Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Chỉ có “tinh thần Đại Việt” mới cứu rỗi được dân tộc Việt Nam

Post lại từ nguyenhuuquy

Thứ bảy, ngày 23 tháng tư năm 2011

Nguyễn Hữu Quý 

 
chỉ có "tinh thần Đại Việt" mới cứu rỗi được dân tộc Việt Nam
 
Có thể nói, người Việt hôm nay đang sống trong một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt; xen lẫn giữa hai thái cực "được và mất"; đó chính là được sự hưởng thụ thành quả từ nền văn minh của nhân loại như bao dân tộc khác trên thế giới, và một mất mát lớn lao chưa từng có xét trên phương diện lịch sử và truyền thống.

Kể từ ngày nước nhà dành lại độc lập sau hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ (Bắc thuộc) vào năm 968 bắt đầu từ triều Đinh, Quốc hiệu nước ta có chữ "Đại" gần 1000 năm, và đó chính là nét nổi bật nhất cho tinh thần người Việt; do đó, ta có thể gọi, "tinh thần Đại Việt" chính là giai đoạn lịch sử, mà dân tộc Việt từ ngày hình thành đến năm 1945.

Người Việt hôm nay đang trong một giai đoạn mà dân khí bạc nhược chưa từng có trong lịch sử tồn tại của mình [được thể hiện trong các bài viết trên trang báo điện tử chungta.com, và nhiều bài viết khác ta đọc được đâu đó trên các trang báo mạng, Blog].

Cũng như bất kỳ một cá nhân nào khác tồn tại trong xã hội, nếu không hiểu được chính bản thân mình, để từ đó khắc phục, học hỏi, phấn đấu để vươn lên…; thì tất yếu chỉ xứng đáng làm tay sai, làm kẻ tôi tớ…; trên phương diện quốc gia, dân tộc cũng vậy.

Cũng có thể khẳng định rằng, trong lịch sử hiện đại của thế giới, người Việt không có bất kỳ một đóng góp nào cho nền văn minh nhân loại; ngược lại, chúng ta chỉ biết hưởng thụ, và chính điều này đã đưa đất nước đến tình trạng như ngày hôm nay.

Sẽ có nhiều người phản đối nhận định trên đây và nói rằng, người viết bài này đã hồ đồ để phủ định tất cả những cống hiến của người Việt, mà thành quả đạt được như ta đang thấy; và có thể nêu ra câu hỏi, rằng những toà nhà chọc trởi, đường ô tô cao tốc, các loại ô tô – xe máy mang nhãn hiệu VN, những sản phẩm công nghệ khác được sản xuất tại Việt Nam v.v.. phải chăng, không phải là không phải là giá trị sáng tạo của người Việt?

Vâng, xin được trả lời rằng, trong sự đóng góp ấy, người Việt chỉ là những chú ong thợ để "nặn" lên những hình hài sản phẩm vật chất ấy, trong khi khuôn mẫu và chất liệu để tạo nên sản phẩm đều do người nước ngoài tạo nên, bản thân người Việt không có bất kỳ một giá trị sáng tạo quá khứ nào trong các sản phẩm ấy.

Một đất nước có dân số đứng hàng 13 thế giới, nhưng đến con ốc vít còn chưa sản xuất được, là câu trả lời đầy đủ nhất cho những ai còn phản đối nhận định trên đây.

Theo dõi những sáng tạo trong các năm qua, chúng ta thấy: những chiếc máy như: máy bóc vỏ lạc, bóc - tỉa ngô cho đến những chiếc máy đào bùn, gặt đập liên hợp; đến một số giải pháp bảo vệ môi trường (đoạt giải quốc tế)… chỉ được phát mình từ những em học phổ thông, hoặc là các bác nông dân, mà không phải là kỹ sư, GS, TS… điều này biểu hiện cho một sự lãng phí và sai lầm của chính người Việt trong cách dùng người tài.

Giấc mơ bay lên bầu trời lại xuất phát từ hai ông "hai lúa", mà không phải là các vị GS, TS, kỹ sư… đang ngồi trong các viện nghiên cứu, những nhà quản trị quốc gia… là biểu hiện cho sự sai lầm ngay trong thể chế quốc gia.

Xã hội phong kiến trước đây, các giai tầng được hình thành trong hệ thống quản lý quốc gia, theo thứ tự ưu tiên là: "Sỹ-nông-công-thương", tức: tầng lớp sỹ phu-nông dân-thợ thuyền (ngày đó chưa phát triển)-buôn bán; thì sang học thuyết Mác – Lênin, là: "Công-nông-binh-trí thức". Chẳng cần phải phân tích cho dài dòng, nhìn vào mô hình này đã thấy sự phản khoa học và phản quy luật của nó, thì sự tất yếu là bị tiêu diệt; và thực tế, sự tồn tại mô hình XHCN ở Đông Âu chỉ được 70 năm ngắn ngủi trong lịch sử đã chứng minh điều đó.

Khi đất nước đang là "tinh thần Đại Việt", người Việt còn đó: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, cao điểm 1509 Thanh Thuỷ - Hà Giang; còn đó Hoàng Sa với ngư trường để ngư dân tự do vùng vẫy; Trường Sa là nơi xa lạ đối với "Thiên triều" tham lam vô độ… thì đến nay, ngoại trừ Trường Sa chưa phải là mất hết; còn những địa danh thiêng liêng trên là nỗi uất hận đọng lại trong tinh thần Đại Việt.

Chỉ vỏn vẹn 65 năm mà người Việt đã bị "gặm nhấm" vào điều thiêng liêng nhất đã có hàng nghìn năm, vậy ta chọn cái nào: giữa hiện tại và "tinh thần Đại Việt"?

Tôi rất đồng ý với ông Dương Trung Quốc, khi ông nói rằng chúng ta đã tiếp thu quá nhiều giá trị ảo; có thể do tế nhị mà ông không muốn nói rõ ra, đó là mớ lý thuyết hỗn độn, tạp nham vớ vẩn… và điều tất yếu đã đến: mất gốc hoàn toàn.

Khi đã "mất gốc hoàn toàn", thì vấn đề được đặt ra là: ta có muốn trở lại là ta, hay là muốn trở thành người khác?

Như vậy, lịch sử đang đặt dân tộc Việt Nam trước hai sự lựa chọn:

- Nếu muốn tồn tại một dân tộc Việt, với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, văn hiến, truyền thống; thì hãy trở lại với "tinh thần Đại Việt".

- Ngược lại, mọi lý thuyết khác với "tinh thần Đại Việt", chỉ đưa đến mất dần chủ quyền, lãnh thổ… và cuối cùng là mất nước. Thực tế 65 năm qua đã chứng minh một phần cho nhận định này.

Lịch sử cũng đã dạy tất cả chúng ta rằng, khi hệ thống chính trị đã thối nát, quan lại tham lam, triều đình (triều đại) phong kiến trung ương không kiểm soát được, cũng là lúc bị lật đổ và thay bằng một triều đại mới hay một hình thức quản lý mới.

Lịch sử hôm nay cũng đang diễn ra như vậy; ngày đó đang đến.

Giặc phương Bắc, như bản chất vốn có của nó, chính là nguyên nhân và là động lực đang từng ngày thôi thúc người Việt phải tự thay đổi.

Trong bất kỳ một thay đổi nào đang chuẩn bị diễn ra; duy nhất chỉ có duy trì sự tồn tại của "tinh thần Đại Việt" thì mới cứu rỗi được dân tộc Việt Nam.

22.4.2011


------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét