Hà nội, ngày 20/10/2011
Kính gửi Ban tổ chức Đại hội kỳ X của Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam,
Tôi xin gửi tới Ban tổ chức bản tham luận dưới đây thay cho những tình cảm yêu mến và lời chúc mừng tốt đẹp nhất gửi tới các Quí vị, Anh Chị trong Ban tổ chức, Ban điều hành, các Thành viên và các vị Khách quí của Đại hội.
Trân trọng,
Phạm Hồng Sơn
***
Bạo quyền, Chủ quyền và Nhân quyền
Có lẽ ý niệm về Bạo quyền (tyranny) và Chủ quyền (sovereignty) đã xuất hiện rất sớm trong quá trình tiến hóa kéo dài từ hàng trăm ngàn năm qua của con người hiện đại (homo sapiens). Sự trấn áp, áp bức, cưỡng đoạt của con người đối với con người, của chủ nô với nô lệ, của kẻ mạnh với kẻ yếu, của kẻ thống trị với người bị trị, hay việc xác định ranh giới, sở hữu, quyền định đoạt lãnh thổ, tài sản riêng của một thủ lĩnh, một quân vương, một cá nhân, một cộng đồng, một dân tộc là những hiện tượng đã thấy xuất hiện từ thời cổ xưa của loài người. Trong khi đó, ý niệm Nhân quyền (Human rights-Quyền con người), với ý nghĩa là quyền chung cho mọi con người bất kể giới tính, nguồn gốc, địa vị, mới chỉ bắt đầu được nói đến vào Thời Ánh sáng (TK 17, 18) ở một số nước phương Tây và đến tận năm 1948, loài người mới có Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền. Phải thêm 34 năm nữa, Nhân quyền mới được cụ thể hóa trong các văn bản mang tính toàn cầu: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Một cách ngắn gọn và cụ thể hơn, gần đây loài người mới thống nhất được rằng phẩm giá của con người sẽ không toàn vẹn nếu con người không được xuất bản, chia sẻ những gì mình nghĩ với xã hội; không được gặp gỡ, hội họp, biểu tình với những người đồng chính kiến; không được tự thành lập nghiệp đoàn, tổ chức, đảng phái để cổ xúy, bảo vệ lợi ích của những người cùng quyền lợi hay đồng tư tưởng chính trị; v.v.
Dù được thừa nhận muộn màng, nhưng Nhân quyền đã tiến những bước rất nhanh về thời gian và rất rộng về không gian và ý nghĩa để "vượt lên" Bạo quyền và "nâng đỡ", "nâng cấp" cho Chủ quyền - từ ý nghĩa chủ quyền của một quân vương, một thủ lĩnh trở thành Chủ quyền của nhân dân (popular sovereignty), Chủ quyền quốc gia (national sovereignty).
Hôm nay, Bạo quyền đã trở thành một từ đáng xấu hổ, đang bị truy đuổi và đang bị gạt khỏi thế giới con người. Thì Nhân quyền đã là một từ đầy yêu mến, là nỗi khao khát, là giá trị phổ quát cho nhân loại ở khắp nơi, từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây. Dĩ nhiên, Nhân quyền không phải là từ ưa thích của những người còn dùng Bạo quyền dù chính họ không thể phản đối hay dám tranh luận công khai về Nhân quyền.
Chỉ trong hơn 50 năm qua, lịch sử loài người đã chứng tỏ Nhân quyền không chỉ giúp mang lại nguyên vẹn Chủ quyền quốc gia (quyền lãnh đạo đất nước, quyền bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, không gian quốc gia) trở lại trong tay người dân một dân tộc mà còn đảm bảo cho từng cá nhân của dân tộc đó đạt được Hạnh phúc riêng mà vẫn giữ được Nhân phẩm. Nước Đức (phía Tây) và nước Nhật sau Thế chiến II là những minh chứng không cần thêm sự diễn giải.
Nhưng lịch sử hơn 50 năm qua cũng cho thấy: khi thiếu hoặc không có Nhân quyền, Chủ quyền quốc gia giành lại được từ ngoại bang sẽ lại rơi vào tay Bạo quyền; dân tộc sẽ chắc chắn trở lại kiếp nô lệ cho chính người đồng tộc; đạo đức xã hội sẽ bị đẩy về phía cầm thú; lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên quốc gia sẽ thành tài sản riêng của một nhóm người, một gia đình hay một đảng; người còn lương tri, yêu nước sẽ bị biến thành tội đồ, kẻ trục lợi, bán nước được ca ngợi, tôn vinh, còn quân xâm lược sẽ được bảo vệ, che chở. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Afghanistan thời Taliban là những chứng cớ rõ ràng cho các diễn tiến lịch sử vừa kể. Nhưng minh họa đầy đủ nhất cho diễn tiến đó, chỉ có thể là: Việt Nam hôm nay.
Tuy nhiên, chỉ than vãn, buồn đau, cầu xin, chờ đợi hay nhờ vả chưa bao giờ có thể mang lại Nhân quyền đích thực.
Về triết học, khái niệm Nhân quyền đã được hình thành từ khái niệm Quyền Tự nhiên của dòng tư tưởng Thời Ánh Sáng. "Tạo hóa đã ban cho con người những quyền không thể tước đoạt, trong đó có quyền Sống, quyền Tự do và quyền Sở hữu". Nhưng những tư tưởng đó cũng đã chứng minh và được lịch sử xác nhận rằng Nhân quyền không thể tự nhiên mà có. Con người cần phải chủ động tìm hiểu Nhân quyền, nắm vững Nhân quyền, yêu quí Nhân quyền và đấu tranh để giành lấy Nhân quyền. Chủ động đấu tranh chính là điểm thống nhất giữa Đông và Tây để chống Bạo quyền. John Locke của phương Tây thế kỷ 17 và Mạnh Tử của phương Đông trước đó 20 thế kỷ, đều cho rằng: "Người dân có quyền đứng lên gạt bỏ chính thể đã xâm phạm hay không đảm bảo được những quyền tự nhiên của con người." Nhưng để Bạo quyền không thể quay lại và Chủ quyền được nằm trong tay nhân dân, chỉ có một cách duy nhất là phải giành và giữ được Nhân quyền. Chia sẻ, yểm trợ, tranh đấu để giành lại, để bảo vệ Nhân quyền cho tôi, cho anh, cho chị, cho bạn và cho tất cả mọi người. Đó vừa là quyền, là bổn phận, là hạnh phúc và là phẩm giá của tất cả chúng ta – những Con Người, Human Beings, Êtres Humains...
Phạm Hồng Sơn
Hà nội, tháng 10/2011
Kính gửi Ban tổ chức Đại hội kỳ X của Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam,
Tôi xin gửi tới Ban tổ chức bản tham luận dưới đây thay cho những tình cảm yêu mến và lời chúc mừng tốt đẹp nhất gửi tới các Quí vị, Anh Chị trong Ban tổ chức, Ban điều hành, các Thành viên và các vị Khách quí của Đại hội.
Trân trọng,
Phạm Hồng Sơn
***
Bạo quyền, Chủ quyền và Nhân quyền
Có lẽ ý niệm về Bạo quyền (tyranny) và Chủ quyền (sovereignty) đã xuất hiện rất sớm trong quá trình tiến hóa kéo dài từ hàng trăm ngàn năm qua của con người hiện đại (homo sapiens). Sự trấn áp, áp bức, cưỡng đoạt của con người đối với con người, của chủ nô với nô lệ, của kẻ mạnh với kẻ yếu, của kẻ thống trị với người bị trị, hay việc xác định ranh giới, sở hữu, quyền định đoạt lãnh thổ, tài sản riêng của một thủ lĩnh, một quân vương, một cá nhân, một cộng đồng, một dân tộc là những hiện tượng đã thấy xuất hiện từ thời cổ xưa của loài người. Trong khi đó, ý niệm Nhân quyền (Human rights-Quyền con người), với ý nghĩa là quyền chung cho mọi con người bất kể giới tính, nguồn gốc, địa vị, mới chỉ bắt đầu được nói đến vào Thời Ánh sáng (TK 17, 18) ở một số nước phương Tây và đến tận năm 1948, loài người mới có Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân Quyền. Phải thêm 34 năm nữa, Nhân quyền mới được cụ thể hóa trong các văn bản mang tính toàn cầu: Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Một cách ngắn gọn và cụ thể hơn, gần đây loài người mới thống nhất được rằng phẩm giá của con người sẽ không toàn vẹn nếu con người không được xuất bản, chia sẻ những gì mình nghĩ với xã hội; không được gặp gỡ, hội họp, biểu tình với những người đồng chính kiến; không được tự thành lập nghiệp đoàn, tổ chức, đảng phái để cổ xúy, bảo vệ lợi ích của những người cùng quyền lợi hay đồng tư tưởng chính trị; v.v.
Dù được thừa nhận muộn màng, nhưng Nhân quyền đã tiến những bước rất nhanh về thời gian và rất rộng về không gian và ý nghĩa để "vượt lên" Bạo quyền và "nâng đỡ", "nâng cấp" cho Chủ quyền - từ ý nghĩa chủ quyền của một quân vương, một thủ lĩnh trở thành Chủ quyền của nhân dân (popular sovereignty), Chủ quyền quốc gia (national sovereignty).
Hôm nay, Bạo quyền đã trở thành một từ đáng xấu hổ, đang bị truy đuổi và đang bị gạt khỏi thế giới con người. Thì Nhân quyền đã là một từ đầy yêu mến, là nỗi khao khát, là giá trị phổ quát cho nhân loại ở khắp nơi, từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây. Dĩ nhiên, Nhân quyền không phải là từ ưa thích của những người còn dùng Bạo quyền dù chính họ không thể phản đối hay dám tranh luận công khai về Nhân quyền.
Chỉ trong hơn 50 năm qua, lịch sử loài người đã chứng tỏ Nhân quyền không chỉ giúp mang lại nguyên vẹn Chủ quyền quốc gia (quyền lãnh đạo đất nước, quyền bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, không gian quốc gia) trở lại trong tay người dân một dân tộc mà còn đảm bảo cho từng cá nhân của dân tộc đó đạt được Hạnh phúc riêng mà vẫn giữ được Nhân phẩm. Nước Đức (phía Tây) và nước Nhật sau Thế chiến II là những minh chứng không cần thêm sự diễn giải.
Nhưng lịch sử hơn 50 năm qua cũng cho thấy: khi thiếu hoặc không có Nhân quyền, Chủ quyền quốc gia giành lại được từ ngoại bang sẽ lại rơi vào tay Bạo quyền; dân tộc sẽ chắc chắn trở lại kiếp nô lệ cho chính người đồng tộc; đạo đức xã hội sẽ bị đẩy về phía cầm thú; lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên quốc gia sẽ thành tài sản riêng của một nhóm người, một gia đình hay một đảng; người còn lương tri, yêu nước sẽ bị biến thành tội đồ, kẻ trục lợi, bán nước được ca ngợi, tôn vinh, còn quân xâm lược sẽ được bảo vệ, che chở. Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Afghanistan thời Taliban là những chứng cớ rõ ràng cho các diễn tiến lịch sử vừa kể. Nhưng minh họa đầy đủ nhất cho diễn tiến đó, chỉ có thể là: Việt Nam hôm nay.
Tuy nhiên, chỉ than vãn, buồn đau, cầu xin, chờ đợi hay nhờ vả chưa bao giờ có thể mang lại Nhân quyền đích thực.
Về triết học, khái niệm Nhân quyền đã được hình thành từ khái niệm Quyền Tự nhiên của dòng tư tưởng Thời Ánh Sáng. "Tạo hóa đã ban cho con người những quyền không thể tước đoạt, trong đó có quyền Sống, quyền Tự do và quyền Sở hữu". Nhưng những tư tưởng đó cũng đã chứng minh và được lịch sử xác nhận rằng Nhân quyền không thể tự nhiên mà có. Con người cần phải chủ động tìm hiểu Nhân quyền, nắm vững Nhân quyền, yêu quí Nhân quyền và đấu tranh để giành lấy Nhân quyền. Chủ động đấu tranh chính là điểm thống nhất giữa Đông và Tây để chống Bạo quyền. John Locke của phương Tây thế kỷ 17 và Mạnh Tử của phương Đông trước đó 20 thế kỷ, đều cho rằng: "Người dân có quyền đứng lên gạt bỏ chính thể đã xâm phạm hay không đảm bảo được những quyền tự nhiên của con người." Nhưng để Bạo quyền không thể quay lại và Chủ quyền được nằm trong tay nhân dân, chỉ có một cách duy nhất là phải giành và giữ được Nhân quyền. Chia sẻ, yểm trợ, tranh đấu để giành lại, để bảo vệ Nhân quyền cho tôi, cho anh, cho chị, cho bạn và cho tất cả mọi người. Đó vừa là quyền, là bổn phận, là hạnh phúc và là phẩm giá của tất cả chúng ta – những Con Người, Human Beings, Êtres Humains...
Phạm Hồng Sơn
Hà nội, tháng 10/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét