Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

RFA. Kỳ họp quốc hội dài nhất với những trông đợi nhỏ (phỏng vấn luật sư Trần Quốc Thuận)

Nguồn RFA

Việt Hà, phóng viên RFA 2013-10-21

10212013-quochoi-vh.mp3

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_Hkg9116356(1)-305.jpg
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013.
AFP photo

 

Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam đã chính thức khai mạc vào ngày 21 tháng 10. Đây được coi là kỳ họp quốc hội dài nhất trong nhiệm kỳ với nhiều thảo luận lớn liên quan đến hiến pháp, luật đất đai là những vấn đề nóng hiện nay tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những người quan tâm đến hoạt động quốc hội chỉ dám hy vọng vào những thay đổi rất nhỏ. Việt Hà phỏng vấn luật sư Trần Quốc Thuận, ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Khó có thay đổi lớn

Trước hết, luật sư Trần Quốc Thuận đưa ra nhận xét về những thay đổi được trông đợi trong kỳ họp quốc hội lần này như sau:

Bởi vì như chúng ta biết quốc hội Việt Nam là quốc hội mà có lẽ là do một đảng lãnh đạo nên tỷ lệ đảng viên rất cao, chiếm đến 92,26% là đảng viên. Như vậy thì hiến pháp và luật đất đai đã được định hình trong các hội nghị trung ương, và đặc biệt là triển khai theo tinh thần cương lĩnh của đảng, đại hội đảng vừa qua. Vì thế cho nên khả năng có gì đột biến khác hơn thì tôi cho rằng không có cái gì. Nhưng nếu quốc hội được thảo luận công khai và truyền hình trực tiếp thì khả năng có lẽ một số chỗ chữ nghĩa được chấn chỉnh chặt chẽ hơn, tốt hơn. Cũng như cái phát biểu của mặt trận tổ quốc, ví dụ như giải tỏa đất đai và kinh tế xã hội mà người ta phản ứng đó, thì phát biểu của mặt trận tổ quốc cũng là một phát biểu rất đáng lắng nghe và có uy thế. Nếu điều đó được đưa vào hiến pháp, luật đất đai thì đó cũng là một dấu hiệu tiến bộ. Còn muốn làm cho nó chuyển biến cơ bản những vấn đề lớn thì khả năng làm thay đổi lớn thì theo tôi khó xảy ra. Ví dụ như điều 4 hay một số vấn đề về sở hữu đất đai.

Việt HàNhư vậy là thay đổi trong điều 4 sẽ không xảy ra, và vấn đề sở hữu đất đai vẫn là sở hữu toàn dân và có nghĩa là sở hữu nhà nước. Vậy theo luật sư thì những thay đổi nhỏ hơn cụ thể là gì?

LS. Trần Quốc Thuận: Để xem điều 4 họ viết lại như thế nào, họ viết nó mềm mỏng hơn hay thế nào, nhưng thay đổi cơ bản bản chất của điều 4 thì không thay. Đất đai thì như tôi nói có chỗ là giải tỏa vì kinh tế xã hội có thể chỗ có khúc mắc và chỗ đó có thể may ra quốc hội tháo gỡ chỗ đó. Sở hữu toàn dân về đất đai thì chỗ đó không gỡ được. Còn những vấn đề khác, ví dụ như chương 2 nói về nhân quyền và nghĩa vụ công dân thì nếu vấn đề nhân quyền viết lại nó tốt hơn, nếu cắt bớt chữ đuôi vừa viết vừa chặn, ví dụ như dùng chữ không được lợi dụng tự do dân chủ đề làm chuyện này chuyện kia, cái câu vừa cho vừa chặn lại, kiểu đó… sau này những cái lần phát biểu thì người ta muốn cắt bớt những chữ đó đi, cắt bớt đi thì đúng tinh thần của hiến pháp 46. Nếu quốc hội làm được điều đó thì cũng là một tiến bộ.

Hiến pháp và luật đất đai đã được định hình trong các hội nghị trung ương. Vì thế cho nên khả năng có gì đột biến khác hơn thì tôi cho rằng không có cái gì.
- LS. Trần Quốc Thuận

Vấn đề tiếp theo là lực lượng vũ trang, cũng viết lại cho đàng hoàng như hiến pháp 92 hoặc các hiến pháp khác thì tốt không cần viết lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với đảng, không cần thiết. Làm như vậy không phải để đảng có uy tín mà ngược lại. Điều đó không tốt. Còn một điều quan trọng nữa là Chủ tịch nước trực tiếp bổ nhiệm bãi nhiễm tướng lĩnh công an quân đội, những cái đó cũng mới. Điều quan trọng nhất, tôi quan tâm nhất là tôi chưa xem bản cuối cùng để thảo luận thế nào. Tức là hội đồng hiến pháp, trong nhiều hội thảo tôi góp ý rồi là nếu hội đồng hiến pháp ý là cơ quan tham mưu giúp việc thế này thì lâp ra thế tốn phí nhà nước vô lối. Nó chỉ là cơ quan tham mưu.

Nhưng hội đồng hiến pháp nó có quyền quyết định, tức là khi nó xem xét vấn đề gì mà nó thấy vi hiến thì nó có thể ban hành đình chỉ hoặc hủy bỏ. Mà nếu hội đồng hiến pháp được như vậy thì cũng là một dấu hiệu tích cực. Còn khả năng để tòa án độc lập thì khả năng đó cũng thấp. Hiện giờ đang có cải cách tư pháp, những ý kiến của bộ chính trị thì nghị quyết đó cũng nói nhiều là phát huy vai trò của luật sư nhưng trên thực tế không đơn giản gì.

Muốn hội nhập phải thay đổi

000_Hkg9116351-200.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bước lên bục để đọc báo cáo kinh tế trong lễ khai mạc phiên họp thường niên của Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/10/203. AFP photo

Việt HàTheo luật sư thì những thay đổi đó không lớn mà chỉ là những thay đổi nhỏ nhưng cũng là các dấu hiệu tích cực, vậy những thay đổi đó  ảnh hưởng đến người dân thế nào?

LS. Trần Quốc Thuận: Cái đó mà được thay đổi, kỳ này được phát biểu công khai, được hưởng ứng thì nó tạo ra một tiền đề, nó tạo ra tiếng nói rộng rãi. Tôi cho rằng nếu mà vậy thì manh nha của một xã hội dân sự xuất hiện chăng. Bây giờ người ta nói đến diễn đàn xã hội dân sự, thành lập hội đoàn, câu chuyện đó ở Việt Nam cũng không đơn giản. Nhưng nếu không bị ràng buộc quá thì các blogger có điều kiện ở diễn đàn nói được những tiếng nói dân chủ thì đó cũng là một dấu hiệu tốt. Nó có thể là tiền thân cho báo tư nhân, tự do dân chủ. Con đường của Việt Nam là một con đường dài chứ không thể một sớm một chiều.

Việt HàCứ coi như là chúng ta lạc quan, và hy vọng có những thay đổi nhỏ trong hiến pháp và luật đất đai như luật sư vừa nói, theo luật sư thì nguyên nhân nào, yếu tố nào dẫn đến các thay đổi như vậy?

LS. Trần Quốc Thuận: Thứ nhất là người dân trong nước lần lần khai được dân trí, họ hiểu ra. Và số người vào internet là rất đông. Theo thống kê ở Việt Nam là đến 33 triệu. Nhưng số vào internet đó mà quan tâm đến vấn đề chính trị xã hội thì tỷ lệ rất thấp. Nhưng nếu hiến pháp được thảo luận công khai trong quốc hội, mở một diễn đàn thảo luận công khai trên quốc hội, thảo luận trực tiếp thì nó tác động đến việc nâng nhận thức của tuổi trẻ và họ tham gia vào thì đó là dấu hiệu tích cực. Thì nguyên nhân rõ ràng nhất là lòng dân.  Người ta thấy là không thể bịt miệng người ta được và người ta cứ nói nếu không nghe thì có thể có những hậu quả khó lường.

Điều quan trọng nhất là Việt Nam muốn hội nhập, muốn vào TPP, hội nhập với thế giới, với khu vực, hợp tác chiến lược với các nước thì Việt Nam không thể cứ là một xã hội toàn trị được. 
- LS. Trần Quốc Thuận

Điều quan trọng nhất là Việt Nam muốn hội nhập, muốn vào TPP, hội nhập với thế giới, với khu vực, hợp tác chiến lược với các nước thì Việt Nam không thể cứ là một xã hội toàn trị được. Tôi không biết được là họ sẽ mở ra như thế nào. Nhưng theo tôi áp lực về kinh tế, áp lực về thế giới là như thế. Bây giờ thông tin nó bùng nổ như thế, thì những dư luận và những thông tin về dân chủ xã hội đang rộng rãi ra và ảnh hưởng rất sâu rộng, đây là nguyên nhân lớn. Cho nên có hai nguyên nhân lớn là nguyên nhân của lòng dân và nguyên nhân của xu thế.

Việt Hà: Theo dõi hoạt động quốc hội từ trước đến nay thì luật sư thấy quốc hội đã đảm trách tốt vai trò giám sát của mình chưa?

LS Trần Quốc Thuận: Quốc hội mãi từ trước đến giờ thì khâu giám sát vẫn là khâu yếu nhất. Thực ra trước diễn đàn mà nói thì nó có những dấu hiệu tích cực nhưng những dấu hiệu tích cực đó rất là hạn chế. Nó chỉ xuất hiện rất ít những đại biểu độc lập như trước đây là ông Nguyễn Minh Thuyết hay bây giờ là Dương Trung Quốc. Còn một số đại biểu thì có thể đây là nhiệm kỳ cuối cùng thì có thể họ phát biểu mạnh. Khâu yếu nhất từ trước tới giờ là khâu giám sát. Mà giám sát đó là giám sát phải có nghị quyết, thực hiện nghị quyết và kiểm tra nghị quyết đó tới nơi tới chốn. Đó luôn luôn là khâu yếu nhất bởi vì một rào cản vì quốc hội này trong một xã hội toàn trị do một đảng lãnh đạo thì họ không thể làm gì trái lại ý của Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị đã quyết. Cái đó thì khó mà tháo ra được.

Việt Hà: Xin cảm ơn luật sư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét