07/06/2014
Sau hơn một tháng Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (HD981) trái phép vào vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, người Việt có cơ hội để hiểu thêm về sự sai lầm của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) khi đặt mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc như là một quan hệ chủ đạo trên con đường xây dựng và phát triển Đất nước.
1. Một thế giới không thể có "hai vua"
"Một nước không thể có hai vua", hay "Một núi không thể có hai cọp", đó là thành ngữ do chính người Tàu truyền lại, mà người Việt, hầu như ai cũng biết. Do chưa thể mạnh và cạnh tranh với Mỹ, cho nên tham vọng của Bắc Kinh trong thế kỷ 21 này, chỉ dám dừng lại ở G2, tức là chỉ mới hy vọng, cùng Mỹ lãnh đạo thế giới, và tự đặt mình ở vị trí số 2 sau Mỹ.
Tham vọng của Trung Quốc đâu chỉ là "đường lưỡi bò" (đường màu đỏ),
mà muốn chia đôi Thái Bình Dương mới Mỹ (đường màu xanh).
Nguồn ảnh: ttx.vn
Bắc Kinh luôn có lối "ném đá dò sông". Ngay trong "Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á - Đối thoại Shangri-La lần thứ 13" (31/5-02/6) vừa rồi, giữa Mỹ và Trung Quốc đã có một cuộc họp kín, và tại cuộc họp đó, Trung tướng Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) – Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đưa ra lời đề nghị: "Mỹ hãy cùng hòa giải và cùng hợp tác giữa quân đội các ngài với quân đội Trung Quốc". Do biết được tim đen của Bắc Kinh, Trưởng phái đoàn Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Hagel, đã cho kết thúc cuộc họp chỉ sau 20 phút, lấy lý do "lịch trình bận rộn", theo Washington Post đưa tin, và được báo motthegioi.vn trích dẫn (1).
Thế giới này sẽ về đâu, nếu Mỹ làm ngơ hoặc cùng hợp tác với Trung Quốc? Rất may, nước Mỹ lại không như vậy!
Kỷ niệm 25 năm "Sự kiện Thiên An Môn" (04/6/1989-04/6/2014), như thức tỉnh, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới. Bọn cộng sản Bắc Kinh họ tàn sát ngay cả Nhân Dân của họ. Không có lẽ lãnh đạo Việt Nam hiện nay không biết?
2. Hoa Kỳ, một dân tộc nhân bản
Có thể có nhiều người phản đối, khi nghe câu nói như vậy. Nhưng những người có hiểu biết nhất định không thể phủ nhận được rằng: văn hóa Mỹ được xây dựng trên nền tảng tôn trọng và yêu thương con người; lấy nhân quyền (quyền con người) là tối thượng… Không ngẫu nhiên mà nước Mỹ không chỉ đang đứng đầu thế giới không chỉ tiềm lực kinh tế, quốc phòng… (sức mạnh cứng), mà còn là "sức mạnh mềm".
Hãy thử hỏi bất kỳ một người Việt Nam nào, nếu có điều kiện cho con đi du học nước ngoài, thì nước đầu tiên trong đầu họ là nước nào, nếu không phải là nước Mỹ?
Người Mỹ yêu thương ngay cả đến những con vật, dù chúng là nhỏ nhất. Trong bài viết "Nhà vịt ở WB" (2), của Blogger Hiệu Minh, nói về "Ở DC thấy vịt trời làm tổ ở gốc cây ngay giữa lối đi lại là bình thường. Dân chúng đi qua đứng ngắm vịt đẻ, vịt ấp và vịt con chui ra khỏi trứng", kèm theo là ảnh mẹ con nhà vịt đi lại tự nhiên trên hè phố, ngay trước cổng WB, nơi Blogger Hiệu Minh làm việc. Rõ ràng, chỉ có một đất nước thanh bình, con người được giáo dục tử tế, yêu thiên nhiên, và quan trọng nhất, đó là không bị đói khát, mới có thể đối xử với thiên nhiên như vậy. Thành ngữ "Đất lành chim đậu" chỉ có ở những nước văn minh, khi con người không còn phải lo đến miếng ăn hàng ngày.
Tổ vịt trên phố I cắt đường 19 cạnh WB. Ảnh: Hiệu Minh
Vợ chồng nhà vit đi qua cửa WB. Ảnh: Blog Hiệu Minh.
Nguồn ảnh: hieuminh.org
Một nước như nước Mỹ, một dân tộc như thế, tại sao Việt Nam lại không là đồng minh với họ? Đâu là nguyên nhân? Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải trả lời câu hỏi này trước lịch sử ngay từ hôm nay.
3. Để người Mỹ sửa chữa sai lầm
Đến lúc này, người Mỹ đã thực sự nhận ra sai lầm khi đồng ý để Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974.
Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long (người Mỹ gốc Việt) nói với BBC hôm 02/6/2014: "Theo tôi biết, trong nội bộ hai đảng ở Mỹ là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, đúng là có nhiều người nuối tiếc".(3)
Vì vậy, Liên minh với Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước, từng bước trở thành cường quốc hùng mạnh để rồi có cơ hội đòi lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa do Trung Quốc xâm lược… không chỉ là mong muốn của toàn thể Nhân Dân Việt Nam, mà có lẽ đó cũng là cách để nước Mỹ phần nào sửa chữa lại những sai lầm của họ.
4. Choáng váng!
Đến thời điểm hiện tại, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bị Bắc Kinh "tặng" cho hai cú đánh hiểm hóc, rất khó để gượng dậy trước Nhân Dân cũng như trong con mắt thế giới. Đó là:
- Sự trơ lỳ của Bắc Kinh sau khi đưa giàn khoan HD981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam; Bắc Kinh đã từ chối gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng như từ chối các cuộc đối thoại. Đường dây nóng được lập giữa nhiều ban ngành của hai bên, lúc này như không hoạt động, do phía Bắc Kinh coi thường Việt Nam mà không thèm nhấc máy.
- "Công thư Phạm Văn Đồng", mà lần đầu tiên, một trong những người đại diện cho giới "sĩ phu Bắc Hà", ông Nguyễn Khắc Mai, lên tiếng và gọi đó là: "rất phản động", "Một công hàm có tác hại phản quốc phải hủy bỏ" (4).
Rồi đây, Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều bằng chứng khác nữa, trong số đó có thể là những cam kết tại "Hội nghị Thành Đô" (9/1990), mà đến hôm nay, "Hội nghị" này chỉ có số rất ít người Việt mới biết được. Rất có thể, Bắc Kinh sẽ tạo ra mâu thuẫn, khiến cho hai bên đối đầu và tạo cớ để "dạy cho Việt Nam một bài học nữa" trong thời gian tới, nhằm thể hiện sức mạnh, cũng như chuyển mâu thuẫn nội bộ ra ngoài.
Nếu như có lòng tự trọng, thì không chỉ người riêng đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cả tập thể Bộ Chính trị biết sẽ phải làm gì. Chúng ta hy vọng như thế!
Trong một bài viết đầy tính ẩn dụ, có tựa đề "Trò chuyện với cố vấn của Putin" (5), đăng trên Bauxite Việt Nam, ngày 05/6/2014, tác giả Nguyễn Đình Cống, viết:
"… Nếu không biết kịp thời từ bỏ Mác và cộng sản mà cứ quyết tâm đeo bám thì chỉ có thể trở thành tay sai, lệ thuộc vào Trung Quốc, biến đất nước thành chư hầu của Trung Quốc, sẽ ngàn đời mang tội với dân tộc".
5. Liên minh Việt - Mỹ, một tất yếu của lịch sử Việt Nam hiện đại
Sẽ là quá thừa, khi tìm cách giải thích về sự cần thiết phải thiết lập Liên minh với Hoa Kỳ vào lúc này. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đang hiểu vấn đề này hơn ai hết.
Vấn đề là, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh chính trị để tự lột xác hay không mà thôi! Và quan trọng hơn, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, có xác định được rằng: Liên minh Việt - Mỹ, là một tất yếu của lịch sử Việt Nam hiện đại, hay không mà thôi!
06.6.2014
N.H.Q.
Bài đọc tham khảo:
(1) http://motthegioi.vn/quoc-te/trung-quoc-de-nghi-hop-tac-quan-su-my-cat-ngan-cuoc-hop-75450.html
(2) http://hieuminh.org/2013/05/16/nha-vit-o-wb/
(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140603_us_vietnam_china_ngovinhlong.shtml
(4) http://boxitvn.blogspot.com/2014/06/xoa-bo-tai-hoa-cong-thu-pham-van-ong.html
(5) http://boxitvn.blogspot.com/2014/06/chuyen-tro-voi-co-van-cua-putin.html
Tác giả gửi BVN.
--------------------
http://motthegioi.vn/quoc-te/trung-quoc-de-nghi-hop-tac-quan-su-my-cat-ngan-cuoc-hop-75450.html
Báo Washington Post tiết lộ:
Trung Quốc đề nghị 'hợp tác quân sự", Mỹ cắt ngắn cuộc họp
Đăng Bởi Một Thế Giới - 10:10 02-06-2014
-------------------------
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tap-Can-Binh-da-san-sang-cho-1-den-2-cuoc-chien-tranh-post145584.gd
"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh" cứ lúc nào.
Cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế. Theo Đa Chiều, đường lối đối ngoại của Mao Trạch Đông ban đầu là cùng Liên Xô chống Mỹ, sau đó lại quay sang chơi với Mỹ chống Liên Xô và cuối cùng là chống lại cả hai.
Đến lúc này, Việt Nam đã thiết lập "đối tác toàn diện", hoặc "đối tác chiến lược" với rất nhiều nước (khoảng gần 10 nước), tùy theo từng nước, mà có thể thêm vài ba chữ, qua đó ta thấy, với Trung Quốc, thì lãnh đạo Việt Nam đặt quan hệ Việt – Trung ở vị trí cao nhất, ta có thể lấy mấy trường hợp:
- với Trung Quốc: "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc";
- với Nga: "Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga";
- Với Nhật Bản: "Việt Nam - Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược sâu rộng";
- Với Đức: "Việt Nam - Đức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược";
- Với Mỹ: "Xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ".
Do sai lầm từ ngay trong thể chế, và với một nền kinh tế xếp vào hạng bét của thế giới (mặc dù dân số đứng thứ 13 thế giới), vì vậy, cho dù dưới tên gọi nào đi nữa, thì trong quan hệ Việt Nam với các nước, thì Việt Nam chỉ luôn là những nước xếp hạng cuối đối với họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét