Trong dân gian có câu đồng dao: "Làm sao thì có làm sao Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi Làm chi thì có làm chi Dẫu có ra gì cũng chẳng làm sao" Dù chẳng làm sao hay dẫu có ra gì thì một trong những phẩm chất để một người được cộng đồng và xã hội tôn trọng đó là nhân cách. Một người bình thường đã vậy. Làm quan càng phải vậy. Quan không có nhân cách thì chả thuyết phục được nhân tâm. Một trong những điểm quan trọng của nhân cách là làm người phải biết liêm sỉ. Trong nghĩa của từ liêm sỉ bao gồm liêm khiết, và biết điều xỉ nhục. Liêm khiết phải được hiểu là biết vì cộng đồng, vì cái chung chứ không vì cá nhân mình. Biết điều xỉ nhục phải hiểu là biết nhục khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cộng đồng. Một người thường mà không có liêm sỉ thì khó sống với cộng đồng. Còn một ông quan không được lòng dân mà lại còn tham lam, cố giữ ghế thì lại càng vô liêm sỉ. Nếu là người có văn hóa thì họ sẵn sàng từ chức một cách có văn hóa, thậm chí đến với cái chết cũng là một cách từ chức có văn hóa của người biết liêm sỉ, tuy rằng như thế là cực đoan. Nhưng ở xứ ta, nhiều người đuợc gọi là hoặc tự nhận là có văn hóa thì không hề biết đến hai chữ "từ chức", ngay cả khi bị cấp trên cao nhất phê bình, nhắc nhở và bản dân thiên hạ làm cho muối mặt họ cũng tìm cách chống chế để khỏi bị cách chức. Giá như những kẻ ấy mạnh dạn từ chức khi sai phạm đã rõ ràng thì thanh danh và thể diện còn giữ đuợc phần nào. Chỉ e rằng đến khi dân chúng phẫn nộ, la ó, phản đối quá trời và cấp trên "mạnh tay" thì một chút thanh danh, thể diện cũng chẳng còn. Chuyện các quan chức Hải Phòng trong vụ Tiên Lãng là một thí dụ điển hình. Càng nghĩ, lại càng buồn và xấu hổ cho cho cái thiếu hụt về văn hóa từ chức ở nước ta. Dư luận cả nước đang xôn xao bàn luận về việc bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã đến "nói chuyện thời sự" tại câu lạc bộ Bạch Đằng là nơi sinh hoạt của các cán bộ trung cao cấp nghỉ hưu sáng ngày 17/2. Nội dung chủ yếu là vụ cưỡng chế đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn trái với kết luận của Thủ tướng. Người dân có quyền đặt ra các câu hỏi: 1. Đây là cố tình chống lại sự thật hay là chống lại quyết định của Thủ tướng? 2. Chân lý chỉ có một. Ông Nguyễn Văn Thành đúng thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sai hoặc ngược lại. Vậy ai đúng, ai sai? Nhân dân đã trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ có ông Thành và "ê kíp" là cố tình không hiểu! 3. Đây là việc rất hệ trọng không phải chỉ riêng ông Nguyễn Văn Thành mà là vấn đề hệ thống chính trị của những người đương chức lãnh đạo Hải Phòng và suy rộng ra là của cả nuớc. Có ý kiến thắc mắc hỏi không hiểu vì sao nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lại có mặt cùng buổi nói chuyện với ông Thành? Ai ở Trung ương "chống lưng" cho ông Thành thì chưa có bằng chứng nhưng chắc chắn không phải ông Vũ Khoan, một người có phẩm chất và trình độ biết rõ phân biệt đúng sai. Trong lúc chờ cái gì đến sẽ đến, tạm thời chiêm nghiệm mấy vần thơ đuợc lưu truyền trong dân gian về Hải Phòng : "Hải Phòng tuy thế mà tồ Sông thì Lấp lại mà Đồ đem Sơn Cảng thì Cấm, chợ thì Con Lại thêm chợ Đổ còn buôn bán gì Cầu thì Rào lại không đi Lại đi cầu Đất còn gì ngu hơn" Ghi chú: Hải Phòng có các dịa danh nổi tiếng như sông Lấp, Đồ Sơn, chợ Đổ, cầu Rào, cầu Đất cùng với hoa phượng đỏ, nay lại nổi danh khắp hoàn cầu nhờ có tiếng súng hoa mai Tiên Lãng sẽ đi vào lịch sử bách khoa toàn thư của nhân loại. Đúng là không còn cái gì ngu hơn! Tô Văn Trường |
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Tô Văn Trường : NGU NÀO NGU HƠN (Hải Phòng Tiên Lãng ơi!)
Nguồn trannhuong
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét