Chương trình "sóng vọng biển Đông" vừa tổ chức ở Hà Nội do nhà sử học Dương Trung Quốc dẫn chương trình, có cả GS Phan Huy Lê bóng cả của sử học hiện đại ViệtNam. Nhưng không hiểu sao không nhắc đến Hoàng Sa. Phải chăng quan sử có nổi sợ nào đó?
Hoàng Sa mất tích trong "sóng vọng biển Đông" do quan sử sợ? Đọc trên nhiều bản tin, có nhiều lãnh đạo cao cấp dến dự, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Nguyên TBT ĐCSVN Lê Khả Phiêu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh…
Hồi còn đi học và cả bữa nay, hay đọc sách của nhà sử học Dương Trung Quốc, rồi sách của GS Phan Huy Lê cũng tìm tòi nhiều lắm. Có là đọc ngấu nghiến. Văn sử viết cô đọng, hay và phân tích rạch ròi.
Nhưng thấy lạ, một chương trình "sóng vọng biển Đông" có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự mà không nói gì về hương hoả Hoàng Sa là hoàn toàn không được. Đà Nẵng hiện vẫn có huyện đảo Hoàng Sa có trụ sở tại sở Nội vụ Đà Nẵng, vẫn có bộ máy hành chính, có Chủ tịch huyện đảo. Vậy thì cớ gì không vọng Hoàng Sa của tiên tổ để lại.
Trước quan khách vào sinh ra tử nhiều lần như thế mà không nói đến Hoàng Sa, chắc chắn sẽ có người tự ái mà hỏi. Đừng quên rằng những lãnh đạo đến dự buổi "sóng vọng biển Đông" đó không ai là không yêu nước. Nhưng không hiểu vì sao Hoàng Sa mất tích?
Chủ tịch hội sử học Việt Nam giáo sư Phan Huy Lê và TTK Hội sử học Việt Nam, Dương Trung Quốc cần có câu trả lời mạch lạc về vấn đề này, bởi Hoàng Sa là da thịt Việt Nam.
Người ta rất sợ dân ta không biết sử ta, mà sự kiện chấn động chưa qua là ngàn điểm không môn lịch sử. Nhưng càng sợ hơn khi các nhà sử học cho Hoàng Sa mất tích trong một chương trình lịch sử, muốn chuyển tải lòng yêu nước, các dữ kiện căn bản của sử nhà đến công chúng. Cũng rất sợ khi mấy ngày qua các nhà sử học chưa giải thích minh bạch Hoàng Sa mất tích trong "sóng vọng biển Đông".
Từ lâu vẫn đọc tạp chí Xưa và Nay của ông Dương Trung Quốc. Nhưng từ nay sẽ đoạn tuyệt mặc dù đó là ông trình tạp chí có nhiều bài hay.
Cu Làng Cát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét