Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Trần Kỳ Trung : ĐÃ ... TỪNG CÓ MỘT CHÍNH PHỦ “TRÍ THỨC”

Nguồn trankytrung

        

            Bây giờ đủ loại ý kiến  thế nào là " trí thức?", " trí thức dấn thân", " trí thức phản biện…" v.v và v.v…

            Riêng tôi, một anh viết văn quèn, nghĩ ngợi một hồi, chợt nhớ, chợt tiếc…Đã có một thời, đất nước ta có một chính phủ Trí Thức đúng nghĩa của nó. Đó là tôi muốn nói đến Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) - được thành lập đầu tháng 6 năm 1969. Một chính phủ toàn những nhà tri thức lớn, uy tín lừng lẫy, thật sự yêu nước. Họ dám  từ bỏ tất cả kể cả sự nghiệp, gia sản… để tham gia vào công cuộc giành độc lập dân tộc. Chính phủ đó bao gồm những nhà trí thức, tư sản… yêu nước, yêu nước một cách chân chính. Xin xem danh sách dưới đây:

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            
            

            
            

Chủ tịch:

            
            

Ông Huỳnh Tấn Phát

            
            

Các Phó Chủ tịch:

            
            

Ông Phùng Văn Cung
            Ông Nguyễn Văn Kiết
            Cụ Nguyễn Đóa

            
            

Bộ trưởng Phủ Chủ   tịch Chính phủ:

            
            

Ông Trần Bửu Kiếm

            
            

Bộ trưởng Bộ Quốc   phòng:

            
            

Ông Trần Nam Trung

            
            

Bộ trưởng Bộ Ngoại   giao:

            
            

Bà Nguyễn Thị   Bình    

            
            

Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

            
            

Ông Phùng Văn   Cung (Phó Chủ tịch kiêm chức)

            
            

Bộ trưởng Bộ Kinh tế   Tài chính:

            
            

Ông Cao Văn Bổn

            
            

Bộ trưởng Bộ Thông   tin Văn hoá:

            
            

Ông Lưu Hữu   Phước

            
            

Bộ trưởng Bộ Giáo   dục và Thanh niên:

            
            

Ông Nguyễn Văn Kiết   (Phó Chủ tịch kiêm chức)

            
            

Bộ trưởng Bộ Thương   binh và Xã hội:

            
            

Bà Dương Quỳnh Hoa

            
            

Bộ trưởng Bộ Tư   pháp:

            
            

Ông Trương Như Tảng

            

           Đấy là chưa kể Ban Cố vấn chính phủ bao gồm những nhà Đại trí thức lớn: như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo…Những nhà tri thức lớn này tham gia vào Chính phủ CMLTCHMNVN, thực sự là một ngọn cờ hiệu triệu sự đoàn kết dân tộc, nâng cao uy tín của Mặt Trận Dân Giải Phóng Miền Nam lúc đó. Cũng những nhà trí thức lớn này dấn thân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tôi tin, họ đã đặt niềm tin rất lớn vào tương lai của đất nước Việt Nam, sau khi giành thắng lơi, thống nhất tổ quốc. Đất nước ta sẽ có độc lập, tư do và quyền dân chủ sẽ trở thành hiện thực. Nhân dân miền nam, nhất là những người dân trong vùng do chế độ Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, đặc biệt là thành phần thứ ba là những trí thức, sinh viên, nhà tư sản dân tộc…Họ nhìn vào Chính phủ CMLTCHMNVN, thành viên trong chính phủ này với sự ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ về lòng yêu nước, ngưỡng mộ về tài trí, ngưỡng mộ về sự đoàn kết, hòa hợp…

         Khi lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa có ngôi sao vàng phất phới tung bay trên nóc dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1075, mọi người dân miền Nam lúc đó đều nghĩ rằng đây là thắng lợi của Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ,thắng lợi của tinh thần đoàn kết, lãnh đạo sáng suốt của CPCMLTCHMNVN có sự giúp đỡ, chi viện của nhân dân Miền bắc và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ( VNDCCH). Cũng chính vì thắng lợi nhân danh dưới sự lãnh đạo của cả một tập thể của những nhà tri thức lớn, những nhà tư sản dân tộc yêu nước, của những người từng giữ chức vụ lớn trong chính quyền của ông Ngô Đình Diệm…Nên tính hợp pháp, tính dân tộc được dư luận trong nước và ngoài nước ủng hộ. Chỉ một thời gian ngắn, kể từ sau ngày 30/4/1975 đã có rất nhiều nước trên thế giới công nhận chính phủ CMLTCHMNVN.

          Có người nói, việc thành lập CPCMLTCHMNVN là sách lược của Đảng Lao Động Việt Nam. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, lúc đó trong thành phần những nhà lãnh đạo Đảng Lao Động Việt Nam, cụ thể nhất là Cụ Hồ, có tính dân tộc rất cao, đặt vấn đề dân tộc lên trên quyền lợi Đảng, đặt vấn đề thống nhất tổ quốc là thượng tôn, coi chuyện chính quyền Mỹ đem lực lực lượng quân sự  sang miền nam, ném bom miền bắc là sự xâm lược trắng trợn…Nên vấn đề đoàn kết dân tộc, huy động mọi lực lượng yêu nước cùng tham gia đồng lòng thực hiện bằng được sự thống nhất tổ quốc là một điều chính đáng.Vì thế, cho dù lực lực lượng quân sự của CPCMLTCHMNVN chủ yếu do miền bắc chi viện, nhưng trên danh chính ngôn thuận nhân dân miền nam lúc đó vẫn gọi lực lượng quân sự đó là " Quân Giải Phóng Miền Nam" hay bên Việt Nam Cộng Hòa gọi là : " Việt Cộng".

          Viết đến đây tôi lại nghĩ đến Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong buổi đầu giành độc lập do Cụ Hồ đứng đầu. Chính phủ đó, cũng toàn là những nhà đại trí thức lớn của đất nước có uy tín, thực lòng yêu nước, không nhân danh bất cứ đảng phái nào để cầm quyền mà chỉ có duy nhất một Đảng như Cụ Hồ tuyên bố " Đảng Việt Nam". Một chính phủ trí thức, đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, nên Thực dân Pháp dùng đủ thủ đoạn thâm hiểm, ác độc từ chính trị đến quân sự, đều bị thất bại. Cũng như với CPCMLTCHMNVN, trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh, ngọn cờ nửa đỏ, nửa xanh, có ngôi sao vàng ở giữa, thực sự là lời hiệu triệu đoàn kết toàn dân tộc , kể cả miền Bắc lẫn miền Nam và ngọn cờ đó cũng xuất hiện trong những cuộc tuần hành, biểu tình lớn có hàng chục vạn người tham gia ở nhiều nước trên thế giới chống chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh Việt Nam.

         Đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, mà biểu hiện là một chính phủ đoàn kết, tập hợp nhiều trí thức giỏi không phân biệt đảng phái, trước hết đạt được mục đích đoàn kết dân tộc, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, của dư luận nước ngoài.

        Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của chính phủ đó, với tính hợp pháp, hợp hiến, thừa sự bản lĩnh, thông minh, tôi nghĩ,  không sợ bất cứ " thế lực thù địch" nào có thể phá hoại.

        Tất nhiên, sau này, việc hiệp thương thống nhất hai miền, CPCMLTCHMNVN không còn cơ sở tồn tại!!! Mục đích chính là thống nhất tổ quốc đạt được, không lẽ lại nói CPCMLTCHMNVN đã "hoàn thành vai trò lịch sử "?

         Điều này để cho các nhà nghiên cứu lịch sử phân tích, kết luận.

       Tiếp đến, tôi cũng được đọc hồi ký của một số người nguyên là Bộ trưởng, Thứ trưởng của CPCMLTCHMNVN viết về những năm tháng hoạt động trong CPCMLTCHMNVN để hiểu rõ thêm sách lược của những người Cộng Sản Việt Nam trong việc thực hiện đoàn kết dân tộc.

        Nhưng chuyện đó, xin phép, tôi không bàn ở đây.

         Tôi nhắc lại sự kiện CPCMLTCHMNVN  chỉ muốn nói sự đoàn kết, hòa hợp của một dân tộc thông qua một chính phủ trí thức chân chính sẽ có một sức mạnh vô biên, có thể đánh thắng bất cứ một thế lực đế quốc lớn nào muốn thôn tính xâm lược Việt nam!

         Liệu Việt Nam trong tương lai có lặp lại hiện tượng lịch sử này không ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét