Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Kami : Vài suy nghĩ từ vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (hai vụ)

Nguồn rfablog
 

Đã hơn một tháng, xong sự kiện ông Đoàn Văn Vươn và gia đình dùng vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế của chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng vẫn còn nóng bỏng. Cho dù ngày 10.02.2012 đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp chủ trì cuộc họp với sự tham gia của các cơ quan ban ngành có liên quan, kể cả lãnh đạo chính quyền thành phố Hải phòng và đã có các kết luận cụ thể về vấn đề này. Sau khi nghe ý kiến các bộ ngành, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "... đây là vụ việc xảy ra rất đáng tiếc, có những nguyên nhân khách quan, nhưng trong đó nguyên nhân chủ quan là do yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng, của xã Vinh Quang trong công tác quản lý nhà nước về đất đai"

 

Xung quanh kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ cưỡng chế khu đầm ở Cống Rộc của gia đình ông Đoàn Văn Vươn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, xong mọi người đều cảm nhận những kết luận đó của Thủ tướng chỉ mang tính chất đối phó, được xem như là việc rút củi dưới đáy nồi nhằm mục đích giảm bớt sự bức xúc của dư luận xã hội trong việc làm trái pháp luật, phi nhân tính của một hệ thống chính quyền địa phương mục ruỗng thối nát. Mà bằng chứng là chỉ trong vòng 20h đồng hồ chính quyền Hải Phòng đã ra quyết định bổ nhiệm ông Phó chủ tịch UBND Đỗ Trung Thoại nhân vật đầy tai tiếng giữ chức Tổ trưởng tổ công tác xử lý những vấn đề liên quan đến vụ cưỡng chế, đó là chưa kể đến chuyện Hải Phòng đã dựng… Bia cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ 2 năm trước? Điều kỳ lạ là cây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dựng bia rồi nhưng không hiểu sao lại chưa có cây, mà thế chỗ cây lại là một đống gạch như kiểu xí chỗ. Những lý do này đã khiến nhiều người nghi ngờ hay ông Thủ tướng cùng một duộc, nghĩa là cũng là cùng hội cùng thuyền với đám quan chức ở Hải phòng?

Những vụ án mang tính chất như vụ Đoàn Văn Vươn là tất yếu sẽ xảy ra, vấn đề chỉ là lúc nào, bao giờ và sớm hay muộn. Vì trên thực tế từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, ở Việt nam mỗi tấc đất thực sự là tấc vàng, nguyên nhân chính là do sự bất cập của Luật đất đai. Để từ đó đã xuất hiện một số nhóm lợi ích và các cá nhân làm giàu thông qua việc xin cho để rồi mua bán đất đai, từ đất đai sở hữu toàn dân (thực chất là vô chủ) với vài chữ ký của vài quan chức các cấp đã trở thành đất đai (hàng hóa) sở hữu tư nhân chỉ thông qua một nhóm cò đất, bằng con đường hối lộ. Từ đó nó cũng là nguyên nhân sinh ra một lực lượng dân oan khổng lồ mà đến 90% là liên quan đến vấn đề thu hồi cưỡng chế đất nông nghiệp của nông dân cho các doanh nghiệp núp bóng liên doanh, cổ phần và kể cả tư nhân. Đó chính là lý do vì sao lại có những quan chức địa phương từ thành phố Hải Phòng, tới huyện Tiên Lãng, đến xã Vinh Quang qua vụ Đoàn Văn Vươn đã lộ nguyên hình là một lũ cường hào mới ở nông thôn Việt nam. Bọn chúng đã thông đồng, cấu kết, bịa đặt, đổi trắng thay đen kể cả lừa lọc để ăn cướp thành quả lao động của người nông dân một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp một cách có tổ chức. Nhiều người cho rằng Đảng và chính quyền thành phố Hải phòng chỉ là một bản sao thu nhỏ của đảng CSVN và chính quyền của họ. Nghĩa là khi đạo đức trong đàng đã suy thoái tới mức cùng kiệt thì mọi đảng viên lãnh đạo cũng trở nên lũ người vô đạo đức, dối trá, bịa đặt, lật lọng theo lối lẽ phải thuộc về kẻ mạnh, tất cả chỉ vì đồng tiền.

Điển hình là việc chính quyền đích thân ra lệnh và thuê 03 giờ xe cẩu để đập phá ngôi nhà hai tầng của gia đình ông Vươn ngoài khu vực cưỡng chế. Nhưng rồi xã đổ cho huyện, huyện thì chối bảo không biết không ra lệnh để rồi cuối cùng ông Phó chủ tịch UBND Đỗ Trung Thoại tyên bố "dân bất bình nên phá nhà ông Vươn". Việc dùng máy móc cơ giới đập phá một căn nhà hai tầng giữa ban ngày và hôi của trong nhà của nạn nhân trước sự chứng kiến của hàng trăm người mà họ còn xưng xưng gian dối, đổi trắng thay đen, nói không thành có, vu oan giáng họa cho người lương thiện thì nghĩa là sao? Chính quyền hay ta quyền? Đảng CSVN hay băng đảng mafia? Thử hỏi như vậy sẽ còn ai tin đảng CSVN và chính quyền của họ?

Trên thực tế từ trước vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng cũng đã có chuyện tương tự xảy ra đối với gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng. Được biết gia đình ông Lê Đình Thảo được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, rồi họ cũng bỏ công bỏ của, lăn lộn với trời biển để đắp đê chống bão. Kết quả là họ có được một vùng đất màu mỡ được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện Tiên Lãng cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu. Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.

Thế nhưng, một văn bản đúng luật của Sở TNMT đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ. Đây là kết quả của ma lực của đồng tiền và quyền lực đã tha hóa đang thâm nhập vào các cấp của hệ thống cán bộ từ trung ương tới địa phương. Có thể nói, hiện nay bàn tay của tham nhũng đã và đang khuynh đảo không ít cán bộ, chỉ một nhóm cò đất, bằng con đường hối lộ, đã có thể thao túng cả "bậu sậu" lãnh đạo cao nhất trong bộ máy hành pháp, tư pháp của đảng và chính quyền ở mọi cấp.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Câu trả lời là do tệ nạn tham nhũng trong khâu tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ, tình trạng chạy chức chạy quyền hết sức phổ biến, người ta không ngại bỏ tiền ra mua chức, mua quyền vì xem đây là cách kiếm lời dễ dàng nhất. Khi người ta bỏ vốn ra để mua chức, thì khi đến lượt mình có chức có quyền, họ phải tìm mọi cách sách nhiễu nhằm tham nhũng "để bù đắp" những chi phí chạy chức chạy quyền ấy và còn có lãi. Tất cả đều theo nguyên tắc "Quyền và lợi gắn chặt với nhau – Quyền tạo ra tiền và tiền tạo ra quyền". Đó cũng là câu trả lời vì sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo đảng CSVN cố gắng bám chặt vào cái đuôi định hướng XHCN trong một nền kinh tế thị trường mặc dù các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ trầm trọng, triền miên. Cũng bởi còn cái đó thì mới còn cơ chế xin cho, mới còn chỗ cho việc mua quan bán chức, nếu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì Thủ tướng cũng hết vị. Trông vào mấy cái ghế ngạch quản lý hành chính sự nghiệp như Bộ, Thứ trưởng, Chủ tịch, phó Chủ tịch tỉnh, thành phố… hay các chức vụ tương đương thì chả có cái mầu mè gì vì những cái đó nằm ngoài thẩm quyền riêng của cá nhân Thủ tướng.

Trở lại vụ thu hồi 70 ha đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng. Vì sự ngây thơ tin tưởng vào tính nghiêm minh của luật pháp nên ông Lê Đình Thảo chấp nhận quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng thông qua một quyết định cưỡng chế. Chỉ khác là không có sự phản kháng, không tiếng mìn, không có tiếng súng. Để rồi cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu vì vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ được TAND Tối cao chấp nhận. Mà ông Lê Đình Thảo không biết rằng chúng nó chỉ là một bầy chịu sự lãnh đạo toàn diện của một băng đảng có quyền lực vô biên, biến sai thành đúng, biến đen thành trắng tùy thích như trở bàn tay. Kể cả trong vụ ông Đoàn Văn Vươn Thủ tướng kết luận chính quyền sai nhưng địa phương chỉ quyết định đình chỉ công tác các cá nhân liên quan 15 ngày là thế nào? Ngày xưa thì họ còn nói "để lâu cứt trâu hóa bùn", giờ không lẽ chỉ sau 15 ngày cứt trâu đã hóa bùn, mấy ông quan tham lại trở lại làm việc hay sao?

So sánh hai vụ việc giao đất và cưỡng chế thu hồi trái luật tương tự nhau của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang và gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng cho thấy quyết định của ông Vươn dùng vũ khí thô sơ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình mình là hoàn toàn đúng đắn. Còn nếu không gia đình ông Vươn lại đi theo vết xe đổ của gia đình ông Thảo, chờ đợi trong vô vọng để rồi mất vẫn hoàn mất. Bởi lẽ đơn giản vì xã hội Việt nam bây giờ tìm đâu ra công lý.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn không chỉ là một vụ việc "người nông dân nổi dậy" mà là cả một vấn đề nóng bỏng và bức xúc đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt nam. Tiếng súng đó không chỉ đã làm rung chuyển bộ máy công quyền thối nát của đảng CSVN, làm chấn động dư luận xã hội mà còn là bài học cho những người dân oan khác noi gương để học tập và làm theo. Bà con dân oan khỏi phải mất thì giờ theo kiện, ngủ đường ngủ chợ để rồi lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn "Con kiến mà leo cành đa". Lên huyện để kiện xã thì huyện chỉ lên tỉnh, khi lên tỉnh thì tỉnh chỉ lên trung ương, lên trung ương lại chỉ về tỉnh, rồi về huyện và sau cùng lại về xã như cũ. Về chỗ mình kiện để nó giải quyết thì đúng là có mà kiến đi kiện củ khoai, ở đời có ai lại lấy đá để tự đập vào chân mình đâu. Cơ chế độc đảng lãnh đạo, không có cạnh tranh, không có sự kiểm soát, kiểm tra và tự điều chỉnh (check and balance) thì mãi vẫn là thế.

Qui luật muôn đời là ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh! Con giun xéo mãi cũng phải oằn. Một trong những mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt nam do đảng CSVN khởi xướng trước đây là "Người cày có ruộng", nay tại sao lại quay ra dùng quyền lực để cưỡng chế ruộng đất của người cày để cho các ông bà chủ làm sân golf, các dự án bất động sản hay cho kẻ khác thuê lại hòng trục lợi v.v…? Để kết quả cuối cùng dồn ép người dân đến bước đường cùng, mất đất, mất ruộng và trắng tay.

Chính vì vậy bà con dân oan từ nay không cần suy nghĩ nhiều, cứ làm theo phương châm của ông Đoàn Văn Vươn đã làm, đó là"Chúng ta muốn yên ổn làm ăn, chúng ta đã phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp đất của chúng ta! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất đất, nhất định không chịu làm nô lệ. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc" đập chết lũ cường hào mới. Và nếu không may bị chúng nó bắt, khi họ hỏi ai xui làm thế thì hãy chỉ lên cái ảnh hay tượng bác Hồ treo trên tường và trả lời"Ông này xui tôi, không tin giở sách về tư tưởng Hồ Chí Minh xem có đúng hay không?"

Người Việt mình có câu điếc không sợ súng, nghĩa là muốn nói người bị điếc thì tiếng súng không thể làm họ giật mình, nhưng đồng thời cũng hàm ý chỉ người chưa biết sự việc đó hoặc chưa từng trải qua nỗi sợ hãi đó thì không biết sợ, họ vẫn làm. Với đảng CSVN bây giờ cũng vậy, bấy lâu nay họ không điếc, không đui … nhưng cố tình giả bộ không biết gì, không quan tâm, thích làm mưa làm gió gì thì làm. Vậy mà chỉ bằng phản ứng bắn vài phát súng bắn chim hoa cải của mấy anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng thì cả bầy tỉnh giấc, giật mình thon thót, quan lớn, quan bé và dư luận xã hội xôn xao, để rồi đến ông Thủ tướng tuy quanh co nhưng vẫn phải công nhận chính quyền Tiên Lãng đã sai, một hành động dũng cảm hiếm có chưa từng thấy của những người lãnh đạo cộng sản.

Tai sao lại như vây?

Vì như người ta nói "Đừng sợ những gì cộng sản làm, mà hãy làm những gì cộng sản sợ". Cộng sản sợ gì thì bây giờ rõ cả rồi nhé, điều đó không chỉ dừng lại ở những bà con nông dân mất ruộng đất, bà con dân oan mất nhà cửa mà phong trào đấu tranh cho dân chủ cũng phải lấy đó làm bài học để có giải pháp đấu tranh hữu hiệu hơn.

Chứ cứ chỉ bất bạo động, đánh võ mồm thì đường về nhà còn xa lắm!

Hà nội, ngày 15 tháng 02 năm 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét