Nhà văn Võ Thị Hảo nói với BBC rằng nhiều trí thức có 'trách nhiệm', có 'lương tri' trong nước hiện nay đã và đang buộc phải chọn con đường 'phản biện trung thành' trong tình huống có nhiều yếu tố rủi ro và có thể 'không có lợi' khi lên tiếng công khai.
Nhà văn, nhà báo nữ đồng tình với quan điểm của BấmGiáo sư Chu Hảo khi ông đánh giá rằng "tầng lớp trí thức thực sự" hiện chưa hình thành và "chưa có nhiều" về số lượng ở Việt Nam.
"Muốn có trí thức phải có dân chủ và tự do ngôn luận, như thế mới hình thành được một tầng lớp" bà Hảo nói, nhưng tỏ ra khác biệt so với ý kiến của Giáo sư Hảo khi cho rằng việc đảng có tham vọng lãnh đạo trí thức là "trái với tự nhiên."
"Họ đã không thể không lên tiếng. Mặc dù lên tiếng thì thiệt hại hơn và không lên tiếng thì có lợi hơn"
"Chẳng đảng nào có thể lãnh đạo được trí thức. Đảng nào cũng chỉ là một sự vật để trí thức và mọi công dân có thể nhìn ngắm và giám sát và để quyết định rằng nếu họ hay, họ phù hợp với lợi ích của mình thì ủng hộ, hay là phản đối mà thôi."
Bà Hảo cho hay bà đã đọc bài viết "Sự lạc quan vô tận" của nhà văn BấmPhạm Thị Hoài, người lưu ý về một tầng lớp được cho là những trí thức "đối lập trung thành" đang tồn tại trong nước.
Nhà văn nữ từ trong nước nói bà không hoàn toàn nhất trí với cụm từ mà bà Hoài dùng tuy thừa nhận rằng bài viết của cựu chủ biên tạp chí Talawas là "hay và rất thẳng thắn."
"Theo tôi gọi là 'phản biện nhưng trung thành' thì đúng hơn. Vì những người như anh Chu Hảo chẳng hạn hay là một số người khác, họ chưa phải là người đối lập. Họ là người phản biện. Và rất là quý ở chỗ họ là người phản biện và có lương tri.
"Họ đã không thể không lên tiếng. Mặc dù lên tiếng thì thiệt hại hơn và không lên tiếng thì có lợi hơn," bà nói với Quốc Phương của BBC hôm 21/01/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét