Nguồn VOA
16.01.2013
Việc thông qua việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được đảng CS và Quốc hội Việt Nam ghi vào chương trình nghị sự năm 2013 như là công tác hệ trọng nhất của đất nước, một quốc gia đại sự. Một bản dự thảo đã được phổ biến rộng rãi để lấy ý kiến của toàn dân từ ngày 2/1/2013 đến ngày 31/3/2013.
Đây là lần thứ 5 việc thay đổi Hiến pháp được đặt ra, sau khi có những bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1982 và 1992.
Đọc qua bản dự thảo, người ta thấy văn kiện này có vẻ như đã hoàn thành được một công việc to lớn đáng khen ngợi. So với Hiến pháp 1992 gồm có 12 chương và 147 điều, bản dự thảo mới ngắn gọn hơn, chỉ có 11 chương và 126 điều, nghĩa là giảm bớt 1 chương và 21 điều. Ngoài ra, có đến 95 điều đã được sửa đổi, 13 điều được bổ sung, và chỉ có 18 điều được giữ nguyên.
Nhưng khi đọc kỹ, có thể sơ bộ nhận xét rằng Ban dự thảo đã chơi trò ảo thuật, trình bày la liệt hàng trăm thay đổi «mini» về chữ nghĩa, nhưng «quên» hẳn đi những thay đổi, bổ sung quan trọng nhất mà các nhà trí thức, các nhà luật học, các nhà nghiên cứu, các tầng lớp nhân dân - nhất là nông dân cũng như các nhà kinh doanh tự do - đòi hỏi.
Đòi hỏi gay gắt và cấp bách nhất là huỷ bỏ Điều 4, tức là điều xác định vị trí lãnh đạo độc quyền của đảng CS, vì nó mâu thuẫn với Điều 2, tức là điều xác định toàn bộ chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.
Hơn nữa Điều 4 cũng đi ngược lại với Nghị quyết và Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (năm 1990), trong đó nêu rõ đảng CS không có nhiệm vụ quản lý nhà nước mà chỉ lãnh đạo bằng đề nghị, thuyết phục và làm gương: «Đảng là lực lượng lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan quản lý, Đảng không làm công việc quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng. Đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể".(Phần 6: Đổi mới sự lãnh đạo của đảng).
Một lý do quan trọng là uy tín hay tín nhiệm của một đảng đối với nhân dân không thể được ghi lại trên văn kiện pháp lý, mà phải do nhân dân tự cảm nhận và bày tỏ; hơn nữa uy tín ấy luôn biến động, khi lên khi xuống, không thể cố định một lần là xong. Chính vì vậy nên không có một hiến pháp của một nước nào khác lại ghi như thế, trừ hiến pháp cũ của Liên Xô đã bị bãi bỏ như một vết nhơ độc đoán và cưỡng ép. Điều 4 trong Hiến pháp 1982 và Hiến pháp 1992 chính là sao chép từ Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô, và chính điều này đã bị hủy bỏ.
Vậy những vấn đề gì là thiết thực và cấp bách nhất cần sửa đổi và bổ sung? Đó là hàng loạt vấn đề cơ bản hệ trọng, như có nên tiếp tục mang danh hiệu Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) VN hay không, khi Trung Quốc cũng chỉ là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi Cuba cũng bỏ danh hiệu nước CHXHCN rồi, cả Libya cũng đã bỏ tên nước XHCN, Miến Điện cũng từng là nước XHCN và xóa bỏ từ lâu. Hiện nay Việt Nam là nước duy nhất còn mang danh hiệu XHCN. Vậy thì tại sao lại tiếp tục bám giữ danh hiệu lạc lõng, rỗng tuếch về nội dung này khi dự thảo Hiến pháp mới đã khẳng định rằng sửa đổi phải gắn với khoa học và thực tế?
Khẳng định quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của nông dân là một đòi hỏi cấp bách, khi đảng đã trả lại sở hữu tư nhân cho nhà buôn, thợ thủ công, nhà kinh doanh công nghiệp, dịch vụ. Cần từ bỏ việc thực hiện «sở hữu toàn dân về toàn bộ ruộng đất (Điều 17 và 18)», một khái niệm không ở đâu có, ngoài Việt Nam. Cũng cần xác định Tự do kinh doanh và Quyền tư hữu là cơ sở phổ cập của chế độ chính trị và nền kinh tế của một đất nước theo kinh tế thị trường, như tất cả các nước theo kinh tế thị trường khác.
Lần này đảng lại kêu gọi toàn dân góp ý sau khi đã hoàn thành bản dự thảo. Đã có ý kiến hoài nghi và có cả lời kêu gọi tẩy chay. Đó là vì Bộ Chính trị từng kêu gọi nhân dân góp ý, nhưng đã đối xử rất kém văn hóa, có thể nói là thô bạo. Đó là vào cuối năm 2010, sau khi Bộ Chính trị tha thiết mời toàn đảng, toàn dân góp ý vào các văn kiện dự thảo trình Đại hội XI, đã có hơn 30 trí thức đảng viên CS cấp cao, từng là phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, viện sỹ, giáo sư - có thể coi là tinh hoa của kiến thức thời đại - đã suy nghĩ sâu sắc, vận dụng kiến thức và tâm huyết để chứng minh rõ ràng rằng cả 4 điều kiên định của Bộ Chính trị - kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định chế độ độc đảng, kiên định sở hữu quốc doanh làm chủ đạo - là sai lầm, lẩm cẩm và nguy hại ra sao. Tập thể trí thức này cũng nhấn mạnh cần xóa bỏ toàn bộ các văn kiện dự thảo và nên dành thời gian viết lại từ gốc. Bộ Chính trị đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo này, thậm chí không cần trả lời là đã nhận được biên bản tỷ mỷ của cuộc họp, và vẫn giữ nguyên các văn kiện sai lầm, lẩm cẩm, cũ kỹ đến rợn người.
Vậy lần này họ có lập lại cái trò lấy ý kiến toàn dân như thế hay không? Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội sẽ được triệu tâp vào tháng 5/2013 để nghe bản tổng hợp trình bày ý kiến của toàn dân và điều chỉnh bản dự thảo, và kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2013 sẽ thảo luận lần cuối và thông qua, không cần có trưng cầu dân ý. Kết quả sẽ lại là một Hiến pháp của đảng, vì đảng và do đảng, hoàn toàn không đếm xỉa đến nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Cứ như vậy, nhân dân ta sẽ lại ăn một quả lừa cay đắng nữa của đảng. Để một bản Hiến pháp XHCN 2013 xuất hiện,tốn bao nhiêu giấy mực, tiền của , họp hành , để đâu vẫn hoàn đấy, còn tệ hơn trước nữa. Và để nhân dân ta lại bỏ qua một thời cơ, lại một lần nữa bẽ bàng lỡ chuyến tàu tốc hành của phát triển và hội nhập với thế giới dân chủ hiện đại.
Đây là lần thứ 5 việc thay đổi Hiến pháp được đặt ra, sau khi có những bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1982 và 1992.
Đọc qua bản dự thảo, người ta thấy văn kiện này có vẻ như đã hoàn thành được một công việc to lớn đáng khen ngợi. So với Hiến pháp 1992 gồm có 12 chương và 147 điều, bản dự thảo mới ngắn gọn hơn, chỉ có 11 chương và 126 điều, nghĩa là giảm bớt 1 chương và 21 điều. Ngoài ra, có đến 95 điều đã được sửa đổi, 13 điều được bổ sung, và chỉ có 18 điều được giữ nguyên.
Nhưng khi đọc kỹ, có thể sơ bộ nhận xét rằng Ban dự thảo đã chơi trò ảo thuật, trình bày la liệt hàng trăm thay đổi «mini» về chữ nghĩa, nhưng «quên» hẳn đi những thay đổi, bổ sung quan trọng nhất mà các nhà trí thức, các nhà luật học, các nhà nghiên cứu, các tầng lớp nhân dân - nhất là nông dân cũng như các nhà kinh doanh tự do - đòi hỏi.
Đòi hỏi gay gắt và cấp bách nhất là huỷ bỏ Điều 4, tức là điều xác định vị trí lãnh đạo độc quyền của đảng CS, vì nó mâu thuẫn với Điều 2, tức là điều xác định toàn bộ chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.
Hơn nữa Điều 4 cũng đi ngược lại với Nghị quyết và Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (năm 1990), trong đó nêu rõ đảng CS không có nhiệm vụ quản lý nhà nước mà chỉ lãnh đạo bằng đề nghị, thuyết phục và làm gương: «Đảng là lực lượng lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan quản lý, Đảng không làm công việc quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng. Đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể".(Phần 6: Đổi mới sự lãnh đạo của đảng).
Một lý do quan trọng là uy tín hay tín nhiệm của một đảng đối với nhân dân không thể được ghi lại trên văn kiện pháp lý, mà phải do nhân dân tự cảm nhận và bày tỏ; hơn nữa uy tín ấy luôn biến động, khi lên khi xuống, không thể cố định một lần là xong. Chính vì vậy nên không có một hiến pháp của một nước nào khác lại ghi như thế, trừ hiến pháp cũ của Liên Xô đã bị bãi bỏ như một vết nhơ độc đoán và cưỡng ép. Điều 4 trong Hiến pháp 1982 và Hiến pháp 1992 chính là sao chép từ Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô, và chính điều này đã bị hủy bỏ.
Vậy những vấn đề gì là thiết thực và cấp bách nhất cần sửa đổi và bổ sung? Đó là hàng loạt vấn đề cơ bản hệ trọng, như có nên tiếp tục mang danh hiệu Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) VN hay không, khi Trung Quốc cũng chỉ là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi Cuba cũng bỏ danh hiệu nước CHXHCN rồi, cả Libya cũng đã bỏ tên nước XHCN, Miến Điện cũng từng là nước XHCN và xóa bỏ từ lâu. Hiện nay Việt Nam là nước duy nhất còn mang danh hiệu XHCN. Vậy thì tại sao lại tiếp tục bám giữ danh hiệu lạc lõng, rỗng tuếch về nội dung này khi dự thảo Hiến pháp mới đã khẳng định rằng sửa đổi phải gắn với khoa học và thực tế?
Khẳng định quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của nông dân là một đòi hỏi cấp bách, khi đảng đã trả lại sở hữu tư nhân cho nhà buôn, thợ thủ công, nhà kinh doanh công nghiệp, dịch vụ. Cần từ bỏ việc thực hiện «sở hữu toàn dân về toàn bộ ruộng đất (Điều 17 và 18)», một khái niệm không ở đâu có, ngoài Việt Nam. Cũng cần xác định Tự do kinh doanh và Quyền tư hữu là cơ sở phổ cập của chế độ chính trị và nền kinh tế của một đất nước theo kinh tế thị trường, như tất cả các nước theo kinh tế thị trường khác.
Lần này đảng lại kêu gọi toàn dân góp ý sau khi đã hoàn thành bản dự thảo. Đã có ý kiến hoài nghi và có cả lời kêu gọi tẩy chay. Đó là vì Bộ Chính trị từng kêu gọi nhân dân góp ý, nhưng đã đối xử rất kém văn hóa, có thể nói là thô bạo. Đó là vào cuối năm 2010, sau khi Bộ Chính trị tha thiết mời toàn đảng, toàn dân góp ý vào các văn kiện dự thảo trình Đại hội XI, đã có hơn 30 trí thức đảng viên CS cấp cao, từng là phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, viện sỹ, giáo sư - có thể coi là tinh hoa của kiến thức thời đại - đã suy nghĩ sâu sắc, vận dụng kiến thức và tâm huyết để chứng minh rõ ràng rằng cả 4 điều kiên định của Bộ Chính trị - kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định chế độ độc đảng, kiên định sở hữu quốc doanh làm chủ đạo - là sai lầm, lẩm cẩm và nguy hại ra sao. Tập thể trí thức này cũng nhấn mạnh cần xóa bỏ toàn bộ các văn kiện dự thảo và nên dành thời gian viết lại từ gốc. Bộ Chính trị đã bỏ ngoài tai những khuyến cáo này, thậm chí không cần trả lời là đã nhận được biên bản tỷ mỷ của cuộc họp, và vẫn giữ nguyên các văn kiện sai lầm, lẩm cẩm, cũ kỹ đến rợn người.
Vậy lần này họ có lập lại cái trò lấy ý kiến toàn dân như thế hay không? Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội sẽ được triệu tâp vào tháng 5/2013 để nghe bản tổng hợp trình bày ý kiến của toàn dân và điều chỉnh bản dự thảo, và kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2013 sẽ thảo luận lần cuối và thông qua, không cần có trưng cầu dân ý. Kết quả sẽ lại là một Hiến pháp của đảng, vì đảng và do đảng, hoàn toàn không đếm xỉa đến nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Cứ như vậy, nhân dân ta sẽ lại ăn một quả lừa cay đắng nữa của đảng. Để một bản Hiến pháp XHCN 2013 xuất hiện,tốn bao nhiêu giấy mực, tiền của , họp hành , để đâu vẫn hoàn đấy, còn tệ hơn trước nữa. Và để nhân dân ta lại bỏ qua một thời cơ, lại một lần nữa bẽ bàng lỡ chuyến tàu tốc hành của phát triển và hội nhập với thế giới dân chủ hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét