Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

VN nằm trong số 18 quốc gia nhiều nguy cơ vỡ nợ nhất

(Truyền thông tay sai khớp lề ngày càng bộc lộ sự hèn kém! bởi những người có trình độ dần rời bỏ hàm thiếc để có thể tự do nói lên tiếng nói trung thực của mình)
Bài post lại từ baotoquoc

 

Một phụ nữ gánh hàng rong đi ngang tấm bảng quảng cáo lãi suất tiết kiệm ký thác cả tiền đồng và đô la tại một chi nhánh ngân hàng, trung tâm thành phố Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bản tin của một tổ chức thông tin tài chính quốc tế Money Gram dựa trên khảo cứu của hai tổ chức thông tin tài chính Bloomberg và CMA Datavision nói Việt Nam xếp hạng 9 trong 18 quốc gia có nhiều nguy cơ vỡ nợ nhất trên thế giới.

Bản tin này được báo điện tử VNExpress thuật lại trong phần tin tức Kinh Doanh ngày Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011 nhưng lại bỏ bớt tên Việt Nam trong bảng danh sách.

Thay vì tất cả 18 nước được tác giả Gregory White (chủ bút của Money Gram) liệt kê trong bản tin, bản tin của VNExpress rút bớt tên nước Việt Nam nên bản danh sách đăng trên VNExpress điện tử chỉ còn 17 nước dưới tựa đề "Những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới."

Cách đánh giá của CMA Datavision và Bloomberg là dựa vào điểm số (nguy hiểm) nhiều ít để phải mua bảo hiểm thấp hay cao trong dịch vụ mua bán hợp đồng rủi ro tín dụng, căn cứ trên khả năng vỡ nợ thấp hay cao. CDS là một hợp đồng dùng để bảo hiểm cho người mua trái phiếu bảo vệ người mua trường hợp bên phát hành trái phiếu vỡ nợ.

Trên thị trường mua bán bảo hiểm rủi ro vỡ nợ, người mua phải trả cho người bán một khoản lệ phí phòng ngừa rủi ro vỡ nợ tín dụng có thể xảy ra khi bên thứ ba bị vỡ nợ. Thị trường CDS dựa trên những gói tiêu chuẩn từng $10 triệu USD cho một hợp đồng.

CMA là một công ty quốc tế kinh doanh về dịch vụ thông tin bảo hiểm hoán đổi rủi ro tín dụng CDS (Credit Default Swap) nên công ty này có đẩy đủ thông tin, dữ liệu cho những ai tham gia vào thị trường CDS tham khảo.

Theo bản phân tích của Gregory White trên Money Gram, nước bị nguy cơ vỡ nợ trầm trọng nhất là Venezuela ở Nam Mỹ. Lệ phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm lên tới 1,170.92 điểm.

Bình luận lý do tại sao, White nói rằng sản lượng dầu hỏa của nước này xuống thấp nên đe dọa khả năng trả nợ của chính phủ nước này.

Việt Nam có nguy cơ vỡ nợ hạng 9 với lệ phí bảo hiểm vỡ nợ tín dụng là 365 điểm. Bình luận lý do tại sao, bản đánh giá của ông White nói Việt Nam gần đây đã bị buộc phải phá giá đồng bạc hầu đối phó với khả năng chi trả ngoại quốc ngày càng yếu dần.

Nước xếp hạng thứ 18 là Tây Ban Nha, có điểm số bảo phí bảo hiểm vỡ nợ là 245.91. Bình luận của White: Nước Tây Ban Nha hiện đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công, đang cố gắng tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng.

Bản tin "Những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới" của VNExpress đã bị xóa bỏ trên báo điện tử này dù đã ăn gian, bỏ tên nước Việt Nam (hạng 9) ra ngoài. (Hình chụp lại từ mạng VNExpress)

Trong số các nước được đưa vào bảng "phong thần này," ở Á Châu chỉ có Việt Nam. Ngoài ra đều là các nước từ Âu Châu, Nam Mỹ, Trung Ðông và Phi Châu.

Khi Việt Nam phá giá đồng bạc ngày 11 tháng 2, 2011, nhà cầm quyền muốn kích thích xuất cảng, giảm bớt nhập cảng để hạn chế thâm thủng mậu dịch. Nhưng những kẻ có tiền và ngay cả các công ty cũng vội vàng tích trữ vàng và đô la, phòng trường hợp đồng bạc còn mất giá thêm. Giá vàng và đô la trên thị trường chợ đen quả nhiên vọt lên bên trên hối suất chính thức khoảng 1 ngàn đồng.

Ngân Hàng Nhà Nước của Hà Nội tìm cách thu gom ngoại tệ hầu đối phó với dự trữ ngoại hối đang cạn dần bằng cách cấm dân chúng buôn bán tự do ngoại tệ, tức trên thị trường chợ đen và đồng thời chuẩn bị cấm mua bán vàng miếng.

Tin tức gần đây cho hay dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào tháng cuối năm 2010 chỉ còn khoảng $10 tỉ USD trong khi hai năm trước còn tới $24 tỉ USD.

Vàng miếng hay vàng lá và đô la Mỹ là hai thứ mà tất cả những người có tiền hay tài sản ở Việt Nam đều tìm cách tích trữ vì thấy trị giá của đồng nội tệ mất giá liên tục.

Hình ảnh một nước Việt Nam khốn đến về kinh tế tài chính thế nào có thể nhìn qua hình ảnh tập đoàn đóng tàu Vinashin từng được xưng tụng là một "quả đấm thép" của chế độ, tượng trưng cho tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam.

Nhưng chỉ sau 4 năm được chính thức thành lập thành một tập đoàn thuộc loại hùng mạnh nhất của hệ thống quốc doanh của Việt Nam, Vinashin cuối năm ngoái đã không thể trả nổi số tiền $60 triệu USD là phần đầu đáo hạn của món vay $600 triệu USD của một số ngân hàng, quĩ đầu tư tài chính quốc tế.

Ngoài $600 triệu mà Vinashin vay riêng, năm 2005, nhà cầm quyền Hà Nội bán công trái lần đầu tiên trên thị trường tài chính quốc tế, đưa cả $750 triệu USD cho Vinashin. Số tiền này đến từ bán công trái nên nhà cầm quyền Hà Nội phải chịu trách nhiệm hoàn trả nếu Vinashin không trả nổi, trong khi số tiền $600 triệu thì giới đầu tư quốc tế đang ở thế có nguy cơ bị giật nợ.

Cũng vì khả năng trả nợ của Việt Nam ngày càng khó khăn, sau vụ đổ bể của Vinashin, các tổ chức lượng giá đầu tư quốc tế đều hạ thấp vị thế của Việt Nam trên bảng thang điểm lượng giá đầu tư quốc tế.

http://vnexpress.net/404/?404;http://vnexpress.net:80/gl/kinh-doanh/quoc-te/2011/03/nhung-quoc-gia-co-kha-nang-vo-no-cao-nhat-the-gioi/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét