Dao Thanh Huong
Ví dụ bài "Cảnh giác trước lời kêu gọi 'tạm dừng' sửa đổi Hiến pháp"?
Hãy phân tích ngay đoạn đầu trong bài này để thấy báo QĐND phải sử dụng tới lý sự của Nguyễn Văn Minh là đã cùng quẫn về lý lẽ lắm rồi.
Minh viết blog, đăng bài trên báo… muốn lan tỏa quan điểm. Điều đó là bình thường, chính đáng. Minh muốn vậy, thì tôi cũng muốn vậy. Tôi cũng muốn bài này lan tỏa.
Nhưng điều bất thường, phân biệt CHÍNH với TÀ, lương thiện và bất lương, là bài của Minh được phía đối lập sẵn sàng đăng lên. Bài Cảnh giác trước lời kêu gọi "tạm dừng" sửa đổi Hiến pháp của Minh (gốc ở QQĐND) nhằm đả kích những người chủ trương trang Xã Hội Dân Sự, lại được chính trang Xã Hội Dân Sự đăng lại nguyên văn, lấy từ QĐND và đưa xuất xứ rõ ràng. Tôi đọc bài của Minh ở đó, chứ không phải nơi đăng gốc – là QĐND. Điều thú vị, là nhờ đọc bài của Minh, tôi biết thêm: báo QĐND là hạng báo nào.
Điều không lương thiện là các ý kiến phản bác bài của Minh thì – dù gửi thẳng cho QĐND, hoặc là đã được đăng bất cứ đâu – cũng không bao giờ được đăng ở chính cái nơi Minh lên tiếng đả kích người khác. Đã quá đủ tuổi để suy xét, Minh hãy dùng lương tri bình thường để nhận ra điều bất thường này ở báo QĐNH, ND, Tạp chí CS và các báo khác cùng một duộc.
Về luận điểm của Minh
Chỉ xin trích một câu (nguyên văn) ở phần đầu trong bài của Minh.
Một ví dụ điển hình của trào lưu "tát nước theo mưa" là Tuyên bố xã hội dân sự ra đời ngày 23-9-2013, có nội dung cốt lõi liên quan đến sửa đổi Hiến pháp. Tại tuyên bố xã hội dân sự, họ đòi hỏi Đảng ta phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ chế độ "toàn trị" sang "dân chủ", mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Họ kiến nghị Quốc hội dừng thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm tinh thần từ những bản Dự thảo khác do chính các "nhà dân chủ, cấp tiến" biên soạn.
Đoạn này của Minh tố cáo đảng CS hơi nhiều.
Lẽ ra, Minh phải bênh "cái đảng ta" của Minh bằng cách giải thích số liệu điều tra khách quan cho thấy có tới 40% số dân chưa bao giờ nghe từ "hiến pháp", còn số người biết đến hiến pháp là nhờ "đọc các khẩu hiệu" chiếm tỷ lệ không nhỏ. Cai trị 70 năm mà để dân trí như vậy thì "ngu dân" quả là một chủ trương.
Lẽ ra, Minh phải lý lẽ để thanh minh cho "đảng ta" không toàn trị, tuy rằng trên thực tế (thanh thiên bạch nhật) mọi chức vụ cao-thấp hầu hết do đảng viên nắm giữ; tới 90% đại biểu của dân, 90% bọn tham nhũng khi lộ mặt đều mang danh hiệu đảng viên.
Lẽ ra, Minh phải giúp "đảng ta" chứng minh rằng xây dựng xã hội dân sự – và ai "tuyên bố thực thi quyền dân sự" – là đi ngược với dân chủ, nhân quyền… để những người chủ trương (ra Tuyên Bố) phải ngượng vì thấy sai, mà rút lui. Đằng này, Minh đem cái khái niệm "thế lực thù địch" để đối xử với họ. Cái lý sự này phô bày trên mặt QĐND chỉ khiến nó thêm nhem nhuốc.
Lẽ ra, Minh phải phân tích nội dung để chứng tỏ rằng những bản hiến pháp do các cá nhân và tổ chức đưa ra đã thua xa khi so sánh với bản "chính thống", thì Minh lại đả kích vào những cá nhân – sử dụng quyền dân chủ, tự do ngôn luận của họ – để đưa ra các hiến pháp cạnh tranh. Đọc cả bài, chẳng thấy chỗ nào Minh nói nửa ý, rằng: Dân VN, mỗi người phái có một phiếu quyết định số phận hiến pháp.
Báo QĐND phải dùng đến lý sự của Minh hẳn là đã khốn cùng lắm rồi.
Minh không dám chửi; rồi vẫn quay lại chửi ngay cùng một đối tượng
Bản kiến nghị của 72 nhân sĩ thì – cho ăn kẹo – Minh và những cấp trên cao nhất của Minh cũng không dám tỏ thái độ vô lễ. Một lý do mà Minh đưa ra: GS Ngô Bảo Châu không phản đối việc có nhiều dự thảo hiến pháp.
Mỗi người trong số nhóm 72 này có tuổi đời, tuổi đảng (nếu là đảng viên), sự liêm khiết, chính trực, và lòng yêu nước… hơn bất cứ cá nhân nào của Bộ Chính Trị. Thời gian và thực tế đã xác nhận. Còn những người chủ trương xây dựng Xã Hội Dân Sự và tuyên bố thực thi quyền của mình, bị Minh mạt sát, vẫn chẳng phải ai khác. Đông đảo các vị 72, vẫn có mặt trong bản Tuyên Bố mà Minh căm ghét. Và Minh đã hỗn với họ.
Báo QĐND phải dùng đến lý sự của Minh hẳn là đã khốn cùng lắm rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét