Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Ai lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn? (gocomay)

Nguồn gocomay

Trao Kiến nghị 72 cho BBT sửa đổi Hiến pháp của QH

Trao Kiến nghị 72 cho BBT sửa đổi Hiến pháp của QH

Vài hôm nay, xung quanh việc ký Kiến nghị 72, dư luận bàn tán nhiều đến những qui chụp khá nặng nề của cái gọi là "nhóm phóng viên" của tờ Đại Đoàn Kết do ông Đinh Đức Lập (một nhân vật đang có vấn đề về tư cách đạo đức) làm tổng biên tập (TBT). Khi tờ báo này khẳng định "có những người nông dân bị mạo danh, vì họ quanh năm chân lấm tay bùn, chẳng có điều kiện chi trả phí internet, và nếu có, họ cũng chẳng bao giờ vào mạng vì kiến thức về công nghệ thông tin hạn hẹp, nên không biết tên mình đã bị mạo danh trên mạng internet. Cũng có những người thông thạo về internet, thì lại có hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật, họ còn không nắm được các điều, các chương của Hiến pháp thì làm sao có thể  "góp ý" bằng cách ký tên vào bản kiến nghị trên các trang mạng được".(Xem ở đây)

Không dừng lại ở đó, hai ngày sau Đại Đoàn Kết lại cho đăng tiếp bài của tác giả Hoàng Mai với tiêu đề: Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Không ai được lợi dụng danh nghĩa nhân dân (11/03/2013) (Xem ở đây)

TBT Đinh Đức Lập và TBT Nguyễn Phú Trọng

TBT Đinh Đức Lập và TBT Nguyễn Phú Trọng

Lời lẽ còn nặng mùi hơn:

"…dường như đã có biểu hiện của sự lợi dụng dân chủ để làm nhiễu loạn xã hội. Cá biệt, ở một vài địa phương cũng đã có biểu hiện là một số cá nhân lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để truyền bá những quan điểm sai trái, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Thậm chí, bằng nhiều phương kế khác nhau có thể là sự lợi dụng danh nghĩa của các nhân sĩ trí thức để thỏa mãn mưu đồ riêng hay cũng đã có biểu hiện lợi dụng danh nghĩa nhân dân để ngụy tạo những ý kiến, kiến nghị xung quanh vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992. 

"… chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn của một tỉnh miền Trung có tới hàng ngàn nông dân đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp với những yêu cầu như đòi đa nguyên đa đảng, yêu cầu tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tam quyền phân lập và còn nhiều những yêu cầu khác. Sau chuyến công tác tại Hà Tĩnh, một tỉnh Bắc Trung Bộ, phóng viên Đại Đoàn Kết đã không ít lần băn khoăn đặt câu hỏi: Tại sao những người nông dân chân chất chưa hề biết đến sự phát triển của mạng internet lại có thể dễ dàng thực hiện một cái "click" chuột để ký tên vào bản kiến nghị đòi thay đổi chế độ chính trị, thay đổi phương thức lãnh đạo đất nước? Tại sao họ lại cứ buộc mình phải đòi hỏi những điều này khi chính họ vẫn luôn bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng? Và, liệu có hay không sự ngụy tạo (hoặc là sự giả mạo chữ ký của nhân dân) hòng gây sức ép lên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992?

"… đây chính là sự biểu hiện khá rõ âm mưu lợi dụng việc góp ý kiến với  bôi nhọ những cá nhân có tâm huyết với đất nước, với dân tộc. Họ – những người lợi dụng quá trình góp ý Hiến pháp với mưu đồ xấu…

Phải tỉnh táo, phải sàng lọc xử lý thông tin kỹ càng để rồi nhận rõ và lên án những hành vi sai trái của một cá nhân hay một bộ phận nào đó dám lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn. Và, quan trọng nhất là những hành vi như thế cần phải được xử lý kịp thời…"

Trước những động thái kết trên, ngoài sự đáp trả của trang Boxitvn với Cáo bạch phản bác lại những qui chụp hàm hồ của tờ Đại Đoàn Kết, có sự phản hồi rất ôn tồn của một người dân Hà tĩnh như sau:

Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Ảnh: Nuvuongcongly

Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Ảnh: Nuvuongcongly

"Thưa các bác ở báo Đại Đoàn Kết, những người nông dân ở Hà Tĩnh ký tên vào bản hiến pháp mới khởi đầu là giáo dân một số giáo xứ ở Hà Tĩnh đó ạ. Các giáo dân này thông qua các buổi cầu nguyện ngày Chúa nhật tại Nhà thờ đã được các linh mục đưa xem bản hiến pháp 72 và các giáo dân đọc trực tiếp hiến pháp đồng ý ký vào.

Ở Hà Tĩnh quê tôi, ranh giới giữa người theo đạo Công giáo và không theo đạo gần như không có (vì cùng làm nông như nhau, cùng làng xã với nhau), vì thế có sự liên thông lẫn nhau. Khi các giáo dân xem và ký vào hiến pháp qua câu chuyện hằng ngày đã lan sang những người dân không theo đạo và những người không theo đạo cũng tham gia ký vào là chuyện bình thương.

Nên nhớ, Hà Tĩnh luôn là quê hương của các phong trào cách mạng. Từ thời chống Pháp có rất nhiều phong trào cách mạng cùng nối tiếp nổi lên, từ Cần Vương (theo Phan Đình Phùng) đến Tân Việt (theo Trần Mộng Bạch) đến Duy Tân (theo Ngô Đức Kế) đến Đông Du (theo Phan Bội Châu) đến Cộng sản (theo Trần Phú),… Vì thế việc người dân Hà Tĩnh hay đi đầu ở các phong trào cách mạng là chuyện đương nhiên…(Người Hà Tĩnh -11/03/2013 LÚC 20:17)

Còn chàng kỹ sư vốn sinh ra và lớn lên trên quê hương Xô Viết-Nghệ Tĩnh thì viết trên Facebook của mình thế này:

Kêu gọi nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên Đài truyền hình VTV

Kêu gọi nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên Đài truyền hình VTV

"Cãi nhau mới tòi ra cái "thật": Bảo dân góp ý hiến pháp, kêu gọi nọ kia, bảo không có vùng cấm. Tới khi dân góp khác ý với mình, mon men sờ xuống… thì sững cồ đòi xử lý.
Rộng hơn tí, ngày thường của dân do dân vì dân, dân là trí tuệ tập thể, dân là chủ thể sáng tạo… tới khi dân góp ý thì trề môi: Nông dân bết đéo gì mà ký, hiến pháp phải có kiến thức luật mới hiểu, nông dân xứ Hà Tĩnh mù chữ, mù tin học tư cách đéo gì mà góp ý?
Sao khi phát động không "khoanh vùng" luôn đi, rằng chỉ đảng viên, đoàn viên ưu tú mới được "góp ý"? Có phải đỡ lộ mặt khinh dân, coi thường dân hay không? Leo lẻo đảng vì dân, từ dân mà chửi dân ngu muội dốt nát, khác gì chửi bố mẹ ông bà mình.
Đó có phải là suy thoái không?" 
(Xem ở đây)

Những hành vi như thế cần phải được xử lý kịp thời!

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại buổi họp báo việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Photo courtesy of vtc.

Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý, Trưởng BBT dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại buổi họp báo…

Ha ha vui qúa, còm sĩ Thùy Linh đã không nhịn được cười mà thốt ra rằng: "Hoan hô báo Đại đoàn kết đã cảnh cáo Đảng và Nhà nước mạo danh nhân dân.
Với bài viết Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Không ai được lợi dụng danh nghĩa nhân dân, báo Đại đoàn kết đã lên án và cảnh cáo toàn bộ các cá nhân, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, từ các trang mạng xã hội cho đến các báo chính thống, từ người dân thường cho đến Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư; nghiêm cấm việc vơ càn, mạo danh nhân dân để tạo vỏ bọc lừa dối chính mình và dư luận." 
(Thùy Linh - 12/03/2013 LÚC 09:06)

Nhà cháu ở xa chẳng mục sở thị được mấy màn gay cấn này, chỉ xin post lên đây vài tấm hình bà con "Quê hương Cách mạng" đang nô nức đọc và ký tên hưởng ứng Kiến nghị 7 điểm do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng. Để "nhóm phóng viên" Đại Đoàn Kết tới tận nơi thẩm tra xem thực hư thế nào? Ai là kẻ lợi dụng danh nghĩa nhân dân để làm càn?

Hình ảnh người dân Hà Tĩnh đọc và ký tên vào Kiến nghị 72 - Ảnh: NVCL

14

12

11

13

DSC04297

Danh sách ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 - Ảnh: NVCL

6

1

2 (1)

3

4

5

7

8

9

Liệu các nhà báo (hại) "tầm cỡ" như Đình Đức Lập đang bị dính chàm nặng về tiêu cực tham nhũng (như kết luận khẳng định "tố cáo có cơ sở chiếm đến 80%) có "xử lý kịp thời" được những nông dân "chân lấm tay bùn" không có điều kiện vào mạng Internet và "hiểu biết rất hạn chế về Hiến pháp và pháp luật" mà dám ngang nhiên ký tên "góp ý Hiến pháp với mưu đồ xấunhư thế này không?

Gocomay

___

P/S:

BBCVietnamese.com | Việt Nam | Ông Đinh Đức Lập được bổ nhiệm

dinhduclapgianlan (1)

-http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081125_daidoanket_latest.shtml

_

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét