Nguồn VOA
Phó Giáo sư Đại tá Trần Đăng Thanh.
09.01.2013
Cuối năm 2012 một sự kiện chính trị quan trọng đã xảy ra giữa thủ đô Hà Nội. Ngày 19/12, tại một cuộc họp của đảng CS do đảng bộ các trường đại học và cao đẳng triệu tập dành cho các giáo sư giảng dạy các trường này, đã có một cuộc nói chuyện phổ biến về đường lối chính sách của đảng CS trong vấn đề Biển Đông cho ba trăm cán bộ cốt cán ngành giáo dục đại học.
Diễn giả là Phó Giáo sư Đại tá Trần Đăng Thanh, một cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cũng như trong mọi cuộc nói chuyện khác trong nội bộ đảng, mọi người tham dự đều hiểu rằng người nói chuyện là cái loa trung thành của Bộ Chính trị, của Ban Tuyên huấn Trung ương đảng.
Nhưng đã có một sự trục trặc. Ban tổ chức đã kiểm soát kỹ không cho ai mang máy ghi âm vào phòng họp, vì đây là cuộc nói chuyện cơ mật trong nội bộ, không phổ biến rộng rãi. Vậy mà ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc được 4 tiếng, trên mạng Dân Làm Báo đã truyền đi băng ghi âm dài 2 giờ 20 phút của buổi nói chuyện, và ngay sau đó mạng Anh Ba Sàm đã có bản văn ghi lại đầy đủ từ phút đầu đến phút cuối nội dung bài nói. Bài nói cũng được các dịch giả trong nước dịch ngay ra tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật…Và cũng chỉ trong một tuần đã có hơn 760 bài phản bác với nhiều dẫn chứng, lập luận chặt chẽ. Đặc biệt trên báo Asia Times, ông David Brown, một cựu viên chức ngoại giao Mỹ nay chuyên viết về các vấn đề Việt Nam, đã nhận định về cuộc nói chuyện của ông Thanh trong một bài báo có nhan đề «Bí mật nhà nước bị lộ».
Sau đây là một số nội dung chủ yếu trong bài nói của ông Trần Đăng Thanh được ông David Brown cũng như hầu hết các người phản biện khác ghi nhận:
Trước hết Đại tá Trần Đăng Thanh nhiệt tình cổ vũ cho đường lối gắn bó với Trung Quốc theo phương châm «lý tưởng tương thông» và «vận mệnh tương quan» giữa 2 đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam. Ông Thanh căn dặn cử tọa phải đời đời ghi ơn Trung Quốc vì họ đã tận tình giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải bỏ qua những va chạm, bất đồng đáng tiếc, phải chung sống hữu nghị với Trung Quốc và không được vong ân bội nghĩa.
Thứ hai, ông Thanh yêu cầu mọi người phải cảnh giác với Hoa Kỳ vì nước này từng phạm những tội ác chồng chất «trời không dung, đất không tha» với nhân dân Việt Nam, hiện nay lại đang có thái độ 2 mặt, đeo đuổi âm mưu diễn biến hòa bình và lật đổ, áp dụng thủ đoạn «thả con săn sắt bắt con cá rô», nhòm ngó cảng Cam Ranh, bề ngoài làm ra vẻ ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng thực chất là hòng thủ lợi. Theo ông, Hoa Kỳ nhận nhiều du sinh Việt Nam cũng là một âm mưu thâm độc khác nhằm thúc đẩy diễn biến hòa bình.
Kế đó, Đại tá Trần Đăng Thanh chuyển sang đề cập đến một số nước khác có liên quan xa gần đến Việt Nam hay cần được nghiên cứu, học tập. Nói về Liên bang Nga, ông nhận định rằng nước này đang trở lại vị thế của một cường quốc quân sự như Liên Xô cũ, có đủ sức phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ. Ông cảnh cáo cử tọa chớ để cho đảng CS mất quyền lãnh đạo như ở Liên Xô, vì theo ông, nếu điều này xảy ra, tất cả những người làm việc cho chế độ hiện nay tại Việt Nam «sẽ mất sổ lương hưu », sẽ chết cả nút, vì vậy ông khuyên họ hãy sống chết bám lấy chính quyền xã hội chủ nghĩa.
Rồi ông Thanh quay sang chuyện Iran và Bắc Triều Tiên. Sau khi ca ngợi Iran đã kiên cường thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân và đương đầu với Israel và Hoa Kỳ, ông tán tụng việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa làm cả thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản, cuống cuồng lo sợ. Từ nhận định này, ông Thanh rút ra kết luận: Việt Nam phải học tập tinh thần đó của Bắc Triều Tiên.
Đại tá Trần Đăng Thanh kết thúc bài nói của ông bằng một lời răn đe: Các hiệu trường, bí thư đảng uỷ các cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ở Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sinh viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Qua nội dung của cuộc nói chuyện vửa kể, người ta không khỏi tự hòi: Phải chăng trên đây là thực chất chính sách đối ngoại vừa được điều chỉnh của Bộ Chính trị hiện nay, theo hướng «nhất biên đảo», ngả hẳn về một bên, trong khi bề ngoài vẫn giữ cái vỏ «làm bạn với tất cả các nước»?
Phải chăng đây là chính sách của Bộ Chính trị muốn ngả hẳn về phía Trung Quốc để tồn tại, chống lại xu thế hợp lý, hợp lòng dân, hợp thời đại là gắn bó chặt chẽ với các nước dân chủ trên toàn thế giới, trong tình thế đảng CS Việt Nam đang ngày càng bị suy thoái, bị nhân dân xa lánh, lên án?
Chắc chắn hiện nay và trong những ngày sắp tới, Bộ Chính trị, chính phủ và Bộ Ngoại giao ở Hà Nội sẽ bị các nhà báo, các tổ chức, các chính phủ và các nhà ngoại giao quốc tế chất vấn về vấn đề phát biểu của ông Thanh là ý kiến cá nhân hay quan điểm chính thức của nhà nước và của đảng CS Việt Nam.
Đâu là câu trả lời? Đâu là sự thật? Dù sao các mối quan hệ sẽ không còn như trước. Những thắc mắc, nghi ngờ sẽ tồn tại lâu dài cho đến khi một lời giải thích chính thức và dứt khoát được đưa ra.
Nhưng có một điều đã rõ như ban ngày: đó là đảng CS Việt Nam trong cơn khốn quẫn đã chọn con đường sống cho riêng mình bằng cách khai chiến với một bộ phận trí thức cao cấp trong đảng và trong ngành giáo dục và đẩy cả dân tộc vào tử lộ.
Diễn giả là Phó Giáo sư Đại tá Trần Đăng Thanh, một cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cũng như trong mọi cuộc nói chuyện khác trong nội bộ đảng, mọi người tham dự đều hiểu rằng người nói chuyện là cái loa trung thành của Bộ Chính trị, của Ban Tuyên huấn Trung ương đảng.
Nhưng đã có một sự trục trặc. Ban tổ chức đã kiểm soát kỹ không cho ai mang máy ghi âm vào phòng họp, vì đây là cuộc nói chuyện cơ mật trong nội bộ, không phổ biến rộng rãi. Vậy mà ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc được 4 tiếng, trên mạng Dân Làm Báo đã truyền đi băng ghi âm dài 2 giờ 20 phút của buổi nói chuyện, và ngay sau đó mạng Anh Ba Sàm đã có bản văn ghi lại đầy đủ từ phút đầu đến phút cuối nội dung bài nói. Bài nói cũng được các dịch giả trong nước dịch ngay ra tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật…Và cũng chỉ trong một tuần đã có hơn 760 bài phản bác với nhiều dẫn chứng, lập luận chặt chẽ. Đặc biệt trên báo Asia Times, ông David Brown, một cựu viên chức ngoại giao Mỹ nay chuyên viết về các vấn đề Việt Nam, đã nhận định về cuộc nói chuyện của ông Thanh trong một bài báo có nhan đề «Bí mật nhà nước bị lộ».
Sau đây là một số nội dung chủ yếu trong bài nói của ông Trần Đăng Thanh được ông David Brown cũng như hầu hết các người phản biện khác ghi nhận:
Trước hết Đại tá Trần Đăng Thanh nhiệt tình cổ vũ cho đường lối gắn bó với Trung Quốc theo phương châm «lý tưởng tương thông» và «vận mệnh tương quan» giữa 2 đảng CS Trung Quốc và đảng CS Việt Nam. Ông Thanh căn dặn cử tọa phải đời đời ghi ơn Trung Quốc vì họ đã tận tình giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải bỏ qua những va chạm, bất đồng đáng tiếc, phải chung sống hữu nghị với Trung Quốc và không được vong ân bội nghĩa.
Thứ hai, ông Thanh yêu cầu mọi người phải cảnh giác với Hoa Kỳ vì nước này từng phạm những tội ác chồng chất «trời không dung, đất không tha» với nhân dân Việt Nam, hiện nay lại đang có thái độ 2 mặt, đeo đuổi âm mưu diễn biến hòa bình và lật đổ, áp dụng thủ đoạn «thả con săn sắt bắt con cá rô», nhòm ngó cảng Cam Ranh, bề ngoài làm ra vẻ ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng thực chất là hòng thủ lợi. Theo ông, Hoa Kỳ nhận nhiều du sinh Việt Nam cũng là một âm mưu thâm độc khác nhằm thúc đẩy diễn biến hòa bình.
Kế đó, Đại tá Trần Đăng Thanh chuyển sang đề cập đến một số nước khác có liên quan xa gần đến Việt Nam hay cần được nghiên cứu, học tập. Nói về Liên bang Nga, ông nhận định rằng nước này đang trở lại vị thế của một cường quốc quân sự như Liên Xô cũ, có đủ sức phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ. Ông cảnh cáo cử tọa chớ để cho đảng CS mất quyền lãnh đạo như ở Liên Xô, vì theo ông, nếu điều này xảy ra, tất cả những người làm việc cho chế độ hiện nay tại Việt Nam «sẽ mất sổ lương hưu », sẽ chết cả nút, vì vậy ông khuyên họ hãy sống chết bám lấy chính quyền xã hội chủ nghĩa.
Rồi ông Thanh quay sang chuyện Iran và Bắc Triều Tiên. Sau khi ca ngợi Iran đã kiên cường thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân và đương đầu với Israel và Hoa Kỳ, ông tán tụng việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa làm cả thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản, cuống cuồng lo sợ. Từ nhận định này, ông Thanh rút ra kết luận: Việt Nam phải học tập tinh thần đó của Bắc Triều Tiên.
Đại tá Trần Đăng Thanh kết thúc bài nói của ông bằng một lời răn đe: Các hiệu trường, bí thư đảng uỷ các cơ sở giáo dục đại học - cao đẳng ở Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sinh viên tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Qua nội dung của cuộc nói chuyện vửa kể, người ta không khỏi tự hòi: Phải chăng trên đây là thực chất chính sách đối ngoại vừa được điều chỉnh của Bộ Chính trị hiện nay, theo hướng «nhất biên đảo», ngả hẳn về một bên, trong khi bề ngoài vẫn giữ cái vỏ «làm bạn với tất cả các nước»?
Phải chăng đây là chính sách của Bộ Chính trị muốn ngả hẳn về phía Trung Quốc để tồn tại, chống lại xu thế hợp lý, hợp lòng dân, hợp thời đại là gắn bó chặt chẽ với các nước dân chủ trên toàn thế giới, trong tình thế đảng CS Việt Nam đang ngày càng bị suy thoái, bị nhân dân xa lánh, lên án?
Chắc chắn hiện nay và trong những ngày sắp tới, Bộ Chính trị, chính phủ và Bộ Ngoại giao ở Hà Nội sẽ bị các nhà báo, các tổ chức, các chính phủ và các nhà ngoại giao quốc tế chất vấn về vấn đề phát biểu của ông Thanh là ý kiến cá nhân hay quan điểm chính thức của nhà nước và của đảng CS Việt Nam.
Đâu là câu trả lời? Đâu là sự thật? Dù sao các mối quan hệ sẽ không còn như trước. Những thắc mắc, nghi ngờ sẽ tồn tại lâu dài cho đến khi một lời giải thích chính thức và dứt khoát được đưa ra.
Nhưng có một điều đã rõ như ban ngày: đó là đảng CS Việt Nam trong cơn khốn quẫn đã chọn con đường sống cho riêng mình bằng cách khai chiến với một bộ phận trí thức cao cấp trong đảng và trong ngành giáo dục và đẩy cả dân tộc vào tử lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét