Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA MỸ: TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐẾN CỨU CÁNH

Nguồn anhbasam

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ ba, ngày 14/2/2012

Theo Đài RFI, vào lúc dư luận thế giới tập trung vào tình hình Eo biển Hormuz thì Chính quyền Obama và giới chuyên gia chiến lược lần lượt đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á-Thái Bình Dương.

Ngày 5/1/2012, Tổng thống Obama thông báo chính sách "định vị" tại châu Á-Thái Bình Dương thì không đầy một tuần sau, nhóm chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố bản phúc trình 115 trang, kêu gọi Oasinhtơn theo đuổi chính sách "hợp tác ưu tiên" tại Nam Hải (Biển Đông), thúc giục Mỹ gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập. Trung tâm nghiên cứu CNAS được sáng lập bởi hai chuyên gia hàng đầu về địa chiến lược là Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á-Thái Bình Dương và Michele Flournoy, cựu quan chức cáo cấp trong Bộ Quốc phòng.

Chính sách "nhất cử lưỡng tiện"

Theo nhận định của bản phúc trình, Mỹ không thể để cho Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông chính sách của Liên Xô trước đây tại châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, gọi là "Phần Lan hóa", ép Phần Lan phải trung lập. Trên thực tế, biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì mục đích tấn công Trung Quốc. Mục tiêu chính là tiến hành một cách "có hiệu quả" chủ trương hợp tác "kinh tế và ngoại giao" với Bắc Kinh, trong đó Mỹ là "siêu cường lãnh đạo" tại châu Á-Thái Bình Dương.

Song song với chiến lược "định vị" của Chính phủ Mỹ gồm tăng cường căn cứ quân sự, hợp tác thương mại thông qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nhân quyền, chiến lược "Biển Đông", nếu được thực hiện, sẽ cho phép Mỹ đặt Trung Quốc vào một một nước cờ hiểm hóc. Một mặt, Bắc Kinh ở thế khó xử, đối đầu cũng không phải dễ, mà hợp tác theo luật chơi từ kinh tế đến nhân quyền theo kiểu Mỹ thì phải cải cách. Mặt khác, theo tính toán của các nhà chiến lược Mỹ, Mỹ sẽ chứng tỏ với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là các quốc gia nhỏ không cô đơn trước thế mạnh bành trướng của Bắc Kinh.

"Nhất cử lưỡng tiện", Mỹ vừa phòng ngừa được những bất trắc tại châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai, vừa ngăn chặn được tham vọng bành trướng của Trung Quốc, vừa tạo ổn định và phát triển trong khu vực. Khi các nước nhỏ tin cậy và thắt chặt liên minh với Mỹ thì họ sẽ gia tăng khả năng quốc phòng, lúc đó Mỹ sẽ giảm bớt được gánh nặng quân sự. Đối

với Đông Nam Á, sự can thiệp của Mỹ sẽ giúp họ vừa bảo vệ được độc lập, vừa tránh phải xung đột với Trung Quốc. Cụ thể, chính sách Biển Đông và quan hệ trong thế mạnh với Bắc Kinh theo quan điểm của Oasinhtơn là như thế nào? Liệu Việt Nam có lợi dụng được thời cơ hay không? Từ Xỉtni, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những vấn đề này .

+ Đúng như anh nói, chỉ 4 ngày sau khi tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon  Panetta  công bố chiến lược quốc phòng mới, ngày 10/1/2012, Trung nghiên cứu về an ninh mới của Mỹ (CNAS) công bố tài liệu có tên Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ – Trung và Biển Đông, tôi thấy có rất nhiều điều tương đồng. Tôi không nói hai bên đã thảo luận với nhau nhưng tôi nghĩ những tác giả của tập tài liệu CNAS "có thể có những suy nghĩ hay có những tư duy cùng tần số" với những nhân vật tại Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của Chính quyền Obama. Vì lý do đó, phúc trình của CNAS quan tâm nhiều tới Biển Đông, trong khi chính sách của Obama là đặt chiến lược và xác định vị trí của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Vi lý do đó mà phúc trình của CNAS cụ thể và rõ ràng hơn là chính sách mà Obama đã tuyên bố. Cụ thể như anh vừa nói, điểm khác biệt rõ rệt nhất là về quốc phòng. Đề nghị của CNAS là Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh của hải quân từ 285 tàu chiến hiện nay lên 346 tàu chiến trong tương lai. Nó cũng có những nhận định về các đối tác chiến lược với các quốc gia trong vùng như Ấn Độ, ASEAN chẳng hạn. Thật sự thì cựu Tổng thống George W. Bush cũng như Tổng thống Obama đã và đang sử dụng biện pháp ngoại giao để duy trì hoà bình trong bối cảnh đa phương. Về hợp tác kinh tế trong khu vực, Obama đang đẩy mạnh TTP và điểm sau cùng mà phúc trình CNAS nêu lên là Mỹ phải có một chính sách đúng về Trung Quốc, tức bà sử dụng ngoại giao, hợp tác kinh tế tránh cho sự đối đầu không cần thiết. Điểm này chúng ta cũng thấy cả Oasinhtơn và Bắc Kinh có lẽ cũng đồng ý với nhau. Ví dụ cụ thể là bầu cử tại Đài Loan chẳng hạn, Tổng thống Mã Anh Cửu đã tái đắc cử, làm cho Oasinhtơn lẫn Bắc Kinh rất hài lòng. Lý do là vì Mã Anh Cửu chủ trương hoà hợp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Đây là một điều tránh được sự đối đầu giữa Oasinhtơn với Bắc Kinh. Cả hai đều nghĩ như vậy, nên tôi cho rằng những đề nghị của Phúc trình CNAS thực sự là những điểm chính trong chính sách của Obama và các chính sách của Mỹ trước đây. Chẳng hạn khi phúc trình này đưa ra hai nhận định mà tôi chú ý nhất là Mỹ đang có nguy cơ quyền lợi bị đe dọa tại Biển Đông mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố rất nhiều lần tại các hội nghị chiến lược tháng 6/2009 và tháng 6/2010 ở Xinhgapo cũng như trong vấn đề cách hành xử theo đuổi lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Biển Đông. Tôi cho rằng bản phúc trình này có nhận xét rất thích đáng, theo nghĩa dù Trung Quốc theo chế độ độc tài Cộng sản hay theo chế độ đổi mới tự do dân chủ, thì lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn như cũ. Do đó, Mỹ phải quan tâm đến lợi ích quốc gia ở Biển Đông như bà Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng như Tổng thống Obama đã từng nói. Nhìn chung phúc trình của CNAS cụ thể hoá một phần nào chính sách tổng quát của Tổng thống Obama về châu Á-Thái Bình Dương. Tôi không nghĩ rằng trong tương lại ngoại trừ số tàu chiến thì Chính quyền Obama sẽ gặp những khó khăn như bản phúc trình này đã nêu ra.

- Bản phúc trình của CNAS cho rằng số tàu chiến của Mỹ ngày nay ít hơn lực số tàu chiến của Mỹ thời Tổng thống Ronald Reagan, chúng ta thấy Tổng thống Ronald Reagan trong thập niên 1980 đã dùng chính sách "Chiến tranh giữa các vì sao" để đối đầu với Liên Xô, nhưng cũng không bao giờ đi tới chuyện hai bên gây chiến nhau. Mỹ cũng có những chính sách hợp tác toàn diện với Trung Quốc, nhưng cùng lúc có một chính sách quốc phòng để phục vụ đường lối toàn diện này. Như vậy mục đích tối hậu của Mỹ là gì?

+ Mục đích tối hậu của Mỹ nhìn từ tài liệu do Obama và Leon Panetta công bố cũng như từ tài liệu của CNAS thì hoàn toàn giống nhau. Đề tài chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và những ưu tiên quốc phòng của thế kỷ 21. Đó là nhan đề chính sách của Obama. Trong khi đó nhan đề của phúc trình của CNAS là Hợp tác từ thế mạnh của Mỹ-Trung và Biển Đông, cả hai đều nhằm một mục tiêu cốt lõi là duy trì và củng cố vị thế thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trên toàn thế giới đặc biệt trên bàn cờ chính trị, ngoại giao, kinh tế của châu Á-Thầi Bình Dương. Thực hiện mục đích đó như thế nào, phúc trình này nêu 5 bước. Tuy tài liệu của Bộ Quốc phòng không nêu rõ 5 bước như vậy, nhưng rõ ràng Obama đã nói rất nhiều lần cũng như trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Ôxtrâylia cuối năm 2011, Obama nhấn mạnh ba vấn đề trong một chính sách xuyên suốt từ an ninh quốc phòng đem lại ổn định  phát triển kinh tế. Khi đã có an ninh quốc phòng, khi đã phát triển kinh tế thì bước thứ 3 là nhân phẩm con người và vấn đề nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền không được nêu ra trong tài liệu của CNAS nhưng vấn đề nhân quyền là một trong 3 vế của chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì lý do đó, tôi cho rằng chính sách của Obama, tất nhiên tổng quát hơn và đi xa hơn là đề nghị của tổ chức CNRA chỉ tập trung vào Biển Đông mà thôi.

- Khi Ronald Reagan đưa ra dự án "Chiến tranh giữa các vì sao" thì trước đó Tổng thống Jimmy Carter đã có một chiến dịch phản công về nhân quyền đối với Liên Xô. Người ta đã thấy được sự phối hợp giữa nhân quyền và quân sự thời thập niên 1980 của các vị tổng thống trước dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Bây giờ, kế hoạch toàn diện của Tổng thống Obama đối với Trung Quốc cũng phối hợp quân sự, kinh tế và nhân quyền có thể dẫn đến một kết quả tương tự như vậy không?

+ Nói một cách ngắn gọn, tôi không nghĩ Mỹ chủ trương theo đuổi một kết quả đối với Trung Quốc tương tự như kết quả của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô hồi năm 1983 trong đề nghị gọi là "Chiến tranh giữa các vì sao . 'Chiến tranh giữa các vì sao" là khái niệm rất rộng lớn sử dụng những loại tên lửa đất đối không để bắn hạ tất cả những tên lửa xuyên lục địa của Liên Xô và do đó tạo ra một sự nghi vấn, lo sợ từ phía Gorbachev là Mỹ có thể đánh phủ đầu Liên Xô mà không sợ Liên Xô đánh trả. Chúng ta phải nhớ có sự khác biệt về tình hình thế giới của thập niên 1980 cũng như sự phát triển, thế mạnh của Mỹ về phương diện kinh tế so với thế mạnh về phương diện kinh tế của Liên Xô lúc bấy giờ. Trong khi đó, vào thê kỷ 21 rõ ràng Trung Quốc đang có sự phát triển mạnh mẽ về phương diện kinh tế. Đây không phải là điều ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình từ năm 1978 đã đưa ra một kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển kỹ thuật, phát triển quân đội để đi đến giai đoạn gọi là trỗi dậy hòa bình do đó tạo ra một sự lo ngại từ phía Oasinhtơn. Vì những sự thay đổi trong thế chiến lược, kinh tế, an ninh quốc phòng giữa Trung Quốc và Mỹ ở thế kỷ 21 so với thế kinh tế, chính trị, kỹ thuật, quốc phòng giữa Mỹ và Liên Xô trong đầu thập niên 1980 nên tôi nghĩ rằng kếtt quả Tổng thống Reagan đã đạt được bằng cách góp phần vào sự sụp đổ của khối Cộng sản, Đông Âu và Liên Xô có lẽ không tạo được tình trạng tương tự như vậy đối với Trung Quốc hiện nay. Nhưng, ngược lại, hai bên đều có thể có mộí chính sách tránh đối đầu mặc dù hai bên đều có những thế thủ tương tự với nhau. Chẳng hạn, Trung Quốc đang phát triển khái niệm quốc phòng, đẩy lui Mỹ ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, tức là đẩy lui Mỹ ra khỏi Biển Đông, Ngược lại, Mỹ cũng đang phát triển một khái niệm mới là phối hợp hải quân với không quân để đối đầu với Trung Quốc.

- Các nhà phân tích Trung Quốc có khuynh hướng khá cực đoan trong thời gian gần đây khi bàn về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã xem thường Việt Nam và các nước ASEAN. Trong cuộc đọ sức giữa hai cường quốc lớn như thế này thì các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam phải có phản ứng ra sao để duy trì sự độc lập của mình?

+ Phúc trình của CNAS có nhận định rằng Trung Quốc dù là chế độ cộng sản hay trong chế độ tự do dân chủ thì lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông vẫn không thay đổi. Vì lý do đó, đứng về phương diện địa dư dù Việt Nam tự do hay Việt Nam cộng sản vẫn không thay đổi được yếu tố địa dư. Tôi cho rằng vào đầu thế kỷ 21, trong khi Mỹ đang quan tâm về mối đe dọa của Trung Quốc, Ấn Độ cũng quan tâm tới mối đe dọa của Trung Quốc thì đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam nắm lấy để có thể có được những quan hệ chiến lược gần gũi với các cường quốc nhằm có thể đối trọng với Trung Quốc.

- Trong trường hợp Việt Nam bị "lỡ tàu", không biết khai thác cơ hội mới này để bảo vệ chủ quyền và độc lập của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra cho Việt Nam trong cuộc tranh giành giữa hai "con trâu"?

+ Nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội lần này thì trong tương lai sẽ không có gì sáng sủa theo nghĩa Việt Nam tiếp tục bị kìm kẹp ở phía Tây là vấn đề sông Mê Công và ở phía Đông là vấn đề Biển Đông. Việt Nam không nắm lấy cơ hội này để đối trọng với Trung Quốc bằng cách giao hảo ở mức độ chiến lược với Ấn Độ và Mỹ thì có 2 cái rủi ro mà Việt Nam có thể phải gánh chịu. Chúng ta còn nhớ, sau khi giải phóng Sài Gòn thì Hà Nội đã nêu ra một giá rất cao trong vấn đề bang giao, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ trong khi Mỹ vẫn còn do dự với chính sách mới đối với Bắc Kinh. Năm 1977-1978, thời điểm đó đáng lẽ Hà Nội phải năm lây cơ hội bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Sau khi Mỹ đã đạt được chinh sách với Trung Quốc rồi thì lúc bấy giờ Việt Nam không còn cần thiết nữa, cho nên Việt Nam "lỡ tàu". Chúng ta nên biết rằng trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam cùng như trong quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam, thì Việt Nam cần Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Việt Nam, Việt Nam cần Ấn Độ nhiều hơn Ấn Độ cần Việt Xam. Vì lý do đó mà khi cơ hội đã tới thì phải nắm lấy, nếu không thì sẽ bị "lỡ tàu"./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét