ đợi.

Chúng tôi sẽ cập nhật các tin tiếp theo khi có thông tin mới. 

Ngày 29/3/214  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét