Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Dân tộc Việt Nam liệu có tránh được “sát nghiệp”?

Post lại từ danluan

Cụ Phan Chu Trinh tìm kiếm một con đường đi khả dĩ bảo toàn cho tính mệnh của người dân Việt, nâng cao Tri Thức và do đó, nâng cao Vị thế của một dân tộc! Trong bối cảnh xã hội còn nặng nề những quan điểm phong kiến, lạc hậu, cụ đã nhắm đến "Khai Dân trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân sinh"! Cụ có hẳn một hệ thống tư tưởng vừa Nhân Đạo, vừa Mạnh Mẽ và rất Hoàn Hảo cho riêng dân tộc VN ta, mà không cần viện đến hoặc đeo bám Maxist! Và ngày nay, sự tiến bộ của các xã hội dân chủ không phải đã minh chứng cho tính đúng đắn của tư tưởng cụ hay sao? Có quốc gia nào không đi theo con đường ấy mà phát triển được vững bền? Nếu được Trời cho trẻ tuổi, sống lâu, lẽ nào cụ Phan không làm cho Việt Nam được hùng mạnh, sớm trở thành một Nhật bản trước cả Nhật [Dân Luận: Điểm này còn phải xem xét thêm, nếu tôi nhớ không nhầm thì chính cụ Phan cũng tỏ ý nản chí vì tư tưởng của cụ không được "dân tộc" và "trí thức" hưởng ứng.]? Lẽ nào gương tranh đấu dành độc lập chủ quyền của Gandhi, qua cụ Phan, không lập lại một lần nữa ở Việt Nam? Người ta nói "Không nên lấy thành bại luận anh hùng" – Tiếc cho VN mất một giai đoạn, một trào lưu tiến bộ bị đổ vỡ!

Cụ Phan bội Châu và Hồ Chí Minh thì khác. Riêng HCM khi ấy trẻ tuổi, nóng nảy, chứng kiến bất công, áp bức dồn dập mà không có một giải pháp nào nhanh chóng xóa bỏ nó, việc ấy hun đúc tạo nên một tính khí phần nào đi dần về hướng cực đoan. Người cực đoan thì không thể chờ đợi. Cực đoan ấy thúc đẩy ông ta tìm kiếm bạo lực và sẵn sàng trả bằng mọi giá để đạt điều mình muốn, gạt bỏ và thanh toán bất cứ điều gì cản đường (bất kể là ai!). Ông ta đeo bám và vay mượn từ Maxist cũng chính vì nó đáp ứng nhu cầu ấy của mình. Ông không có một hệ thống tư tưởng nào của riêng mình để dành cho Dân tộc VN, chọn tinh thần "quốc tế cộng sản" thay cho tinh thần Dân tộc, vì xem đó là lạc hậu, nhỏ mọn không thể làm nên chuyện lớn?

HCM không mấy bận lòng về "Khai Dân trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân sinh" vì nó vừa chậm chạp vừa xa lạ với phương châm "bạo lực cách mạng "của Maxist. Phương châm bạo lực ấy đòi hỏi phải luôn tồn tại một kẻ thù để có động lực hành động! Không có kẻ thù nó hóa ra bế tắc và bơ vơ, hụt hẫng! Các xã hội Maxist (XHCN) thường trở nên lạc lỏng, tư tưởng trống trơn sau khi đã đạt đến thành công. Trong thời bình, họ nhìn nhau và đau khổ với câu hỏi: "Làm cái quái gì tiếp đây?". Giỏi đập phá hơn xây đấp, vun bồi, nên hầu hết các nước XHCN đều tự tàn lụi sau chiến thắng. Hầu hết đều tạo nên một nền Kinh tế èo uột và một xã hội thiếu sinh khí. Một xã hội chết dần với những tư duy hung hãn thường trực của chính nó!

Trong khi đó, phương châm của cụ Phan, dù có hay không một kẻ thù, người ta vẫn tìm thấy hứng khởi để sống và phấn đấu. Động lực hành động ở đó mang tính Nhân bản và Liên tục, nó càng được duy trì và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau theo một vòng tròn Dân trí cao => Dân khí mạnh mẽ => Dân sinh sung túc => Dân trí tăng trưởng, phát triển…

Lích sử đã qua, ta không thể sửa đổi. Chỉ biết nhìn và rút ra kinh nghiệm. Câu chuyện cụ Phan và HCM phải chăng đang lập lại? Xóa CS đi cần sử dụng bạo lực hay bất bạo động hiện vẫn đang tranh cãi! CS là vua sử dụng bạo lực, muốn xóa nó bằng bạo lực, ắc là cần phải bạo lực hơn cả nó, bao nhiêu máu cho đủ? Và cái bạo lực sẽ thắng ấy sẽ làm gì với một VN thêm một lần tan hoang?

Lẽ nào VN luôn phải để cho "sát nghiệp" dẫn dắt? Nếu không vậy, hay là thời chiến hãy để HCM hành động, thời bình hãy nêu cao tinh thần của cụ Phan chu Trinh? Nhưng VN ta với cái "nghiệp sinh sát" quá nặng nề, dễ gì được ông Trời kia ban cho sự sáng suốt như dân tộc Anh quốc & Churchill?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét