Nguồn diendantheky
"Đề án tổ chức thi hát về đề tài kháng chiến và Bác Hồ"- Một "dự án" khủng tầm quốc gia sắp trình Thủ tướng ký duyệt.
Một đề án mà nói như giáo sư Trần Hữu Dũng, ông đã "vô cùng run sợ" khi vừa đọc thấy cái tít bài trên báo Nhân Dân.
Đề án "quy hoạch nâng cấp và xây mới các công trình văn hóa" của Bộ Văn hóa- thể thao- du lịch với tổng mức đầu tư dự kiến trên 10.800 tỷ đồng.
Và vô số những đề án, dự án vô bổ khác…
Những nguồn ngân sách khổng lồ, hàng núi tiền của dân sẽ được chi cho các loại đề án, dự án vô bổ thế đó.
10.800 tỷ nếu có, nên dành cho mục tiêu này sẽ hữu ích hơn và văn hóa hơn: Hà Nội cần hơn 18.000 tỉ đồng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải.
Hoặc hơn thế, đem đầu tư xây dựng một hệ thống nhà xí công cộng đủ chuẩn cho toàn bộ các đô thị, khu vui chơi giải trí, du lịch nhằm cải thiện chuyện ỉa đái của người Việt- Tôi cho là quan trọng hơn, cấp thiết hơn và văn hóa hơn.
Nhân dịp năm hết Tết đến, ổn cổ truy tân, xin đưa lại thông tin về những thành tích "nhất thế giới" của Việt Nam đã được phát hành rộng rãi trên các báo chính thức như Giáo Dục Việt Nam, Vietnam.net,v.v... hồi tháng 4 năm 2012 để mội người tiện đối chiến với tình hình hiện nay và năm 2013. Được biết nhiêu người Việt Nam bất ngờ trước những thông tin này, nhưng cuối cùng đều thấy là có thật.
Đó là tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất... và những thứ khác cụ thể dưới đây
Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
Lãi suất Việt Nam "khủng" nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.
Những cấm cản trong kinh doanh vàng miếng, bắt đầu từ cuối tuần trước, là một bước nữa nhưng là bước thụt lùi trên con đường trao quyền tự do kinh doanh cho người dân.
Trước và ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hệ thống luật lệ, cách suy nghĩ, cách điều hành nền kinh tế được điều chỉnh theo hướng tiệm cận với thông lệ quốc tế, tạo nên một kỳ vọng từ nay Việt Nam sẽ xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng dựa trên luật lệ chứ không dựa vào các rào cản hành chính nữa.
Thế nhưng những năm gần đây tiến trình này bị chựng lại, thậm chí đảo ngược ở nhiều lãnh vực để quay về cơ chế điều hành dựa trên mệnh lệnh hành chính – một cơ chế tưởng đâu đã biến mất cùng nền kinh tế tập trung bao cấp. Mới nhất trong chuỗi sự kiện như thế là lệnh cấm kinh doanh vàng miếng ở những nơi không hội đủ điều kiện – có hàng chục ngàn điểm như thế trước đây là tiệm vàng mua bán lẻ vàng miếng nay buộc phải đóng cửa, ngưng giao dịch.
Nhìn lại những chủ trương thời kinh tế bao cấp như xem mỗi huyện là một pháo đài kinh tế đủ cả công nông nghiệp, dẫn đến chuyện ngăn sông cấm chợ, ngày nay ai cũng dễ vạch ra cái sai lầm, ấu trĩ của thời đó. Để rồi bây giờ chúng ta lại quay về kiểu cấm đoán mà lập luận phản bác cũng dễ nhận được sự đồng tình khi nhìn lại nhưng vào thời điểm hiện tại thì quán tính đang buộc mọi người xem đó là chuyện bình thường.
Từ 12.000 điểm giao dịch vàng xuống còn chưa đầy 2.500 điểm, thực chất chỉ do 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp điều hành, liệu việc triệt tiêu cạnh tranh đã rõ chưa? Một khi không còn môi trường cạnh tranh, chuyện ép giá đối với người dân là nguy cơ rất rõ ràng. Một địa phương đi mỏi mắt mới tìm ra một điểm được phép giao dịch vàng miếng, có gì bảo đảm nơi này không ra giá mua thấp và bán giá cao bởi người dân quanh đó không còn chọn lựa nào khác. Hàng loạt địa phương bị bỏ trống như thế cho giới mua bán thao túng, bắt chẹt dân quê; quyền lợi người sở hữu vàng không ai quan tâm. Mà đó là người dân thôn quê chỉ có một hai chỉ vàng phòng khi ốm đau hay lúc hữu sự. Việc mua bán chui, trái phép sẽ diễn ra và người dân càng thiệt hại như thời ngăn sông cấm chợ. Thực tế, theo tường thuật của phóng viên, có lúc người dân bị ép bán vàng phi SJC với giá rẻ hơn giá vàng SJC đến 6 triệu đồng/lượng.
Nhìn từ góc độ người kinh doanh, bỗng dưng 10.000 điểm mua bán vàng miếng bị tước mất quyền kinh doanh trong khi Luật Doanh nghiệp không hề thay đổi. Có ai đứng ra giải thích cho họ vì sao họ mất quyền kinh doanh đã ghi vào luật bằng một nghị định đứng dưới luật?
Chuyện giá vàng tác động lên tỷ giá trước đây là có thật bởi Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng huy động vàng miếng có trả lãi. Nay không cho huy động hay cho vay bằng vàng là đủ, không cần gì phải cấm đoán việc mua bán vàng miếng là một hoạt động lâu đời của người dân. Hệ lụy của việc cấm đoán này sẽ nhiều, với hệ quả là một thị trường vàng miếng méo mó, lệch lạc, nhiều biến tướng lách luật như tiệm vàng thành tiệm cầm đồ, mua bán chui, vàng nhẫn làm như vàng miếng… mà báo chí phản ánh trong tuần qua.
Không méo mó sao được khi từ 12.000 điểm kinh doanh chỉ còn lại 2.500 điểm trong khi nhu cầu mua bán chưa thấy có gì thay đổi. Ngân hàng Nhà nước lại còn quy định giá trị số dư vàng miếng phát sinh do mua bán vàng cuối ngày của các ngân hàng không được vượt quá 2% so với vốn tự có. Những hạn chế này sẽ gây sức ép lên giá, buộc giá giảm một cách giả tạo trong thời gian đầu, làm nảy sinh lập luận chính sách mới đã giúp kéo giá vàng trong nước về gần với giá vàng thế giới!
Ở đây có những tình tiết đáng lưu ý. Tại phiên chất vấn trước Quốc hội vào tháng 11-2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lập luận nếu để giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới, có nghĩa là chúng ta lại chấp nhận một thị trường đầu cơ về vàng cho nên không có việc liên thông với giá vàng thế giới. Nay Nghị quyết 01 của Chính phủ đã phản bác lập luận này khi yêu cầu Ngân hàng Nhà nước "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế". Nếu như Nghị quyết 01 đã chấn chỉnh một lập luận của Ngân hàng Nhà nước thì tương lai ngắn cũng cần một nghị quyết khác chấn chỉnh một lập luận khác cũng của Ngân hàng Nhà nước: Năm 2013, giá vàng trên thị trường sẽ do Ngân hàng Nhà nước kiến tạo và điều khiển, theo chủ trương "nền kinh tế giữ tiền, nhà nước giữ vàng". Chưa thấy một chính phủ nước nào, dù tiềm lực có mạnh đến đâu, lại dám "điều khiển giá vàng" cả, liệu chúng ta có đủ nguồn lực không và có cần thiết không?
Xin nhắc lại ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế với sự đồng thuận cao, rằng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước không hề bao gồm chuyện kinh doanh vàng miếng chứ chưa kể là độc quyền vàng miếng. Người dân bình thường không hề đầu cơ vàng, đại đa số chỉ mua và giữ vàng như một phương tiện phòng thân và để phòng tránh lạm phát. Cứ chăm chăm huy động vàng trong dân theo chủ trương "nền kinh tế giữ tiền, nhà nước giữ vàng" như tuyên bố của đại diện Ngân hàng Nhà nước sẽ làm xáo động cái cơ chế phòng chống lạm phát này, gây nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
Tin tức cho hay, tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, tức hơn 60 tỷ đôla.
Đây là con số gây chấn động được đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hôm thứ Tư 16/1 tại Hà Nội.
Nhiều bạn tự hỏi, số tiền 60 tỷ trên có nhiều không. Việc này tùy vào bạn đang đứng ở chỗ nào trên trái đất.
Hoa Kỳ có GDP (nominal) năm 2012 là 15 ngàn tỷ đô la, Việt Nam có khoảng 138 tỷ. 60 tỷ tương đương với hơn một nửa GDP của Việt Nam.
Doanh thu của Starbucks hàng năm khoảng 10 tỷ đô la và lãi khoảng hơn 1 tỷ. Như vậy tương đương với 60 năm làm việc của Starbucks với 150 ngàn nhân viên. Với người Mỹ thì không nhiều.
Dân thường ta thì sao. Nếu chia đều số tiền 60 tỷ đô la trên cho 90 triệu dân, mỗi người được 666$ (15 triệu đồng VN), chia cho dân số Mỹ 305 triệu, mỗi người được 197$.
Mỗi xuất McDonald (Big Mac) khoảng 5$ bao gồm bánh mỳ kẹp thịt, coca cola uống mệt nghỉ và gói khoai tây chiên. Với số tiền trên toàn dân Mỹ có thể sống được khoảng 40 ngày, không cần làm gì, mỗi ngày hai bữa fast food nhòe.
Nếu 90 triệu dân ta ăn phở, mỗi người 15 triệu đvn (25.000-30.000 đồng/bát), cũng được cỡ 500 bát. Nghĩa là gần cả năm liền, cả nước ta mỗi ngày hai bát phở, không phải một nắng hai sương, ra đồng cầy cấy.
Chiều dài, rộng và bề dầy của tờ 1$, 5$, 10$, 20$, 50$ và 100$ hoàn toàn như nhau (0.0043″ dầy X 2.61″ rộng X 6.14″ dài).
Nếu xếp những tờ 100$ lên nhau thì 60 tỷ đô la có chiều cao tương đương với 65,5km.
Xếp nghiêng toàn tờ 100 $ bằng đoạn đường từ Hà nội về chỗ Phủ Lý giáp Ninh Bình. Nếu xếp tờ 10$ thì ngang đoạn Hà Nội – Huế.
Một tỷ người hiện dưới mức nghèo (thu nhập 1$/ngày) trên hành tinh thì có thể sống trong 60 ngày.
Quả đấm thép của Việt Nam ảnh hưởng mạnh như thế đó.
Rất khó để nói giữa những chiếc Rolls-Royce phiên bản Rồng, những bộ túi Hermes, hay khoản chi tiêu 1 triệu đồng/tháng đâu mới là "hàn thử biểu" đo lường mức độ tiêu dùng người Việt.
Hermes thì đã mở tiếp cửa hàng. Starbucks sẽ khai trương sau 2-3 tuần nữa. Rolls-Royce sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Nhưng, hơn cả sự "đổ bộ" của hàng hiệu, những đánh giá của Kantar Worldpanel Vietnam cho thấy: Trong 10 năm tới, khu vực thành thị ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là điểm đến mơ ước của những thương hiệu hàng đầu thế giới về sự xa xỉ.
Hermes, nói ngắn gọn là những chiếc túi có giá tối thiểu 5 ngàn USD, riêng với loại "không bao giờ mất giá", giá của nó không phải hàng trăm ngàn USD mà là …vô giá. Bằng chứng, ngay cả những người mẫu nổi danh nhất cũng chỉ dám chơi hàng fake, hoặc "gí mũi tủ kính", bởi việc "chơi" một cái túi, một thương hiệu bắt đầu từ năm 1837, không phải là chỉ "chơi" một chiếc, mà là chơi tối thiểu một bộ 4 chiếc/4 màu, hoặc bộ 10 chiếc, giá "thường thôi", chỉ ngót 2 triệu, nhưng là 2 triệu USD, mới là sành điệu. Nói chung, không phải dành cho người giàu mà là giành cho giới thượng lưu, giành cho những người rất giàu, hoặc trọc phú, hoặc các mệnh phụ phu nhân, tiểu thư khuê các.
Còn Rolls-Royce, Việt Nam hiện có trên dưới 60 chiếc. Nhớ hồi tháng 3.2012, dư luận phát choáng khi chiếc Rolls-Royce phiên bản Rồng đánh số thứ tự "2" xuất hiện ở Hà Tĩnh. Một chiếc như thế muốn lăn bánh ở Việt Nam, giá bèo bèo, chỉ độ 40 tỷ đồng. Phải mở ngoặc để nói rằng, 40 tỷ đồng là một con số gồm 11 chữ số. Và phải nói thêm, Việt Nam đã sở hữu tới 4 chiếc, trên tổng số 33 chiếc trên toàn thế giới. Không biết nên buồn hay nên vui khi Rolls-Royce đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ tiếp cận được giới triệu phú ở 3 thị trường mới, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, có vẻ bình dị và khiêm tốn hơn, cafe Starbucks sẽ bắt đầu xuất hiện ở TP HCM vào đầu tháng tới, với mục tiêu là những đối tượng "hiện đại và sành điệu". Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời Chủ tịch phụ trách thị trường Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương của Starbucks, ông John Culver, phát biểu: Starbucks sẽ định giá sản phẩm tại Việt Nam ở hạng cao cấp. Có thể, sẽ vào khoảng 4 USD.
Kantar Worldpanel Vietnam dành cho Việt Nam những dòng đánh giá như sau: Nhận thức của người Việt tiêu dùng xa xỉ là yếu tố "thể hiện sự thành công". Tâm lý của người Việt luôn thích thể hiện sự giàu có, đẳng cấp bằng những thứ họ mang trên người. Những nhà điều hành của các thương hiệu xa xỉ danh tiếng đều đưa ra một nhận định về sự "quê mùa" trong quan niệm của người Việt: Hàng tiêu dùng xa xỉ là giá cả (chắc là càng cao, càng đắt càng thể hiện "đẳng cấp") và chất lượng. Và xài xa xỉ phẩm chính là "sự trải nghiệm mới".
Hermes đang tăng trưởng bình quân 20-30% với bộ sản phẩm nào ra là được "zân chơi không sợ mưa rơi" Việt Nam mua "trụi kệ". Chiếc Rolls-Royce Rồng thứ 5 cũng vừa về đến Việt Nam. Còn Starbucks, giá Mỹ, đang được tin tưởng "sẽ có một tương lai tươi sáng".
Trong khi đó, đa số những công nhân khu công nghiệp ở "đầu tàu kinh tế" TP HCM đang nuôi sống bản thân bằng số tiền dưới 1 triệu đồng/tháng.
Bạn có biết họ sống thế nào với 1 triệu đồng/tháng? Họ nhịn ăn. Hay nói cách khác, họ ăn vào thịt mình.
Còn ở Thủ đô, các vị phụ huynh, tiếc từng 5 ngàn đồng cho mỗi tin nhắn gửi VTV để biết thời tiết lúc 6h15 phút sáng- "hàn thử biểu" cho việc đến trường của những đứa trẻ.
Thực ra, rất khó để nói giữa những chiếc Rolls-Royce phiên bản Rồng, những bộ túi Hermes, hay khoản chi tiêu 1 triệu đồng/tháng đâu mới là "hàn thử biểu" đo lường mức độ tiêu dùng người Việt. Theo một kết quả khảo sát của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) về an sinh xã hội tại Việt Nam cho thấy nhóm giàu nhất chiếm 20% tổng số hộ gia đình nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. Còn khoảng cách giàu nghèo, chỉ 9,2%-theo con số của Tổng cục Thống kê.
Không biết chuyện Hermes, Rolls-Royce, hay Starbucks "tăng cường đổ bộ" vào Việt Nam" có nên được coi là một tin mừng? là một niềm tự hào?
BLOG TRƯƠNG DUY NHẤT
Một đề án mà nói như giáo sư Trần Hữu Dũng, ông đã "vô cùng run sợ" khi vừa đọc thấy cái tít bài trên báo Nhân Dân.
Đề án "quy hoạch nâng cấp và xây mới các công trình văn hóa" của Bộ Văn hóa- thể thao- du lịch với tổng mức đầu tư dự kiến trên 10.800 tỷ đồng.
Và vô số những đề án, dự án vô bổ khác…
Những nguồn ngân sách khổng lồ, hàng núi tiền của dân sẽ được chi cho các loại đề án, dự án vô bổ thế đó.
10.800 tỷ nếu có, nên dành cho mục tiêu này sẽ hữu ích hơn và văn hóa hơn: Hà Nội cần hơn 18.000 tỉ đồng xây dựng các nhà máy xử lý nước thải.
Hoặc hơn thế, đem đầu tư xây dựng một hệ thống nhà xí công cộng đủ chuẩn cho toàn bộ các đô thị, khu vui chơi giải trí, du lịch nhằm cải thiện chuyện ỉa đái của người Việt- Tôi cho là quan trọng hơn, cấp thiết hơn và văn hóa hơn.
BLOG TRẦN KINH NGHỊ
Đó là tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất... và những thứ khác cụ thể dưới đây
Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
Lãi suất Việt Nam "khủng" nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.
BLOG NGUYỄN VẠN PHÚ
Trước và ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hệ thống luật lệ, cách suy nghĩ, cách điều hành nền kinh tế được điều chỉnh theo hướng tiệm cận với thông lệ quốc tế, tạo nên một kỳ vọng từ nay Việt Nam sẽ xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng dựa trên luật lệ chứ không dựa vào các rào cản hành chính nữa.
Thế nhưng những năm gần đây tiến trình này bị chựng lại, thậm chí đảo ngược ở nhiều lãnh vực để quay về cơ chế điều hành dựa trên mệnh lệnh hành chính – một cơ chế tưởng đâu đã biến mất cùng nền kinh tế tập trung bao cấp. Mới nhất trong chuỗi sự kiện như thế là lệnh cấm kinh doanh vàng miếng ở những nơi không hội đủ điều kiện – có hàng chục ngàn điểm như thế trước đây là tiệm vàng mua bán lẻ vàng miếng nay buộc phải đóng cửa, ngưng giao dịch.
Nhìn lại những chủ trương thời kinh tế bao cấp như xem mỗi huyện là một pháo đài kinh tế đủ cả công nông nghiệp, dẫn đến chuyện ngăn sông cấm chợ, ngày nay ai cũng dễ vạch ra cái sai lầm, ấu trĩ của thời đó. Để rồi bây giờ chúng ta lại quay về kiểu cấm đoán mà lập luận phản bác cũng dễ nhận được sự đồng tình khi nhìn lại nhưng vào thời điểm hiện tại thì quán tính đang buộc mọi người xem đó là chuyện bình thường.
Từ 12.000 điểm giao dịch vàng xuống còn chưa đầy 2.500 điểm, thực chất chỉ do 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp điều hành, liệu việc triệt tiêu cạnh tranh đã rõ chưa? Một khi không còn môi trường cạnh tranh, chuyện ép giá đối với người dân là nguy cơ rất rõ ràng. Một địa phương đi mỏi mắt mới tìm ra một điểm được phép giao dịch vàng miếng, có gì bảo đảm nơi này không ra giá mua thấp và bán giá cao bởi người dân quanh đó không còn chọn lựa nào khác. Hàng loạt địa phương bị bỏ trống như thế cho giới mua bán thao túng, bắt chẹt dân quê; quyền lợi người sở hữu vàng không ai quan tâm. Mà đó là người dân thôn quê chỉ có một hai chỉ vàng phòng khi ốm đau hay lúc hữu sự. Việc mua bán chui, trái phép sẽ diễn ra và người dân càng thiệt hại như thời ngăn sông cấm chợ. Thực tế, theo tường thuật của phóng viên, có lúc người dân bị ép bán vàng phi SJC với giá rẻ hơn giá vàng SJC đến 6 triệu đồng/lượng.
Nhìn từ góc độ người kinh doanh, bỗng dưng 10.000 điểm mua bán vàng miếng bị tước mất quyền kinh doanh trong khi Luật Doanh nghiệp không hề thay đổi. Có ai đứng ra giải thích cho họ vì sao họ mất quyền kinh doanh đã ghi vào luật bằng một nghị định đứng dưới luật?
Chuyện giá vàng tác động lên tỷ giá trước đây là có thật bởi Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng huy động vàng miếng có trả lãi. Nay không cho huy động hay cho vay bằng vàng là đủ, không cần gì phải cấm đoán việc mua bán vàng miếng là một hoạt động lâu đời của người dân. Hệ lụy của việc cấm đoán này sẽ nhiều, với hệ quả là một thị trường vàng miếng méo mó, lệch lạc, nhiều biến tướng lách luật như tiệm vàng thành tiệm cầm đồ, mua bán chui, vàng nhẫn làm như vàng miếng… mà báo chí phản ánh trong tuần qua.
Không méo mó sao được khi từ 12.000 điểm kinh doanh chỉ còn lại 2.500 điểm trong khi nhu cầu mua bán chưa thấy có gì thay đổi. Ngân hàng Nhà nước lại còn quy định giá trị số dư vàng miếng phát sinh do mua bán vàng cuối ngày của các ngân hàng không được vượt quá 2% so với vốn tự có. Những hạn chế này sẽ gây sức ép lên giá, buộc giá giảm một cách giả tạo trong thời gian đầu, làm nảy sinh lập luận chính sách mới đã giúp kéo giá vàng trong nước về gần với giá vàng thế giới!
Ở đây có những tình tiết đáng lưu ý. Tại phiên chất vấn trước Quốc hội vào tháng 11-2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lập luận nếu để giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới, có nghĩa là chúng ta lại chấp nhận một thị trường đầu cơ về vàng cho nên không có việc liên thông với giá vàng thế giới. Nay Nghị quyết 01 của Chính phủ đã phản bác lập luận này khi yêu cầu Ngân hàng Nhà nước "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế". Nếu như Nghị quyết 01 đã chấn chỉnh một lập luận của Ngân hàng Nhà nước thì tương lai ngắn cũng cần một nghị quyết khác chấn chỉnh một lập luận khác cũng của Ngân hàng Nhà nước: Năm 2013, giá vàng trên thị trường sẽ do Ngân hàng Nhà nước kiến tạo và điều khiển, theo chủ trương "nền kinh tế giữ tiền, nhà nước giữ vàng". Chưa thấy một chính phủ nước nào, dù tiềm lực có mạnh đến đâu, lại dám "điều khiển giá vàng" cả, liệu chúng ta có đủ nguồn lực không và có cần thiết không?
Xin nhắc lại ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế với sự đồng thuận cao, rằng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước không hề bao gồm chuyện kinh doanh vàng miếng chứ chưa kể là độc quyền vàng miếng. Người dân bình thường không hề đầu cơ vàng, đại đa số chỉ mua và giữ vàng như một phương tiện phòng thân và để phòng tránh lạm phát. Cứ chăm chăm huy động vàng trong dân theo chủ trương "nền kinh tế giữ tiền, nhà nước giữ vàng" như tuyên bố của đại diện Ngân hàng Nhà nước sẽ làm xáo động cái cơ chế phòng chống lạm phát này, gây nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
BLOG HIỆU MINH
Tin tức cho hay, tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm này là hơn 1,33 triệu tỷ đồng, tức hơn 60 tỷ đôla.
Đây là con số gây chấn động được đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hôm thứ Tư 16/1 tại Hà Nội.
Nhiều bạn tự hỏi, số tiền 60 tỷ trên có nhiều không. Việc này tùy vào bạn đang đứng ở chỗ nào trên trái đất.
Hoa Kỳ có GDP (nominal) năm 2012 là 15 ngàn tỷ đô la, Việt Nam có khoảng 138 tỷ. 60 tỷ tương đương với hơn một nửa GDP của Việt Nam.
Doanh thu của Starbucks hàng năm khoảng 10 tỷ đô la và lãi khoảng hơn 1 tỷ. Như vậy tương đương với 60 năm làm việc của Starbucks với 150 ngàn nhân viên. Với người Mỹ thì không nhiều.
Dân thường ta thì sao. Nếu chia đều số tiền 60 tỷ đô la trên cho 90 triệu dân, mỗi người được 666$ (15 triệu đồng VN), chia cho dân số Mỹ 305 triệu, mỗi người được 197$.
Mỗi xuất McDonald (Big Mac) khoảng 5$ bao gồm bánh mỳ kẹp thịt, coca cola uống mệt nghỉ và gói khoai tây chiên. Với số tiền trên toàn dân Mỹ có thể sống được khoảng 40 ngày, không cần làm gì, mỗi ngày hai bữa fast food nhòe.
Nếu 90 triệu dân ta ăn phở, mỗi người 15 triệu đvn (25.000-30.000 đồng/bát), cũng được cỡ 500 bát. Nghĩa là gần cả năm liền, cả nước ta mỗi ngày hai bát phở, không phải một nắng hai sương, ra đồng cầy cấy.
Chiều dài, rộng và bề dầy của tờ 1$, 5$, 10$, 20$, 50$ và 100$ hoàn toàn như nhau (0.0043″ dầy X 2.61″ rộng X 6.14″ dài).
Nếu xếp những tờ 100$ lên nhau thì 60 tỷ đô la có chiều cao tương đương với 65,5km.
Xếp nghiêng toàn tờ 100 $ bằng đoạn đường từ Hà nội về chỗ Phủ Lý giáp Ninh Bình. Nếu xếp tờ 10$ thì ngang đoạn Hà Nội – Huế.
Một tỷ người hiện dưới mức nghèo (thu nhập 1$/ngày) trên hành tinh thì có thể sống trong 60 ngày.
Quả đấm thép của Việt Nam ảnh hưởng mạnh như thế đó.
BLOG ĐÀO TUẤN
Hermes thì đã mở tiếp cửa hàng. Starbucks sẽ khai trương sau 2-3 tuần nữa. Rolls-Royce sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Nhưng, hơn cả sự "đổ bộ" của hàng hiệu, những đánh giá của Kantar Worldpanel Vietnam cho thấy: Trong 10 năm tới, khu vực thành thị ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là điểm đến mơ ước của những thương hiệu hàng đầu thế giới về sự xa xỉ.
Hermes, nói ngắn gọn là những chiếc túi có giá tối thiểu 5 ngàn USD, riêng với loại "không bao giờ mất giá", giá của nó không phải hàng trăm ngàn USD mà là …vô giá. Bằng chứng, ngay cả những người mẫu nổi danh nhất cũng chỉ dám chơi hàng fake, hoặc "gí mũi tủ kính", bởi việc "chơi" một cái túi, một thương hiệu bắt đầu từ năm 1837, không phải là chỉ "chơi" một chiếc, mà là chơi tối thiểu một bộ 4 chiếc/4 màu, hoặc bộ 10 chiếc, giá "thường thôi", chỉ ngót 2 triệu, nhưng là 2 triệu USD, mới là sành điệu. Nói chung, không phải dành cho người giàu mà là giành cho giới thượng lưu, giành cho những người rất giàu, hoặc trọc phú, hoặc các mệnh phụ phu nhân, tiểu thư khuê các.
Còn Rolls-Royce, Việt Nam hiện có trên dưới 60 chiếc. Nhớ hồi tháng 3.2012, dư luận phát choáng khi chiếc Rolls-Royce phiên bản Rồng đánh số thứ tự "2" xuất hiện ở Hà Tĩnh. Một chiếc như thế muốn lăn bánh ở Việt Nam, giá bèo bèo, chỉ độ 40 tỷ đồng. Phải mở ngoặc để nói rằng, 40 tỷ đồng là một con số gồm 11 chữ số. Và phải nói thêm, Việt Nam đã sở hữu tới 4 chiếc, trên tổng số 33 chiếc trên toàn thế giới. Không biết nên buồn hay nên vui khi Rolls-Royce đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ tiếp cận được giới triệu phú ở 3 thị trường mới, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó, có vẻ bình dị và khiêm tốn hơn, cafe Starbucks sẽ bắt đầu xuất hiện ở TP HCM vào đầu tháng tới, với mục tiêu là những đối tượng "hiện đại và sành điệu". Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời Chủ tịch phụ trách thị trường Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương của Starbucks, ông John Culver, phát biểu: Starbucks sẽ định giá sản phẩm tại Việt Nam ở hạng cao cấp. Có thể, sẽ vào khoảng 4 USD.
Kantar Worldpanel Vietnam dành cho Việt Nam những dòng đánh giá như sau: Nhận thức của người Việt tiêu dùng xa xỉ là yếu tố "thể hiện sự thành công". Tâm lý của người Việt luôn thích thể hiện sự giàu có, đẳng cấp bằng những thứ họ mang trên người. Những nhà điều hành của các thương hiệu xa xỉ danh tiếng đều đưa ra một nhận định về sự "quê mùa" trong quan niệm của người Việt: Hàng tiêu dùng xa xỉ là giá cả (chắc là càng cao, càng đắt càng thể hiện "đẳng cấp") và chất lượng. Và xài xa xỉ phẩm chính là "sự trải nghiệm mới".
Hermes đang tăng trưởng bình quân 20-30% với bộ sản phẩm nào ra là được "zân chơi không sợ mưa rơi" Việt Nam mua "trụi kệ". Chiếc Rolls-Royce Rồng thứ 5 cũng vừa về đến Việt Nam. Còn Starbucks, giá Mỹ, đang được tin tưởng "sẽ có một tương lai tươi sáng".
Trong khi đó, đa số những công nhân khu công nghiệp ở "đầu tàu kinh tế" TP HCM đang nuôi sống bản thân bằng số tiền dưới 1 triệu đồng/tháng.
Bạn có biết họ sống thế nào với 1 triệu đồng/tháng? Họ nhịn ăn. Hay nói cách khác, họ ăn vào thịt mình.
Còn ở Thủ đô, các vị phụ huynh, tiếc từng 5 ngàn đồng cho mỗi tin nhắn gửi VTV để biết thời tiết lúc 6h15 phút sáng- "hàn thử biểu" cho việc đến trường của những đứa trẻ.
Thực ra, rất khó để nói giữa những chiếc Rolls-Royce phiên bản Rồng, những bộ túi Hermes, hay khoản chi tiêu 1 triệu đồng/tháng đâu mới là "hàn thử biểu" đo lường mức độ tiêu dùng người Việt. Theo một kết quả khảo sát của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) về an sinh xã hội tại Việt Nam cho thấy nhóm giàu nhất chiếm 20% tổng số hộ gia đình nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. Còn khoảng cách giàu nghèo, chỉ 9,2%-theo con số của Tổng cục Thống kê.
Không biết chuyện Hermes, Rolls-Royce, hay Starbucks "tăng cường đổ bộ" vào Việt Nam" có nên được coi là một tin mừng? là một niềm tự hào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét