Khi sinh tôi, bố tôi đặt tên là Vũ Hùng. Tôi đi học cô giáo nói "Con trai tên lót phải là văn con gái tên lót phải là thị", thế là tên tôi thành Vũ Văn Hùng.
Những năm tháng ấy đất nước tang tóc, tiêu điều, có những gia đình còn để thất lạc cả mồ mả ông cha, còn ai để ý đến cái tên người, tuy vậy giờ đây ai hỏi tên, tôi vẫn nói tên bố tôi đã đặt cho tôi từ trước.
Tên tôi trước có võ, có hùng chắc là khi đặt tên bố tôi cũng muốn tôi sau này trở thành một võ tướng hùng dũng chăng? Sau khi thêm chữ văn, tên tôi có vẻ toàn tài hơn hẳn, "có văn có võ".
Cái tên cũng có thể là một hiển hiện nào đó của số phận. Vì rằng "văn có võ có" nên tôi theo làm cách mạng dân chủ và cũng như mọi người trong phong trào: cái nhà tù nhỏ của cộng sản nó đang vẫy gọi tôi, nó muốn làm bổn phận của nó trên nguyên tắc phi nhân quyền, phi dân chủ.
Hôm ấy là ngày 18 tháng 4 năm 2007, tôi tới trường dạy học như bình thường. Tôi là giáo viên dạy Vật lý, trường Trung học cơ sở Bích Hoà - Thanh Oai - Hà tây. Khi đang dạy tiết thứ ba, nhìn ra cửa sổ, tôi thấy hai người thợ sửa chữa điện thoại dáng điệu lúi ha lúi húi nhưng ánh mắt lại cứ đảo nhanh như rang lạc, tôi nghĩ là chuyện nhỏ, chắc điện thoại của nhà trường bị đứt dây đó mà. Hết tiết dạy đó tôi tới phòng Hội đồng.
Trống vào tiết thứ tư, tôi không phải dạy tiết này nên tranh thủ ngồi soạn bài. Chị Trần Thị Ao tổ trưởng xã hội đi về phía tôi, chị cầm một tập tài liệu "ngoài luồng" mà tôi đã cho chị mượn từ mấy hôm trước, chị nói: "Trả chú Hùng", tôi đưa tay nhận và nói: "Xin chị". Lập tức hai người thợ sửa chữa điện thoại lúc trước, không hiểu bằng cách nào đã có mặt trong phòng hội đồng, họ xông tới túm tay tôi nói: "Mày phải cầm, cấm vứt đi". Lúc này tôi mới biết họ là công an mật, là an ninh chính trị.
Không hiểu sao lúc đó, tôi rất bình tĩnh, hành động và lời nói của tôi nhã nhặn và đúng mực hơn cả ngày thường. Hai người công an này rất gân guốc và căng thẳng, chắc họ nghi tôi được trang bị những vũ khí nguy hiểm và có thể chống cự lại điên cuồng hoặc chạy trốn, trong khi tôi không có ý định đó và vũ khí trong tay tôi là một tập giấy.
Công an đưa tôi ra Uỷ ban Nhân dân xã Bích Hoà nơi tôi dạy học, đọc lệnh khám xét khẩn cấp đối với tôi rồi khám người, tước điện thoại di động.
Tại thời điểm đó, nhà tôi ở khu tập thể Chi cục Thú y Hà Tây cũng bị khám nhà mà tôi không được biết. Công an nói với tôi: "Nhà anh có rất nhiều tài liệu chống Chủ nghĩa xã hội". Thế là lệnh bắt khẩn cấp tôi được đưa ra với tội danh "Tàng trữ và tuyên truyền tài liệu chống Chủ nghĩa xã hội".
Có thể muốn chứng cứ được chắc chắn hơn nên họ lục tung mọi thứ khác trong nhà, kể cả khu vực để quần áo của cả gia đình. Khi họ thấy một phong bì dán kín và giấu trong lớp quần áo dưới cùng, họ vui lắm, họ nói: đây đô la đây rồi, tuồng như có thêm đô la thì tôi sẽ thêm cái tội ăn tiền của "bọn phản động ngoại bang" để chống Chủ nghĩa xã hội. Họ nói vợ tôi xuống tầng dưới để chứng kiến việc mở cái phong bì đó: 5 tờ 200 đồng mới cứng! Đó là tiền lộc hôm vợ tôi đi chùa rồi để quên trong tủ quần áo.
Trưa hôm đó họ đưa tôi tới trụ sở Công an tỉnh Hà Tây. Buổi chiều, công an quay phim cảnh hỏi cung tôi rồi đưa tôi đến trại giam. Tôi phải đợi rất lâu, và cuối cùng các thủ tục nhập trại cũng được làm. Khám bệnh qua quýt với một câu hỏi trống không của nhân viên y tế: "Có nghiện hêrôin không?". Tất nhiên họ nhận được ở tôi cái lắc đầu. Giờ về suy nghĩ lại tôi cũng thấy tiếc, đáng lẽ ra lúc đó tôi phải nói là tôi nghiện dân chủ, tôi phải bình tĩnh trong mọi tình huống và bất cứ đâu cũng phải cố tuyên truyền cho lý tưởng của mình.
Gần buổi tối, tôi chính thức được bàn giao cho cai ngục trại giam.
Người cai ngục này không cao lắm, tuổi có thể nhiều hơn tôi, nét mặt nhăn nhúm, chắc anh ta phải thường xuyên thể hiện uy quyền với tù nhân. Anh ta đứng chỉ tay bắt tôi ngồi xó cửa dưới đất để nghe anh ta cấm những điều không được làm, đôi giầy phải tháo ra vì không được dùng. Việc bắt tù ngồi xó nhà là có ý đồ tạo tâm lý tự ti khuất phục đối với cai ngục. Sau đó anh ta áp tải tôi đi chân đất tới phòng giam. Bước chân trần trên nền xi măng, tôi thấy lạnh chân và tự nhiên lại nhớ đến câu chuyện học thời trẻ con: muốn giữ ấm cổ họng thì phải giữ ấm bàn chân, vào trong này xảy ra chuyện ốm đau thì mệt lắm.
Hai lần cửa sắt đóng sập. Một lúc sau tôi nghe tiếng đóng bập của làn cửa sắt thứ ba. Vậy là tôi đã ở trong một nhà tù thực sự với sự canh gác nghiêm ngặt và điều kiện sống khắc nghiệt. Trong phòng đã có sẵn 4 người tù thế hệ 8X đang ăn cơm, họ mời tôi ăn cùng, tôi từ chối. Các em bị bắt vì trộm, cướp, lưu hành bạc giả… là những tội phạm hình sự đã ở trong này được mấy tháng rồi. Còn tôi, tôi không nghĩ mình có tội, chỉ đọc sách báo mà có tội thì cả thế giới này quay lại thời mông muội cộng sản nguyên thuỷ từ lâu rồi, huống chi là giữa thế kỷ 21, thể kỷ hội nhập và phát triển. Chắc họ bắt nhầm tôi và sẽ thả nhanh thôi, tôi tự an ủi mình như vậy.
Tôi ngó quanh và thấy dãy buồng giam này có 24 phòng, diện tích giống nhau 2.5m x 3.2m = 8m2. Mỗi phòng có một bể nước con màu vàng khè, bẩn tưởi, một toa lét xổm không che đậy, người nào đi toa lét thì những người còn lại coi như phải chứng kiến hết cái quy trình tự nhiên đó, mùi hôi thối không thể tả. Cách toa lét khoảng 1m là hai cái bệ xi măng để phạm nhân nằm, có chiếu chăn nhưng chúng rách nát và cáu bẩn không thể tưởng. Do điều kiện sống chật hẹp, ẩm thấp nên sau một thời gian ngắn, nhiều người mắc bệnh da liễu và các chứng bệnh khác.
Tình trạng "tự sướng" cũng bị lạm dụng bừa bãi trong tù, giữa "thanh thiên bạch nhật". Cai ngục công khai khinh rẻ bất cứ ai đã vào trong này, không kể là họ bị tạm giam như tôi hay đã có án. Cư dân trong này xích mích đánh lộn lẫn nhau, số phận của họ thật đáng thương.
Đêm 18/4 là một đêm đầu tiên thức trắng và mệt mỏi. Trong đầu tôi lan man nghĩ về tổ ấm của mình, đang vui vẻ cùng gia đình tự dưng bị tước đoạt quyền làm người, bị tống giam, bị cách biệt tình cha con. Chắc lũ con tôi đã khóc hết nước mắt khi biết tôi bị đi tù, lũ nhỏ chắc nhớ tôi lắm, khi đi ngủ tôi vẫn thường hay kể chuyện cho chúng nghe và thằng út khi ngủ còn vê ti tôi. Vợ tôi nữa, không biết thế nào, mọi khi buổi tối khi xong việc, khi các con đã ngủ… Tôi vẫn nhớ cú khều lúc nửa đêm.
Chỉ cách nhau vài cái song sắt mà sao tôi nghĩ như lâu lắm rồi. Tôi tự nhủ rằng khi cách mạng dân chủ thành công thì trên cả nước sẽ không bao giờ còn kiểu vi phạm nhân quyền như thời cộng sản này nữa. Không còn cảnh vợ chồng phải cách xa, con cái bị tách ra khỏi bố chỉ vì một vài tờ báo, quyển sách mà tôi được người ta cho đọc.
Ngày 19/04/2007 buổi sáng, cai ngục gọi tôi đi thẩm vấn, tôi phải mặc áo kẻ sọc, loại dành riêng cho tù nhân đã thành án.
Gặp người công an thẩm vấn tôi, tên là Tuấn, tôi tuyên bố không hợp tác, anh ta nói là chiều sẽ mở niêm phong tài liệu thu ở nhà tôi, tôi sẽ được gặp bố tôi vậy tôi nên vui trước mặt người thân. Anh ta không nhắc thì tôi cũng sẽ như vậy, tôi cũng đã nghĩ đến tình trạng bị tù này từ lâu rồi. Cười một tý cũng có sao, lúc trước tôi được dạy bảo là những người yêu nước Việt Nam đã dùng chính nhà tù, toà án của đế quốc Pháp làm diễn đàn để tố cáo chế độ đó thôi. Có lẽ tôi cũng sẽ phải làm như vậy.
Trưa đó, tôi ăn cơm, gạo đen, xấu, nhiều trấu thóc, nhưng nghĩ đến ngày xưa có thời gian dài cả gia đình tôi phải ra đồng hái rau dại về ăn thay cơm là tôi vẫn thấy hạnh phúc. Thời đó gia đình ông tôi là địa chủ đang có của ăn của để, theo cách mạng vô sản nên phải đi hái rau như vậy đó. Tôi nuốt miếng cơm mà cổ đau và rát quá, vội chiêu thêm một ngụm nước canh "toàn quốc" màu cánh gián đen xì kiểu rau muống luộc thiếu lửa.
Theo lời kể của cư dân ở trong này lâu thì mùa đông chỉ có cải bắp luộc, mùa hè chỉ có rau muống cọng dài lòng thòng để nguyên rễ luộc mà thôi. Nước chấm là nước muối và thức ăn dăm miếng đậu phụ đen to bằng đầu ngón tay cái, mỗi người 1 miếng, loại đậu phụ này tôi chưa bao giờ thấy bán ở ngoài chợ. Thịt thì khoảng 1 tháng được ăn một lần hai miếng nhỏ, mỏng như tờ giấy, nhưng cũng chỉ là loại bạc nhạc, đôi khi ôi thiu.
Buổi chiều tôi được gặp bố tôi, ngoài ra trong phòng còn có ba người công an và một người đại diện Viện kiểm sát tỉnh.
Bố tôi không còn là người vững vàng, uyên bác, quyết đoán như ngày nào. Ông giờ đây trông yếu đuối, đáng thương. Có lẽ cú sốc có con bị vào tù cộng sản mà lại dính dáng đến chính trị đã đánh gục ông. Xong thủ tục mở niêm phong, hai bố con tôi được nói chuyện với nhau. Bố tôi nhìn tôi bằng đôi mắt ấm áp, Ông dặn tôi yêu tâm về các con và chú ý giữ sức khoẻ, thời gian lúc đó thật ngắn.
Bố tôi cũng hơn 40 năm tuổi đảng. Ông cũng phục vụ đảng để cho người dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng giờ đây chắc ông cũng hiểu ra đôi chút: chỉ vì một vài tờ báo, quyển sách mà tôi bị bỏ tù. Ông Ái Quấc, lãnh tụ của bố tôi, đứng giữa Paris yêu sách 8 điểm cho Việt Nam liệu có bị tù giống tôi bây giờ không nhỉ. Hình như không, ông ấy có bị bỏ tù vì đọc báo, viết báo, yêu sách đâu. Xã hội tư bản thật là kỳ quặc, nuôi ong tay áo.
Cô giáo Ao cũng bị giam chung địa điểm với tôi, cách vài phòng gì đó, hôm đó cô cũng được cho gặp con gái, con gái cô khóc lóc thảm thiết, cô là người vững vàng mà cũng rơi nước mắt theo. Nhìn sự việc như vậy tôi cũng thấy mình có lỗi đã gây ra việc này. Ai có ngờ đâu, xã hội cộng sản độc tài là như thế đó. Những bạn bè tôi bây giờ không biết ra sao, những lúc chén rượu, ấm chè không biết có thể trở thành bằng chứng để bắt họ vì liên quan đến tôi không. Sự đời "thiên đường Chủ nghĩa xã hội" làm sao mà biết được.
Những ngày tiếp theo 20, 21, 22, 23/04 nhân viên an ninh thẩm vấn tôi với nội dung tài liệu chống Chủ nghĩa xã hội tôi lấy ở đâu, quan điểm của tôi về những tài liệu đó, tôi đã tới nhà những người hoạt động dân chủ để làm gì. Duy nhất có việc tôi có tham gia hội những người Việt Nam yêu nước hay không được họ hỏi đi, hỏi lại rất kỹ, vì chính quyền độc tài cộng sản luôn muốn dập tắt phong trào dân chủ từ trong trứng nước. Họ cũng luôn lập ra các tổ chức cuội để giăng bẫy bắt bớ các người yêu dân chủ.
Tôi đã trả lời họ theo nguyên tắc tuyệt đối là không làm hại ai. Tài liệu tôi có được do tôi mua của người bán giấy vụn, nhặt được ở quán bia và của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang ký tặng. Quan điểm của tôi về những tài liệu đó là có tài liệu tôi đồng ý với tác giả, có tài liệu tôi không có ý kiến về nội dung. Việc tôi đến chơi nhà các công dân Việt Nam là không sai. Còn về hội những người Việt Nam yêu nước thì tôi không nhận lời tham gia. Và tôi khẳng định tất cả những việc làm của tôi không hề vi phạm pháp luật.
Ngày 24 và 25/04 tôi nằm trong phòng chờ đợi vì sau thời hạn 9 ngày là một bước ngoặt có thể tôi bị tù hoặc được thả ra. Anh em trong phòng nói với tôi như vậy.
Ngày 26/04/2007 cai ngục gọi tôi ra sân trại để lăn tay đeo số và chụp ảnh (2 ảnh nghiêng, 1 ảnh thẳng) để làm hồ sơ nhập trại. Việc này thủ tục cũng giống như lần tôi bị công an bắt nóng hôm biểu tình chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh ngày 29/04/2008 vừa qua.
Sáng ngày 27/04/2007 người công an thường thẩm vấn tôi tên là Liệu tới, anh nói tôi nên viết bản kiểm điểm. Tôi hiểu rằng tôi có thể không bị tù. Và khi ra tù tôi sẽ làm được nhiều việc hơn, lúc này tôi cũng có cách nghĩ làm sao đó cho hợp lý là được.
Tôi ngồi viết một bản kiểm điểm mà nội dung của nó khôi hài tới mức chỉ có thể có được ở những ngày tàn của chế độ độc tài cộng sản mà thôi. Nó không hề tuân theo quy định của pháp luật.
Họ bắt tôi cam đoan không được đến nhà thăm hỏi những người đấu tranh dân chủ nữa, họ bắt tôi viết việc chống chủ nghĩa xã hội là sai trái, viết dòng chữ xin được khoan hồng. Sau đó tôi đọc lại bản kiểm điểm, công an có ghi âm và quay camera.
Sự việc như vậy, tôi biết họ cấm không được đi thăm là sai, và Chủ nghĩa xã hội thì là ảo tưởng - có thật đâu mà chống, mình đâu có tội mà xin khoan hồng, nhưng lúc đó tôi cũng đành theo kiểu "dù sao trái đất vẫn quay" để nhanh chóng được về với gia đình, với bạn hữu và cống hiến tiếp cho phong trào dân chủ.
Đến ngày nay tôi vẫn nghĩ cái bản kiểm điểm đó là bằng chứng sự hèn nhát của tôi, nhưng hơn ai hết, tôi nghĩ các quý vị trong phong trào dân chủ sẽ bỏ quá cho tôi.
Ngay sau đó, tôi cởi chiếc áo kẻ sọc tù trả trại giam và được tự do với bộ râu 9 ngày không cạo, bộ quần áo 9 ngày không giặt. Ra cổng trại, tôi thấy người nhà tôi và chị Chủ tịch Công đoàn trường tôi ở đó.
Việc tôi bị công an bắt tạm giam 9 ngày đã xảy ra hơn một năm mà tôi vẫn thấy như vừa xảy ra hôm qua vậy. Vả lại trước quyền lợi của biết bao già trẻ, trai gái trên đất nước thân yêu này thì chút vinh nhục của tôi nào có đáng kể gì.
Hà Đông ngày 14/06/2008.
Những năm tháng ấy đất nước tang tóc, tiêu điều, có những gia đình còn để thất lạc cả mồ mả ông cha, còn ai để ý đến cái tên người, tuy vậy giờ đây ai hỏi tên, tôi vẫn nói tên bố tôi đã đặt cho tôi từ trước.
Tên tôi trước có võ, có hùng chắc là khi đặt tên bố tôi cũng muốn tôi sau này trở thành một võ tướng hùng dũng chăng? Sau khi thêm chữ văn, tên tôi có vẻ toàn tài hơn hẳn, "có văn có võ".
Cái tên cũng có thể là một hiển hiện nào đó của số phận. Vì rằng "văn có võ có" nên tôi theo làm cách mạng dân chủ và cũng như mọi người trong phong trào: cái nhà tù nhỏ của cộng sản nó đang vẫy gọi tôi, nó muốn làm bổn phận của nó trên nguyên tắc phi nhân quyền, phi dân chủ.
Hôm ấy là ngày 18 tháng 4 năm 2007, tôi tới trường dạy học như bình thường. Tôi là giáo viên dạy Vật lý, trường Trung học cơ sở Bích Hoà - Thanh Oai - Hà tây. Khi đang dạy tiết thứ ba, nhìn ra cửa sổ, tôi thấy hai người thợ sửa chữa điện thoại dáng điệu lúi ha lúi húi nhưng ánh mắt lại cứ đảo nhanh như rang lạc, tôi nghĩ là chuyện nhỏ, chắc điện thoại của nhà trường bị đứt dây đó mà. Hết tiết dạy đó tôi tới phòng Hội đồng.
Trống vào tiết thứ tư, tôi không phải dạy tiết này nên tranh thủ ngồi soạn bài. Chị Trần Thị Ao tổ trưởng xã hội đi về phía tôi, chị cầm một tập tài liệu "ngoài luồng" mà tôi đã cho chị mượn từ mấy hôm trước, chị nói: "Trả chú Hùng", tôi đưa tay nhận và nói: "Xin chị". Lập tức hai người thợ sửa chữa điện thoại lúc trước, không hiểu bằng cách nào đã có mặt trong phòng hội đồng, họ xông tới túm tay tôi nói: "Mày phải cầm, cấm vứt đi". Lúc này tôi mới biết họ là công an mật, là an ninh chính trị.
Không hiểu sao lúc đó, tôi rất bình tĩnh, hành động và lời nói của tôi nhã nhặn và đúng mực hơn cả ngày thường. Hai người công an này rất gân guốc và căng thẳng, chắc họ nghi tôi được trang bị những vũ khí nguy hiểm và có thể chống cự lại điên cuồng hoặc chạy trốn, trong khi tôi không có ý định đó và vũ khí trong tay tôi là một tập giấy.
Công an đưa tôi ra Uỷ ban Nhân dân xã Bích Hoà nơi tôi dạy học, đọc lệnh khám xét khẩn cấp đối với tôi rồi khám người, tước điện thoại di động.
Tại thời điểm đó, nhà tôi ở khu tập thể Chi cục Thú y Hà Tây cũng bị khám nhà mà tôi không được biết. Công an nói với tôi: "Nhà anh có rất nhiều tài liệu chống Chủ nghĩa xã hội". Thế là lệnh bắt khẩn cấp tôi được đưa ra với tội danh "Tàng trữ và tuyên truyền tài liệu chống Chủ nghĩa xã hội".
Có thể muốn chứng cứ được chắc chắn hơn nên họ lục tung mọi thứ khác trong nhà, kể cả khu vực để quần áo của cả gia đình. Khi họ thấy một phong bì dán kín và giấu trong lớp quần áo dưới cùng, họ vui lắm, họ nói: đây đô la đây rồi, tuồng như có thêm đô la thì tôi sẽ thêm cái tội ăn tiền của "bọn phản động ngoại bang" để chống Chủ nghĩa xã hội. Họ nói vợ tôi xuống tầng dưới để chứng kiến việc mở cái phong bì đó: 5 tờ 200 đồng mới cứng! Đó là tiền lộc hôm vợ tôi đi chùa rồi để quên trong tủ quần áo.
Trưa hôm đó họ đưa tôi tới trụ sở Công an tỉnh Hà Tây. Buổi chiều, công an quay phim cảnh hỏi cung tôi rồi đưa tôi đến trại giam. Tôi phải đợi rất lâu, và cuối cùng các thủ tục nhập trại cũng được làm. Khám bệnh qua quýt với một câu hỏi trống không của nhân viên y tế: "Có nghiện hêrôin không?". Tất nhiên họ nhận được ở tôi cái lắc đầu. Giờ về suy nghĩ lại tôi cũng thấy tiếc, đáng lẽ ra lúc đó tôi phải nói là tôi nghiện dân chủ, tôi phải bình tĩnh trong mọi tình huống và bất cứ đâu cũng phải cố tuyên truyền cho lý tưởng của mình.
Gần buổi tối, tôi chính thức được bàn giao cho cai ngục trại giam.
Người cai ngục này không cao lắm, tuổi có thể nhiều hơn tôi, nét mặt nhăn nhúm, chắc anh ta phải thường xuyên thể hiện uy quyền với tù nhân. Anh ta đứng chỉ tay bắt tôi ngồi xó cửa dưới đất để nghe anh ta cấm những điều không được làm, đôi giầy phải tháo ra vì không được dùng. Việc bắt tù ngồi xó nhà là có ý đồ tạo tâm lý tự ti khuất phục đối với cai ngục. Sau đó anh ta áp tải tôi đi chân đất tới phòng giam. Bước chân trần trên nền xi măng, tôi thấy lạnh chân và tự nhiên lại nhớ đến câu chuyện học thời trẻ con: muốn giữ ấm cổ họng thì phải giữ ấm bàn chân, vào trong này xảy ra chuyện ốm đau thì mệt lắm.
Hai lần cửa sắt đóng sập. Một lúc sau tôi nghe tiếng đóng bập của làn cửa sắt thứ ba. Vậy là tôi đã ở trong một nhà tù thực sự với sự canh gác nghiêm ngặt và điều kiện sống khắc nghiệt. Trong phòng đã có sẵn 4 người tù thế hệ 8X đang ăn cơm, họ mời tôi ăn cùng, tôi từ chối. Các em bị bắt vì trộm, cướp, lưu hành bạc giả… là những tội phạm hình sự đã ở trong này được mấy tháng rồi. Còn tôi, tôi không nghĩ mình có tội, chỉ đọc sách báo mà có tội thì cả thế giới này quay lại thời mông muội cộng sản nguyên thuỷ từ lâu rồi, huống chi là giữa thế kỷ 21, thể kỷ hội nhập và phát triển. Chắc họ bắt nhầm tôi và sẽ thả nhanh thôi, tôi tự an ủi mình như vậy.
Tôi ngó quanh và thấy dãy buồng giam này có 24 phòng, diện tích giống nhau 2.5m x 3.2m = 8m2. Mỗi phòng có một bể nước con màu vàng khè, bẩn tưởi, một toa lét xổm không che đậy, người nào đi toa lét thì những người còn lại coi như phải chứng kiến hết cái quy trình tự nhiên đó, mùi hôi thối không thể tả. Cách toa lét khoảng 1m là hai cái bệ xi măng để phạm nhân nằm, có chiếu chăn nhưng chúng rách nát và cáu bẩn không thể tưởng. Do điều kiện sống chật hẹp, ẩm thấp nên sau một thời gian ngắn, nhiều người mắc bệnh da liễu và các chứng bệnh khác.
Tình trạng "tự sướng" cũng bị lạm dụng bừa bãi trong tù, giữa "thanh thiên bạch nhật". Cai ngục công khai khinh rẻ bất cứ ai đã vào trong này, không kể là họ bị tạm giam như tôi hay đã có án. Cư dân trong này xích mích đánh lộn lẫn nhau, số phận của họ thật đáng thương.
Đêm 18/4 là một đêm đầu tiên thức trắng và mệt mỏi. Trong đầu tôi lan man nghĩ về tổ ấm của mình, đang vui vẻ cùng gia đình tự dưng bị tước đoạt quyền làm người, bị tống giam, bị cách biệt tình cha con. Chắc lũ con tôi đã khóc hết nước mắt khi biết tôi bị đi tù, lũ nhỏ chắc nhớ tôi lắm, khi đi ngủ tôi vẫn thường hay kể chuyện cho chúng nghe và thằng út khi ngủ còn vê ti tôi. Vợ tôi nữa, không biết thế nào, mọi khi buổi tối khi xong việc, khi các con đã ngủ… Tôi vẫn nhớ cú khều lúc nửa đêm.
Chỉ cách nhau vài cái song sắt mà sao tôi nghĩ như lâu lắm rồi. Tôi tự nhủ rằng khi cách mạng dân chủ thành công thì trên cả nước sẽ không bao giờ còn kiểu vi phạm nhân quyền như thời cộng sản này nữa. Không còn cảnh vợ chồng phải cách xa, con cái bị tách ra khỏi bố chỉ vì một vài tờ báo, quyển sách mà tôi được người ta cho đọc.
Ngày 19/04/2007 buổi sáng, cai ngục gọi tôi đi thẩm vấn, tôi phải mặc áo kẻ sọc, loại dành riêng cho tù nhân đã thành án.
Gặp người công an thẩm vấn tôi, tên là Tuấn, tôi tuyên bố không hợp tác, anh ta nói là chiều sẽ mở niêm phong tài liệu thu ở nhà tôi, tôi sẽ được gặp bố tôi vậy tôi nên vui trước mặt người thân. Anh ta không nhắc thì tôi cũng sẽ như vậy, tôi cũng đã nghĩ đến tình trạng bị tù này từ lâu rồi. Cười một tý cũng có sao, lúc trước tôi được dạy bảo là những người yêu nước Việt Nam đã dùng chính nhà tù, toà án của đế quốc Pháp làm diễn đàn để tố cáo chế độ đó thôi. Có lẽ tôi cũng sẽ phải làm như vậy.
Trưa đó, tôi ăn cơm, gạo đen, xấu, nhiều trấu thóc, nhưng nghĩ đến ngày xưa có thời gian dài cả gia đình tôi phải ra đồng hái rau dại về ăn thay cơm là tôi vẫn thấy hạnh phúc. Thời đó gia đình ông tôi là địa chủ đang có của ăn của để, theo cách mạng vô sản nên phải đi hái rau như vậy đó. Tôi nuốt miếng cơm mà cổ đau và rát quá, vội chiêu thêm một ngụm nước canh "toàn quốc" màu cánh gián đen xì kiểu rau muống luộc thiếu lửa.
Theo lời kể của cư dân ở trong này lâu thì mùa đông chỉ có cải bắp luộc, mùa hè chỉ có rau muống cọng dài lòng thòng để nguyên rễ luộc mà thôi. Nước chấm là nước muối và thức ăn dăm miếng đậu phụ đen to bằng đầu ngón tay cái, mỗi người 1 miếng, loại đậu phụ này tôi chưa bao giờ thấy bán ở ngoài chợ. Thịt thì khoảng 1 tháng được ăn một lần hai miếng nhỏ, mỏng như tờ giấy, nhưng cũng chỉ là loại bạc nhạc, đôi khi ôi thiu.
Buổi chiều tôi được gặp bố tôi, ngoài ra trong phòng còn có ba người công an và một người đại diện Viện kiểm sát tỉnh.
Bố tôi không còn là người vững vàng, uyên bác, quyết đoán như ngày nào. Ông giờ đây trông yếu đuối, đáng thương. Có lẽ cú sốc có con bị vào tù cộng sản mà lại dính dáng đến chính trị đã đánh gục ông. Xong thủ tục mở niêm phong, hai bố con tôi được nói chuyện với nhau. Bố tôi nhìn tôi bằng đôi mắt ấm áp, Ông dặn tôi yêu tâm về các con và chú ý giữ sức khoẻ, thời gian lúc đó thật ngắn.
Bố tôi cũng hơn 40 năm tuổi đảng. Ông cũng phục vụ đảng để cho người dân được ấm no, hạnh phúc, nhưng giờ đây chắc ông cũng hiểu ra đôi chút: chỉ vì một vài tờ báo, quyển sách mà tôi bị bỏ tù. Ông Ái Quấc, lãnh tụ của bố tôi, đứng giữa Paris yêu sách 8 điểm cho Việt Nam liệu có bị tù giống tôi bây giờ không nhỉ. Hình như không, ông ấy có bị bỏ tù vì đọc báo, viết báo, yêu sách đâu. Xã hội tư bản thật là kỳ quặc, nuôi ong tay áo.
Cô giáo Ao cũng bị giam chung địa điểm với tôi, cách vài phòng gì đó, hôm đó cô cũng được cho gặp con gái, con gái cô khóc lóc thảm thiết, cô là người vững vàng mà cũng rơi nước mắt theo. Nhìn sự việc như vậy tôi cũng thấy mình có lỗi đã gây ra việc này. Ai có ngờ đâu, xã hội cộng sản độc tài là như thế đó. Những bạn bè tôi bây giờ không biết ra sao, những lúc chén rượu, ấm chè không biết có thể trở thành bằng chứng để bắt họ vì liên quan đến tôi không. Sự đời "thiên đường Chủ nghĩa xã hội" làm sao mà biết được.
Những ngày tiếp theo 20, 21, 22, 23/04 nhân viên an ninh thẩm vấn tôi với nội dung tài liệu chống Chủ nghĩa xã hội tôi lấy ở đâu, quan điểm của tôi về những tài liệu đó, tôi đã tới nhà những người hoạt động dân chủ để làm gì. Duy nhất có việc tôi có tham gia hội những người Việt Nam yêu nước hay không được họ hỏi đi, hỏi lại rất kỹ, vì chính quyền độc tài cộng sản luôn muốn dập tắt phong trào dân chủ từ trong trứng nước. Họ cũng luôn lập ra các tổ chức cuội để giăng bẫy bắt bớ các người yêu dân chủ.
Tôi đã trả lời họ theo nguyên tắc tuyệt đối là không làm hại ai. Tài liệu tôi có được do tôi mua của người bán giấy vụn, nhặt được ở quán bia và của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang ký tặng. Quan điểm của tôi về những tài liệu đó là có tài liệu tôi đồng ý với tác giả, có tài liệu tôi không có ý kiến về nội dung. Việc tôi đến chơi nhà các công dân Việt Nam là không sai. Còn về hội những người Việt Nam yêu nước thì tôi không nhận lời tham gia. Và tôi khẳng định tất cả những việc làm của tôi không hề vi phạm pháp luật.
Ngày 24 và 25/04 tôi nằm trong phòng chờ đợi vì sau thời hạn 9 ngày là một bước ngoặt có thể tôi bị tù hoặc được thả ra. Anh em trong phòng nói với tôi như vậy.
Ngày 26/04/2007 cai ngục gọi tôi ra sân trại để lăn tay đeo số và chụp ảnh (2 ảnh nghiêng, 1 ảnh thẳng) để làm hồ sơ nhập trại. Việc này thủ tục cũng giống như lần tôi bị công an bắt nóng hôm biểu tình chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh ngày 29/04/2008 vừa qua.
Sáng ngày 27/04/2007 người công an thường thẩm vấn tôi tên là Liệu tới, anh nói tôi nên viết bản kiểm điểm. Tôi hiểu rằng tôi có thể không bị tù. Và khi ra tù tôi sẽ làm được nhiều việc hơn, lúc này tôi cũng có cách nghĩ làm sao đó cho hợp lý là được.
Tôi ngồi viết một bản kiểm điểm mà nội dung của nó khôi hài tới mức chỉ có thể có được ở những ngày tàn của chế độ độc tài cộng sản mà thôi. Nó không hề tuân theo quy định của pháp luật.
Họ bắt tôi cam đoan không được đến nhà thăm hỏi những người đấu tranh dân chủ nữa, họ bắt tôi viết việc chống chủ nghĩa xã hội là sai trái, viết dòng chữ xin được khoan hồng. Sau đó tôi đọc lại bản kiểm điểm, công an có ghi âm và quay camera.
Sự việc như vậy, tôi biết họ cấm không được đi thăm là sai, và Chủ nghĩa xã hội thì là ảo tưởng - có thật đâu mà chống, mình đâu có tội mà xin khoan hồng, nhưng lúc đó tôi cũng đành theo kiểu "dù sao trái đất vẫn quay" để nhanh chóng được về với gia đình, với bạn hữu và cống hiến tiếp cho phong trào dân chủ.
Đến ngày nay tôi vẫn nghĩ cái bản kiểm điểm đó là bằng chứng sự hèn nhát của tôi, nhưng hơn ai hết, tôi nghĩ các quý vị trong phong trào dân chủ sẽ bỏ quá cho tôi.
Ngay sau đó, tôi cởi chiếc áo kẻ sọc tù trả trại giam và được tự do với bộ râu 9 ngày không cạo, bộ quần áo 9 ngày không giặt. Ra cổng trại, tôi thấy người nhà tôi và chị Chủ tịch Công đoàn trường tôi ở đó.
Việc tôi bị công an bắt tạm giam 9 ngày đã xảy ra hơn một năm mà tôi vẫn thấy như vừa xảy ra hôm qua vậy. Vả lại trước quyền lợi của biết bao già trẻ, trai gái trên đất nước thân yêu này thì chút vinh nhục của tôi nào có đáng kể gì.
Hà Đông ngày 14/06/2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét