Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Tổng hợp về Video Tàu VN đuổi và đâm tàu hải giám TQ...

Nguồn tranhung09

Hai video đưa lên mạng đầu tiên đã bị xóa...? 
Đây là một trong những video đang lưu hành:
Lên cả trang của Tàu (xem mô tả và hình ảnh hai tàu va chạm): http://bbs.tiexue.net/post_5576744_1.html

BBC: Dân mạng xôn xao video 'đụng tàu TQ' 

Các trang mạng tiếng Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Quốc'.
Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video YouTube hôm Chủ nhật 06/11 nhưng không rõ quay khi nào và ở đâu cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt Nam, đang chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc.
Trên thành tàu Trung Quốc có dòng chữ tiếng Anh màu xanh dương 'China Marine Surveillance' (tiếng Anh: Hải giám) như thường thấy trên các tàu tuần tra của Trung Quốc.
Tàu Việt Nam không rõ thiết kế và số hiệu, nhưng những người bên trên mặc áo phao màu da cam và sử dụng điện thoại di động để thu hình.
Trên clip dài 3'44, các thủy thủ người Việt nói chuyện với nhau khi ghi hình tàu hải giám Trung Quốc.
Tàu của Việt Nam đuổi theo, ghé sát và đâm vào thành bên trái của tàu Trung Quốc lúc đó đang đi thẳng.
Âm thanh trên băng cho thấy các thủy thủ cảnh báo nhau: "Bám chặt vào" trước khi hai tàu đụng vào nhau khá mạnh ở phút 1'47.
Trước đó, những người này cũng chia sẻ thông tin như trên tàu Trung Quốc "có cả con gái" và "mình quay nó, nó quay mình", ý nói cả hai bên đang thu hình của nhau.
Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau trong khi vẫn tiếp tục phóng tới.
Nếu chỉ xem đoạn video cũng khó có thể xác định đây là một vụ va chạm hay cố ý đâm vào nhau.
Song song với clip trên, người ta cũng thấy một clip khác dài 2'42 với hình ảnh tương tự, có lẽ là cùng một vụ, nhưng quay ở góc độ khác.
Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam.

Hải giám Trung Quốc

Sau khi video clip trên được đăng tải trên YouTube, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã xuất hiện hàng trăm bình luận của người xem Việt Nam.
Tuy chưa xác định được ngày giờ cũng như hoàn cảnh cụ thể, nó cho thấy tình hình khá căng thẳng trên Biển Đông.
Hiện chưa thấy bình luận gì từ truyền thông chính thức ở hai nước về vụ được ghi lại và đăng trên YouTube này.
Nhiều nguồn tin nói với BBC các vụ đối mặt, thậm chí va chạm giữa tàu tuần tra Việt Nam và tàu Trung Quốc, diễn ra thường xuyên nhưng không được công bố.
Dư luận Việt Nam còn nhớ vụ ba tàu hải giám Trung Quốc bị PetroVietnam tố cáo đã "vi phạm lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Bình Minh 2" hôm 26/05, cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ khoảng 120 hải lý.
Sau đó, Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đồng thời một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc bùng lên ở trong nước.
Tuy nhiên sau đó lại có cáo buộc tàu Trung Quốc tiếp tục "gây hấn" và cắt cáp của Việt Nam một vài lần khác.
Lần cáo buộc thứ ba, mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều không chính thức xác nhận, xảy ra chỉ một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2. Tàu của PetroVietnam được nói cũng bị đe dọa, nhưng chưa bị cắt cáp vì "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".
Việt Nam gần đây đã tăng cường tuần tra biển để bảo vệ ngư dân và các hoạt động dầu khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.
Cũng từ giữa năm, Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám, phần lớn là tàu quân sự cải biên, xuống phía nam để 'tuần tra ngư trường'.
Tổng đội tàu hải giám Nam Hải đặt tại đảo Hải Nam có 13 tàu được trang bị hiện đại, kèm thêm ba máy bay và nhiều xe chuyên dụng.
Các vụ va chạm trên biển Thái Bình Dương giữa tàu Trung Quốc và các nước khác đều thu hút sự chú ý của dư luận châu Á.
Chẳng hạn như vụ mới nhất xảy ra cuối tuần qua giữa Bấm thuyền cá Trung Quốc và tàu tuần tra biển của Nhật đang gợi lại căng thẳng hai bên tháng 9/2010. 

DIỄN TIẾN TÀU CHIẾN HẢI QUÂN VN RƯỢT ĐUỔI VÀ ĐÂM THẲNG VÀO TÀU HẢI GIÁM TRUNG QUỐC.

HẠNH DƯƠNG
Vào sáng thứ Hai ở Việt Nam 07-11-2011, tức buổi chiều Chủ Nhật tại Hoa Kỳ, một chiếc Tàu Tuần Dương của Hải Quân Việt Nam đã rượt một chiếc Tàu Hải Giám (China Maritime Surveillance - CMS) của Trung Quốc và đã đụng thẳng vào hông phải gần phía đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc. Cuộc rượt đuổi và đụng thẳng vào Tàu Hải Giám Trung Quốc đã được phía Hải Quân Việt Nam quay phim dài 3 phút 43 giây và chuyển lên Internet dưới tiêu đề là "Đuổi Chó".
Video Clip cho thấy khoảng cách giữa tàu Hải Giám của TQ chạy trước và tàu chiến Hải Quân Việt Nam đang chạy phía sau cách nhau lối 500 mét. Nhưng tàu Hải Quân VN đã vượt nhanh hơn để cặp hông và đâm vào phía hông sát đầu của Tàu Hải Giám Trung Quốc ở phút thứ 1:47 của Video Clip. Các đối thoại của Hải Quân VN trong đoạn Video có lẽ quay bằng Điện Thoại iPhone nghe rõ rằng "Bám chặt vào… Nó có cả con gái nữa.. Nó quay mình.. Mình quay nó, nó quay mình ! Bám chặt vào.. Mặc áo quần vào..".


Khi đang rượt đuổi thì thấy trên Tàu Hải Giám có nhiều bóng người; nhưng lúc Tàu Hải Quân Việt Nam đụng vào Tàu Hải Giám TQ thì chỉ thấy có 2 người trên boong tàu Hải Giám mà thôi.Có một chiếc phao cứu sinh rơi xuống biển giữa hai tàu nhưng không biết chiếc phao màu đỏ gạch là của bên nào. Có vẽ như không có thiệt hại nào về nhân mạng..
Một nhân vật từ Hoa thịnh Đốn phát biểu không nêu tên nói rằng, việc Hải Quân VN tỏ thái độ cứng rắn đối với Tàu Hải Giám của Trung Quốc có thể sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh thực thụ trên Biển Đông. Trung Quốc sẽ xem đó là hành vi gây chiến của Việt Nam vì Việt Nam dùng Tàu Chiến của Hải Quân để tấn công vào Tàu Hải Giám mà TQ cho là Tàu Dân Sự của Trung Quốc mang tên là "China Maritime Surveillance" gọi tắt là CMS… tức là đơn vị Giám Sát Biển của Trung Quốc. Thực tế Hải Giám của TQ là lực lượng quân sự, nhưng dùng tên trá hình để nếu khi các Tàu Hải Giám tấn công tàu Cá hay Tàu khai thác dầu khí của Việt Nam hoặc của các nước khu vực thì phía Chính Phủ và Quân Đội Trung Quốc sẽ phủ nhận trách nhiệm gây chiến vì sẽ cho rằng Hải Giám chỉ là tàu dịch vụ kiểm soát và cứu hộ trên biển mà thôi.
Hải Giám của TQ được thành lập ngày 19-10-1998 là Lực Lượng Bán Quân Sự trực thuộc Cục Hàng Hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Hải Giám có trách nhiệm thi hành luật pháp và an ninh trên Biển của TQ, nhất là tại các vùng đặc quyền kinh tế trên biển (EEZ - Exclusive Ecenomic zones), dọc bờ biển, bảo vệ an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên biển, hỗ trợ giao thông hàng hải, và nghiên cứu biển. Khi khẩn cấp thì Hải Giám sẽ lo các việc tìm kiếm và cấp cứu trên biển. Thời gian gần đây, nhiệm vụ của Tàu Hải Giám là kiểm soát và tăng cường sức mạnh trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông. (http://www.sinodefence.com/navy/marine-surveillance/default.asp ).
Lực Lượng Hải Giám đặt tổng hành dinh tại Qingdao (kiểm soát vùng biển Bohai và Yellow Sea), và tại Guangzhou (kiểm soát vùng biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của Việt Nam). Mỗi bộ chỉ huy vùng có ít nhất là 6 Tàu Hải Giám, một đơn vị Không Quân và nhiều bộ phận về truyền tin, trợ chiến, kỹ thuật, tiếp liệu, v.v.. Ngoài ra, Hải Giám còn chia ra 11 bộ chỉ huy cấp tỉnh, 50 bộ chỉ huy cấp thành phố, 170 bộ chỉ huy cấp huyện nàm suốt dọc theo bờ biển của TQ. Lực Lượng Hải Giám là tổ chức bán quân sự nhưng thực chất là một tổ chức quân sự trá hình. Những nhân viên thay vì mặc quân phục thì nay mặc đồng phục trắng và xanh biển và được huấn luyện theo cách quân sự. Vào năm 2005, Hải Giám có 91 tàu tuần và 4 máy bay; nhưng đến nay số lượng đã tăng nhiều. Các Tàu Hải Giám đều mang tên là Haijian và có trọng tấn từ 800 tấn đến 4,000 tấn. Chiều dài trung bình là 88 mét, bề ngang 12 mét và mớm nước khoảng trên 6 mét. Đối với tình hình Biển Đông, Bộ Tư Lệnh Tàu Hải Giám đặt tại Guangzhou, hiện có 6 Tàu Hải Giám gồm tàu Haijian-81 trọng tấn 4,435 tons; Haijian-83 nặng 3,980 Tons; Haijian-71 nặng 1,324 Tons; Haijian-72 nặng 890 tấn; Haijian-73 nặng 1,117 Tons và Haijian-74 nặng 997 tons.
Vì tình hình Biển Đông đang sôi động và có khuynh hướng tranh chấp quyền lợi cả với Hoa Kỳ nên TQ cho đóng thêm tại nhà máy đóng tàu WuChang shipyard cùng một lúc 2 chiếu Hải Giám Haijian-15 và Haijian-84 có trang bị vũ khí mạnh và cả hỏa tiển (http://china-pla.blogspot.com/2010/10/china-maritime-surveillance.html). TQ cũng huy động tăng cường 5 máy bay tuần thám và chiến đấu cho Lực Lượng Hải Giám phụ trách Biển Nam Trung Quốc tức Biển Đông của VN.
Sau khi Việt Nam đã nhận đủ các loại máy bay mới, Tàu Ngầm và được sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế về việc bảo vệ Biển Đông; Hoa Kỳ hôm 05-11-2011 đã lên tiếng thành lập Liên Minh Úc- Ấn Độ-Hoa Kỳ để vô hiệu hải lực của Hải Quân Trung Quốc. Thế nên, việc Việt Nam tấn công dằn mặt Tàu Hải Giám của Trung Quốc là một thách thức sau khi TQ đòi đuổi hãng khai thác Dầu Khí Exxon của Hoa Kỳ ra khỏi đặc khu kinh tế Biển của Việt Nam. Người ta tin rằng chiến tranh giữa TQ và Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ có nhiều bất lợi cho phía TQ hơn là cho Việt Nam. Các Máy Bay chiến đấu và Tàu Hải Quân TQ tiến xa đến vùng Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ không toàn mạng khi rút lui về TQ. 

(Hạnh Dương - VietPress USA). 
Theo: Phamvietdao 

TỔNG HỢP NHẬN ĐỊNH:
TÀU KHỰA
Chiếc tàu Hải giám của TQ trong video giống con này trong vụ Tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam Sáng 26/5 
 
Tàu hải giám Trung Quốc
  
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Không giống con Tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam, ngày 9-6-2011 
Tàu ngư chính 311 của Trung Quốc - Ảnh: tư liệu
Tàu ngư chính 303 của Trung Quốc - Ảnh: tư liệu


TÀU VI EN
Giống con này của Cảnh sát biển VN:
 



Lanha92 ở bên TTVNOL 
sự việc cách đây gần một tháng rồi ạ, tại vùng 2 CSB khu vực gần Lý Sơn. Đã có chỉ thị dằn mặt hải giám cho chừa , trước khi bác Trọng đi TQ. Đồng chí thuyền trưởng đã lên quân hàm trước thời hạn
Một lời chúc mừng cho anh( thông tin do người nhà cấp) 

Nguyên văn bởi lanha92
Đồng chí thuyền trưởng thăng quân hàm từ đại úy lên thiếu tá các bác nhé. Anh này cũng là một người nổi tiếng trong lực lượng đấy. Nhưng được nêu làm gương về lòng dũng cảm, trong Phú Quốc thì các thuyền trường chiến đấu với cướp biển, miền Bắc đụng nhau với lũ tàu cá côn đồ từ nước '' có bảo kê. còn miền trung chiến đấu với Ngư chính, Hải giám. ba miền đều có những người thuyền trưởng như trong clip cả
Tuy CSB phương tiện còn thiếu, nhưng lòng quả cảm không thiếu đâu. ...Xin cảm ơn các anh
Vì lý do an toàn em xin cung cấp 
Tàu CSB trong clip là tàu 2XX T ký hiệu 20xx, thuộc quyền quản lý của vùng 2 CSB 
Vùng đụng độ Tây Bắc đảo Lý Sơn, tháng 10/2011
Như vậy nó đã liều mạng hơn để vào sâu lãnh hải ta rồi. ...
Các bác nào bảo là vụ Bình Minh Hoàng hôn thì không phải nhé. Vì CSB không tham gia cùng Petro VN. Và vụ này thì tháng 10 mới xảy ra nên không có dính dáng gì đến vụ trước đâu. Tàu Hải giám tuy không rõ số hiệu nhưng rất có thể vẫn là tàu 84 vì có phát ngôn là nữ giống như vụ cắt cáp
Qua việc trên cho thấy Hải giám lượn lờ xung quanh vùng biển của ta cũng hạn chế số lượng thôi 
Tinh mắt vãi lúa.
Giây thứ 5:16 - 5:19 có chữ CSB-2...... trên cánh cửa màu trắng trong clip.
Ở giây 3.25 trở đi thấy rõ ô cửa tròn, trên vỏ Cabin có chữ Đ trong vòng tròn màu xanh đậm. 
Trong Clip, thuyền trưởng đứng trên tầng hai, lan can Cabin sơn màu trắng. Cuối lan can có miếng vỏ tàu nghiêng chéo 45 độ (giây thứ 5:31-5:33)
---------
Vậy là tàu CSB TT-200 thuộc vùng 2 CSB húc tàu Hải giám xâm phạm ở phía Tây Bắc đảo Lý Sơn

evannalynchSau khi coi tiếp phần 2 thì khẳng định của nhà em là chắc chắn 100% tàu CSB trong clip là loại TT-200 

Mít sờ tơ Khù Văn KhoằmDinhPhD
Các bạn, thật ra còn nhiều thứ chưa được công khai ra dư luận nữa, mấy vụ húc tàu này là chuyện cơm bữa ở ao làng thôi mà, video như này lưu hành, báo cáo nội bộ từ thời tám hoánh rồi, đến giờ mới "vô tình", "rò rỉ clip cá nhân", các cụ nhà ta hóm thật!
Đây là clip do cá nhân quay chứ các tàu nếu đụng nhau trên biển với tàu TQ đều có băng ghi hình chuyên nghiệp để về báo cáo, nếu cần thì lôi ra cãi nhau cả.
Mấy video này cũng tương đối mới, với mọi người dân bình thường thì mới tinh tươm các bạn ạ. Đây là động tác chèn mạn để ép đối phương thay đổi hướng đi, tàu Vạn Hoa là rất hay húc chúng nó.

TẠM NHẬN ĐỊNH:
- Vụ va chạm là có thật, giữa tàu CSB VN và Hải giám TQ.
- Tàu khựa giống con Hải giám 84 vụ 25/6/2011.
- Tàu Ta giống con TT200 của Cảnh sát biển.
- Thời gian xảy ra, có lẽ là vụ đụng độ Tây Bắc đảo Lý Sơn, tháng 10/2011.


Xem lại hai vụ TQ xâm phạm chủ quyền VN: 
Wikipedia: Tranh chấp biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (2011) 


Xem Tàu Liên Xô va chạm với tàu Mỹ ở biển Đen, năm 1988:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét