Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Carl Thayer: Vietnam is the Real Pivot GS - Việt Nam là một then chốt thực sự

Nguồn gocsan


 



Carl Thayer: Vietnam is the Real Pivot
GS Carl Thayer: Việt Nam là một then chốt thực sự

Carlyle A. Thayer, July 25, 2012

Carlyle A. Thayer, 25/7/2012

"Vietnam looking to play pivotal role with both China and the US," Asian Review, Global Times, Beijing:

QUESTIONS: How will relations between Vietnam and the US develop in the future, giving that the US is shifting its focus back to Asia and the Vietnam is in need of a strong ally to counter China's influence. We request your response to the following questions:



"Việt Nam đóng vai trò then chốt với cả Trung Quốc và Mỹ," Asian Review, Global Times Bắc Kinh:

CÂU HỎI: Làm thế nào mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phát triển trong tương lai, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang chuyển hướng tập trung trở lại đến châu Á và Việt Nam đang cần một đồng minh mạnh mẽ để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu ông trả lời cho các câu hỏi sau đây:


1. Does the US need Vietnam's help in realizing its returning to Asia policy? And does Vietnam need the US's support to counter China on issues like territorial dispute?

1. Liệu Mỹ cần sự giúp đỡ của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách quay trở lại của châu Á hay không? Và Việt Nam có cần sự hỗ trợ của Mỹ để chống Trung Quốc về các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ?


2. Will this mutual desire draw them closer than ever? How close will their relations become? Will ideology become an obstacle?

2. Liệu mong muốn tương hỗ này sẽ lôi kéo hai nước lại gần nhau hơn bao giờ hết? Mối quan hệ của họ sẽ trở nên gần gũi như thế nào? Hệ tư tưởng có  trở thành một trở ngại không?


3. How will the Vietnamese government deal with political risks brought by this closer relationship (such as the US influence over its political system, support of political dissident, etc.)? Can the government bear these risks for external political gain over China?

3. Làm thế nào chính phủ Việt Nam đối phó với những rủi ro chính trị được đưa ra bởi mối quan hệ gần gũi hơn này (chẳng hạn như ảnh hưởng của Mỹ trên toàn hệ thống chính trị của Việt Nam, sựu hỗ trợ các nhà bất đồng chính kiến ​​chính trị, vv)? Chính phủ có thể chịu những rủi ro để đạt được chính trị đối ngoại lợi thế hơn Trung Quốc?


4. How will Vietnam deal with risks of getting closer to the US, such as US's influence to its political system, support of political dissident, while maintaining a good relationship with the US, at the end of the last paragraph? The two paragraphs highlighted in yellow were edited out.

4. Việt Nam sẽ đối phó với nguy cơ gần gũi hơn với Mỹ như thế nào, chẳng hạn như ảnh hưởng của Mỹ với hệ thống chính trị của nó, hỗ trợ các nhà bất đồng chính kiến ​​chính trị, trong khi vẫn duy trì một mối quan hệ tốt với Mỹ, ở phần cuối của đoạn cuối cùng? Hai đoạn văn bản đánh dấu màu vàng đã được chỉnh sửa.


OPINION EDITORIAL: No analyst residing in a country that has gone to war with Vietnam can doubt Hanoi's commitment to maintaining its own independence. Vietnam has also learned from history that too much reliance on a major power can have negative consequences.

Không một nhà phân tích nào ở cái nước từng đã đánh nhau với Việt Nam có thể hoài nghi quyết tâm duy trì nền độc lập của Việt Nam. Việt Nam cũng đã học từ lịch sử rằng tùy thuộc quá đáng vào một cường quốc có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.

This historical backdrop is a necessary reminder to readers that Vietnam is not aligning with the United States to oppose China. Since 1991 Vietnam has pursued a foreign policy to diversify and multilateralize its relations and become a reliable partner to all countries. Vietnam has achieved success. It was the Asia's bloc unanimous choice as its representative for a seat on the United Nations Security Council as a non-permanent member.

Bối cảnh lịch sử này là một nhắc nhở cần thiết để độc giả biết rằng Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Từ năm 1991 Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ và đã trở thành đối tác đáng tin cậy của tất cả mọi nước. Việt Nam đã đạt thành công. Cả khối Á Châu đã đồng ý chọn Việt Nam làm đại diện cho cái ghế đại biểu không thường trực tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ).


Also Vietnam has entered into strategicpartnerships with Russia, Japan, India, China, South Korea, Spain, United Kingdom, and Germany. Vietnam seeks to be the pivot in relations with China and the United States. In other words, Vietnam seeks to develop comprehensive ties with each and make each bilateral relationship important in its own right.
Việt Nam đã tiến đến đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Anh quốc và Ðức. Việt Nam muốn đóng vai trò then chốt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Nói một cách khác, Việt Nam muốn phát triển quan hệ sâu xa với mỗi nước và làm mỗi quan hệ song phương tự nó là một quan hệ quan trọng.


As pivot, Vietnam wants China and the United States to accept Vietnam as a reliable partner. Vietnam wants to shape its relations so it does not have to ally with one side against the other.
Là một mấu chốt, Việt Nam muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn định hướng các quan hệ để họ không là đồng minh của bên này chống lại bên kia.

In 2003, Vietnam's Communist Party adopted the terms "to cooperate" and "to struggle" to guide its relations with China and the United States. This formulation overcame an apparent contradiction in Vietnamese ideological thinking: how to explain friction and conflict with socialist China and how to explain areas of common interests with the "imperialist" United States. Vietnam decided to cooperate with both but to struggle when Vietnam's core interests were challenged.
Năm 2003, Ðảng CSVN dùng các từ "hợp tác" và "đấu tranh" để làm kim chỉ nam cho mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Công thức này khắc phục được sự đối chọi trong ý thức hệ của CSVN: Làm thế nào giải thích được va chạm và xung đột với Trung Quốc xã hội chủ nghĩa và làm sao giải thích được những lợi ích chung với "đế quốc" Mỹ. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng vẫn đấu tranh khi các lợi ích cốt lõi của Việt Nam bị thử thách.


The United States has announced a policy of rebalancing its military presence in the Asia-Pacific. Some Chinese and regional analysts concluded that the United States was attempting to contain China. As part of its rebalancing policy the U.S. has sought to upgrade its defense relations with Vietnam. Vietnam has been receptive but only up to a point. For example, for the past three years Vietnam and the United States have conducted joint naval activities. These are not military exercises involving the exchange of combat skills.
Hoa Kỳ đã loan báo chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Một vài nhà phân tích Trung Quốc và trong khu vực kết luận rằng Hoa Kỳ đang mưu toan kềm chế Trung Quốc. Một phần trong chính sách quân bằng đó, Hoa Kỳ muốn cải thiện mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh nhưng chỉ tới một mức độ. Thí dụ, ba năm vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ có một số hoạt động hải quân phối hợp. Những hoạt động này không có tính cách tập luyện quân sự liên quan đến trao đổi kỹ năng chiến đấu.


The best way to view U.S.-Vietnam defense relations is to compare them with China's defense relations with Vietnam. Vietnam exchanges high-level visits with both countries. Vietnam conducts strategic dialogues with both countries and recently raised the level to that of deputy defence minister with both countries.

Cách tốt nhất để nhìn mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là so sánh nó với mối quan hệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao với cả hai nước. Việt Nam thực hiện đối thoại chiến lược với cả hai nước và gần đây nâng tầm đối thoại lên cấp thứ trưởng quốc phòng với cả hai nước.


Vietnam permits all countries to make naval port visits, but restricts this to one visit a year, including the United States. In 2010, for example, the USS John S. McCain destroyer visited the port of Da Nang, several months later one of China's most modern guided missile frigates also called in. The United States would like greater access to Vietnam.

Việt Nam cho phép tàu chiến cả hai nước thăm cảng Việt Nam nhưng giới hạn chỉ một chuyến mỗi năm, kể cả Mỹ. Năm 2010, thí dụ, khu trục hạm John McCain của Mỹ đến thăm cảng Ðà Nẵng thì mấy tháng sau, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn tối tân nhất của Trung Quốc cũng đến Việt Nam.



Defense Secretary Leon Panetta made that clear during his recent visit to Cam Ranh Bay. But it highly unlikely that U.S. warships will visit that port soon. Vietnam has opened the commercial repair facilities at Cam Ranh to all navies. The U.S. was the first to take up this offer by sending three Military Sealift Command ships for minor repairs. These ships are logistic vessels, not warships, and are crewed by civilians.
Hoa Kỳ rất muốn tiếp cận cảng của Việt Nam nhiều hơn. Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta nói rõ điều này khi ông đến Cam Ranh gần đây. Nhưng nó nổi rõ lên rằng, nhiều phần, chiến hạm Mỹ sẽ khó lòng đến đây được trong thời gian sắp tới. Việt Nam mở cơ sở sửa chữa tàu thương mại ở Cam Ranh cho hải quân mọi nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên nhận lời mời này bằng cách gửi 3 chiếc tàu tiếp liệu đến để sửa chữa. Các tàu này là các tàu vận chuyển hàng hóa tiếp liệu cho Hải Quân Hoa Kỳ, không phải tàu chiến và do một thủy thủ đoàn dân sự điều hành.


During Secretary Panetta's talks in Hanoi Vietnam's Defense Minister and Prime Minister, requested that the U.S. remove restrictions on the sale of military equipment contained in the International Trafficking in Arms Regulations. It should be noted that China lists as one of it three obstacles to developing military cooperation with the U.S. restrictions in the U.S. National Defense Authorization Act of FY 2000.
Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Panetta, cả bộ trưởng Quốc Phòng và thủ tướng CSVN đều yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận bán trang bị quân sự ghi trong nghị định về Vận chuyển Võ khí Quốc tế (International Trafficking in Arms Regulations). Nên lưu ý rằng Trung Quốc được kể là một trong 3 trở ngại để phát triển sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, bị cấm theo đạo luật Thẩm Quyền An Ninh Quốc Phòng có từ năm 2000 'The US National Defense Authorization Act'.


Vietnam's 2009 Defense White Paper outlines its policy of maintaining independence. I have dubbed this policy "the three no's": no foreign bases on Vietnamese territory, no military alliances, and no use of a third country to oppose 
3 another country.

Sách Trắng Quốc Phòng của Việt Nam năm 2009 tóm tắt chính sách gìn giữ độc lập. Tôi gọi đó là "chính sách 3 không": Không cho ngoại quốc đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không liên minh quân sự và không dùng một nước thứ ba để chống lại nước khác.


The U.S. may want to increase navy access to Vietnam but Hanoi will resist a U.S. naval presence to protect its independence.
Hoa Kỳ có thể muốn gia tăng sự tiếp cận cảng Việt Nam cho hải quân nhưng Việt Nam chống lại sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để bảo vệ sự độc lập.


In 2009 tensions rose in the South China, Vietnam responded by signalling that they supported a U.S. navy presence to counter-balance China. Vietnam demonstrated this in a symbolic way by flying out to U.S. aircraft carriers to observe flight operations. In other words, Vietnam was playing the role of pivot. It enhanced its cooperation with the United States but did not align with the U.S. to confront China.

Năm 2009 gia tăng căng thẳng Biển Ðông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ hậu thuẫn sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Việt Nam chứng minh điều này qua cử chỉ tượng trưng là (cho một số sĩ quan, viên chức) bay lên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ quan sát hoạt động lên xuống của các phi cơ. Nói cách khác, Việt Nam đang đóng vai trò của một cái trục quay. Họ nâng sự hợp tác với Mỹ nhưng không đồng minh với Mỹ để chống Trung Quốc.


Finally, there is another reason why Vietnam will impose limits on its defense relations with the United States. A recent commentary by the People's Daily Online (July 11, 2012) captures this point nicely. It stated, "Hanoi is counting on China to vindicate its political choices ["following the path of China, realizing rapid development by taking the road of gradual reform"], but also wants to counter China by leveraging US power." The commentary notes that Vietnam has to strike a balance between its external relations and domestic political forces.

Cuối cùng, có một lý do khác tại sao Việt Nam lại tự giới hạn quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài bình luận gần đây của Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh (ngày 11/7/2012) nhận ra điều này một cách khéo léo. Bài viết này nói "Hà Nội dựa vào Trung Quốc để khẳng định sự lựa chọn chính trị của mình (theo gương Trung Quốc, đạt phát triển nhanh chóng bằng con đường cải cách từ từ) nhưng cũng muốn chống lại Trung Quốc bằng cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ." Bài bình luận lưu ý rằng Việt Nam phải đánh đu giữa các mối quan hệ đối ngoại với các thế lực chính trị nội bộ.


There are many political leaders in Vietnam who fear that the U.S. has the ultimate objective of regime change through peaceful evolution. Vietnamese leaders are not of one mind on this issue and Vietnam often pursues contradictory policies. For example, Vietnam lobbies the U.S. to remove restrictions on arms sales while repressing bloggers at the same time even though the U.S. has set human rights preconditions on arms sales.
Có nhiều lãnh tụ chính trị ở Việt Nam sợ Mỹ có chủ đích trên hết là thay đổi thể chế xuyên qua diễn biến hòa bình. Các lãnh tụ Việt Nam không đồng thuận quan điểm với nhau trên vấn đề này nên Việt Nam thường theo đuổi những chủ trương đối chọi nhau. Thí dụ, Việt Nam vận động để Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí trong khi vẫn đàn áp các bloggers dù Mỹ đặt điều kiện (cải thiện) nhân quyền là một điều tiên quyết.


Vietnam attempts to mitigate the risk of too close an embrace with the U.S. by stalling on many projects. Vietnam also represses pro-democracy advocates and bloggers especially those with overseas connections. And Vietnam's party, public security ministry and army general political department share experiences with their Chinese counterparts.

Việt Nam cố làm giảm nhẹ các sự nguy hiểm vì đến gần Mỹ quá bằng cách ngưng một số dự án. Việt Nam cũng đàn áp các người vận động dân chủ hóa và bloggers đặc biệt là những người có quan hệ với người Việt hải ngoại. Và đảng CSVN, Bộ Công An và Tổng Cục Chính Trị của quân đội CSVN chia xẻ kinh nghiệm với các đối tác Trung Quốc.

The solution to Vietnam's dilemma, is not, as the People's Daily advocates "to coordinate with China to limit the US pivot to Asia," but to maintain Vietnam's independence by acting as the pivot between Beijing and Washington. If these powers respect Vietnam's core interests and independence, cooperation will trump struggle.

Giải pháp cho thế khó xử của Việt Nam, không phải như tờ Nhân Dân Nhật Báo cổ võ "hợp tác với Trung Quốc để giới hạn vai trò then chốt của Mỹ ở Á Châu" mà duy trì nền độc lập của Việt Nam bằng cách đóng vai trò then chốt giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn. Nếu những cường quốc này tôn trọng các lợi ích cốt lõi và nền độc lập của Việt Nam, thì sự hợp tác sẽ át đấu tranh.




Translated by Nam Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét