Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 3/11/2011
TTXVN (Tôkyô 28/10)
Báo Sankei ngày 28/10 đăng bài viết của chuyên gia nghiên cứu lịch sử hiện đại Trung Quốc Tami Torii về lý do Trung Quốc không ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Nội dung bài viết như sau:
Trong số những sự kiện xảy ra ở khu vực Đông Á trong 10 năm qua, có một vấn đè quan trọng mà nhiều người đã hiểu nhầm và tôi muốn nêu lên ở đây.
Cách đây 5 năm, vào tháng 10/2006, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử hạt nhân. Ai cũng đặt câu hỏi nghi vấn rằng tại sao Trung Quốc không phản đối việc Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Lời giải thích cho nghi vấn đó như sau: nếu Chính phủ Trung Quốc mạnh mẽ yêu cầu Bắc Triều Tiên ngừng phát triển vũ khí hạt nhân, Chính phủ Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ và vô số dân tỵ nạn sẽ tràn sang vùng Đông Bắc Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc lo sợ điều đó nên đã buộc phải chấp nhận việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Quan điểm dễ dãi của Kissinger
Henry Kissinger là người đã cho thấy cách diễn giải mới mà ông đã giải thích trong cuốn sách nói về Trung Quốc được phát hành gần đây. Cách giải thích rằng chế độ của ông Kim sẽ sụp đổ nếu Trung Quốc thúc ép Bắc Triều Tiên ngừng phát triển vũ khí hạt nhân không có gì thay đổi, nhưng những diễn giải sau đó lại khác. Ông Kissinger đã nêu giả định quân đội Hàn Quốc và Mỹ tiến vào Bắc Triều Tiên và quân Mỹ tiến tới tận sông Áp Lục. Khi tình hình trở nên giống như tháng 12/1950, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp. Chính phủ Trung Quốc vốn lo ngại rằng sẽ phải làm một việc tương tự nên đã nhắm mắt làm ngơ trước việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Tháng 6 năm nay, một phóng viên của tạp chí Time của Mỹ đã hỏi ông Kissinger rằng cách nhìn "mang màu sắc hoa hồng" của ông này liệu có phải là do công ty của ông đang làm việc cho Chính phủ Trung Quốc hay không. Ông Kissinger đã nổi giận, nhưng câu chuyện về việc quân đội Mỹ tiến tới sông Áp Lục không phải là lời nói ngọt ngào đối với Chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc đã ký hiệp ước hợp tác hữu nghị và viện trợ tương hỗ với Bắc Triều Tiên. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ký hiệp ước này, hai nước đã tổ chức lễ kỷ niệm. Do hiệp ước này có điều khoản can thiệp quân sự, nên trong trường hợp Bắc Triều Tiên hỗn loạn, Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp quân sự với tuyên bố để bảo vệ các cơ sở hạt nhân ở Bắc Triều Tiên.
Về lý do dân tỵ nạn tràn sang vùng Đông Bắc Trung Quốc, thực chất đây là câu chuyện do Trung Quốc nghĩ ra. Liệu chế độ nhà họ Kim có sụp đổ nếu yêu cầu ông Kim Châng In ngừng phát triển vũ khí hạt nhân hay không? Nếu bị gây áp lực phải nỗ lực nâng cao đời sống nhân dân và bị đe doạ rằng sẽ bị trừng phạt kinh tế, ông Kim sẽ tuân theo yêu cầu đó để đảm bảo duy trì chính quyền của mình và có lẽ sẽ giành được sự ủng hộ từ người dân. Như vậy chắc chắn sẽ không xảy ra sự sụp đổ của chính quyền này.
Để độc giả nhớ lại, tôi sẽ giải thích ngắn gọn như sau. Để ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, đàm phán 6 bên đã được tổ chức lần đầu vào tháng 8/2003, 2 lần trong năm 2004 và 5 lần trong năm 2005. Bắc Triều Tiên đã tuyên bố từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân vào năm 2005, nhưng đã tiến hành thử hạt nhân vào tháng 10/2006 và như vậy đàm phán 6 bên đã kết thúc với thất bại.
Sự sụp đổ của chế độ và câu chuyện sáng tác về dòng người tỵ nạn
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Christopher Hill từng là trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại cuộc đàm phán 6 bên. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage và tiếp đó là Robert Zoellick cũng từng là những người chịu trách nhiệm cao nhất của phía Mỹ trong đàm phán 6 bên.
Hai ông Armitage và Zoellick đã tin rằng Trung Quốc sẽ gây sức ép với Bắc Triều Tiên và nghe theo những gì Chính phủ Trung Quốc nói để Chính phủ Mỹ có hành động ủng hộ ứng cử viên Mã Anh Cửu của Quốc Dân đảng đối lập ở Đài Loan và cản trở Tổng thống Trần Thuỷ Biển. Do người dân Đài Loan nghĩ rằng có sự mâu thuẫn của Mỹ, nên đã bầu ông Mã Anh Cửu làm Tổng thống.
Ông Armitage đã từ chức vào cuối năm 2004 và người kế nhiệm Zoellick cũng từ chức vào tháng 5/2006, trước khi Bắc Triều Tiên thử hạt nhân không lâu. Tại sao vậy? Cho đến nay hai người này vẫn không nói gì về chuyện này. Khi là Thứ trưởng Ngoại giao, ông Zoellick đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc có sức mạnh buộc Bắc Triều Tiên ngừng phát triển vũ khí hạt nhân. Có lẽ nguyên nhân hai ông này từ chức là do biết rằng đã bị Chính phủ Trung Quốc phản bội.
Tháng 10/2001, Chính phủ Trung Quốc đã cực lên án việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan. Tuy nhiên, nếu đúng thì 6 năm trước, Chính phủ Trung Quốc đã nói với ông Zoellick rằng sẽ cho ngừng chương trình phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Mỹ ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan.
Cơ hội tốt để cho Bắc Triều Tiên lệ thuộc
Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn con đường riêng, mặc nhiên thừa nhận việc phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Tại sao vậy? Nếu để Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng bị quốc tế cô lập, Bắc Triều Tiên sẽ phải trông cậy vào Trung Quốc và Trung Quốc sẽ trở thành nước "giáo chủ" trên thực tế của Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, tập đoàn xây dựng công nghiệp hạt nhân nhà nước có hơn 100 công ty con của Trung Quốc đã tham gia việc phát triển hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Giới quân sự Trung Quốc cho rằng việc Bắc Triều Tiên nhắm tới Hàn Quốc sẽ không có lợi cho Trung Quốc. Có lẽ giới quân sự Trung Quốc đã tính toán trong năm 2005-2006 rằng việc tiếp tục "nuôi dưỡng" tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan sẽ kéo dài tình trạng họ mong muốn nhất là để mỗi năm tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số và tăng gấp đôi ngân sách này trong vòng 5 năm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét