Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Một comment trên anhbasam quanh bài trả lời phỏng vấn của BS Phạm Hồng Sơn

Nguồn anhbasam

Khãch đã nói

03/03/2013 lúc 14:44

đọc lời bình của bs về bài phỏng vấn của phs, chợt nhận ra một điều, cho dù các vị có tiến về một hướng, nhưng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, hay thậm chí trống có lúc xuôi lúc ngược, kèn có lúc ngược lúc xuôi. Từ lâu tôi có thói quen đọc và phán: ngu nói bậy hoặc khôn nói phải, tuy nhiên ngu cũng có lúc nói phải và khôn cũng có lúc nói bậy, cái đó là thường tình. Vậy nên tôi sửa lại thói quen này bằng thói quen đọc và phán: nói bậy hoặc nói phải, mà ko còn để ý đến ngu hoặc khôn nữa. đó là vì cái sự thành kiến thằng này ngu, thằng kia khôn đôi khi nó làm hại cái khả năng học hỏi và nhìn nhận của mình. Giả dụ tôi cho abs là khôn, đương nhiên tôi cho abs nói phải. thử đọc lời bình của abs: 'cho tới bài "bút đàm' này thì càng rõ hơn về phs, phs dùng từ ngữ lập lờ, phs miệt thị xuyên tạc bản chất việc làm của những người khởi xướng kiến nghị 72′… Với khẩu khí thường ngày của bs, có thể tuyên bố (giúp bs): phs là thằng chẳng ra gì! Chấm hết. sang mục khác. Nhưng abs cũng có cái công tâm là trưng ra những gì của phs (và phạm thị hoài) phát biểu (bút đàm) cũng tiện cho độc giả nhiều chuyện như tôi: xem thử nó viết gì? Đọc đi đọc lại thấy phs nói cũng đúng, văn từ cũng lưu loát, cũng hay. Pham thi hoài cũng hay cũng đúng. Cả hai đều có kiến thức, đều nắm vững các nguyên tắc cơ bản của dân chủ và bản chất của dân chủ. Họ cũng chẳng có miệt thị hay xuyên tạc gì ai cả.Tuy vậy cả hai vị họ phạm này có 1 điểm chung: các vị đứng ngoài cuộc chơi 'sửa đổi hiến pháp' này. Vì các vị đứng ngoài, nên có thể các vị nhìn rõ hơn những người trong cuộc. và thờ ơ. cũng như một người chơi bida rất thờ ơ nhìn 22 cầu thủ trên sân bóng. Thờ ơ và hoài nghi, đó là đặc điểm của người ngoài cuộc. vì hoài nghi có những lý lẽ biện chứng cho thờ ơ. ở phs, có lẽ anh thích cuộc chơi điều 88 bộ luật hs hơn là cuộc chơi điều 4 hiến pháp. Có lẽ nên đóng vai là một khán giả thông thái kiểu như một người tiêu dùng thông thái để có vài phát biểu động chạm cả bs và phs (pth)
-hình như các vị có biết nhau và ko ưa gì nhau.
-hình như các vị chưa học cách lắng nghe nhau (duy ngã độc tôn) cái vụ này khó dân chủ lắm.
Tôi có nhận định là bs thì bình dân và thực tế hơn, phs (pth) thì kinh viện hơn. kinh viện rất dễ dẫn đến kinh khủng, nếu thực chứng có thể được kiểm nghiệm sau từng nước đi, thì kinh viện chỉ có thể nhận ra sai lầm bằng cả 1 cuộc đời, một thế hệ.
-về sự hoài nghi của phs (vs pth): có lẽ chẳng ai, những người viết kiến nghị và những người ủng hộ kiến nghị, tin là, nói như bs: 'sau một đêm thức dậy…' nhưng ko có 1 việc làm gì là vô ích cả, đối với bản kiến nghị 72, hiệu ứng trước mắt là nhóm lửa (ko phải nhóm lò của ông trọng), nhóm lửa lên tiếng để phá tan sự câm lặng, nhóm lửa phát biểu để phá tan sự sợ hãi. Một đứa trẻ đã quen với cách chờ cho phép nói và vừa nói vừa ngó chừng roi vọt thì ko thể vùng một phát vừa nói dõng dạc vừa nghiêng đầu ngó bên này nhìn bên kia như bác ô ba ma được. hiệu ứng rộng hơn là phá thái độ thờ ơ về chính trị, nghĩa là cứ nói cái đã, được hay ko được tính sau, nói để cho người ta biết tui đây chẳng dại. hiệu ứng xa hơn là tập dượt cho một cuộc dân chủ thật sự, mà trong đó, công dân thấy được hình ảnh, nghe được tiếng nói của mình ngày một rõ hơn, to hơn.
Việc đem các thí dụ về những xứ ko có hiến pháp hoặc lập hiến ko cần đến dân chúng trong các phát biểu của 2 vị phs và pth có lẽ là tiếng sáo điệu bộ giữa chiến trận. bởi vì phs đã xác định một điều đúng: đó là ko có điều 4 độc tài vẫn là độc tài, hoặc khán giả cũng thấy được nhân dân đã không hề thay đổi hiến pháp 46-dân-chủ thành các hiến pháp độc tài toàn trị sau này. Đổi tới cũng là đảng cs, đổi lui cũng là đảng cs. một mình một ngựa một bút một dao, Hoặc là có pháp luật nào cho phép tùy tiện bắt bớ, xâm nhập gia cư bất hợp pháp, tùy tiện đánh đập khảo tra đến chết người đâu nhưng cs vẫn cứ làm hàng ngày đấy thôi? Tranh cãi về sự cần thiết của hiến pháp là ngu ngơ vì hầu hết các nước đều có hiến pháp,( và tòa bảo hiến). có thể thấy rằng hiến pháp là tối cần thiết cho một thể chế phi-độc-tài non trẻ mà trong thể chế này tiềm tàng các tranh chấp chính trị. Hiến pháp là cơ sở phân giải các tranh chấp chính trị ở một xã hội dân chủ non trẻ. Nếu ko có tranh chấp chính trị, hiến pháp chỉ là mớ giấy trang trí. Các xã hội văn minh kỹ trị, chính trị xuống hàng thứ yếu, luật lệ đã ăn sâu lâu đời vào ý thức công dân và các đảng phái, hiến pháp hầu như ko còn phải sửa đổi hay bàn cãi. Nay phs và pth đem tiêu chuẩn và tập quán sinh hoạt chính trị ở anh ở đức vào xã hội việt nam e rằng khá kệch cỡm. có thể độc giả hiểu rằng các thí dụ này là vô ích hoặc phô trương vì nó chẳng ăn nhập gì với sự hoài nghi khá chính đáng bởi hiện tình xã hội việt nam của các vị. chính đáng nhưng lạc lõng.
Tôi luôn tin rằng các bài toán về xã hội là ko có đáp số, hay đáp số lại là các hàm số. lấy thí dụ một phát biểu của pth : 'Song trong những điều kiện hiện có, tôi rất hoài nghi giá trị của một cuộc trưng cầu như thế tại Việt Nam' . giả sử bài toán là tìm giá trị cho cuộc trưng cầu như thế tại việt nam. ẩn số là giá trị của cuộc trưng cầu. đây là một ẩn số ko xác định: giá trị nào? Giá trị trước mắt, giá trị lâu dài, giá trị đối với trí thức? giá trị đối với nông dân? Giá trị đối với công dân? Giá trị đối với nhà cầm quyền? mỗi một ẩn số có hơn 1 đáp số, vì vậy những bài toán về xã hội nếu cô lập biến thời gian cũng đã là ko có kết quả rồi. vậy thái độ là sao: lấy các giá trị bất biến về nhân phẩm của công dân, về phẩm giá của dân tộc, các chuẩn mực văn minh thế giới để làm các hằng số cơ bản của bài toán. Nghĩa là có thể hỏi lại bài toán đó như sau: trong những điều kiện hiện nay, để hướng tới các giá trị cơ bản về nhân phẩm, phẩm giá, các cam kết về các chuẩn mực quốc tế, thì một cuộc trưng cầu dân ý tại việt nam có cần thiết hay ko? Câu trả lời là có. Hoặc một cuộc trưng cầu dân ý như thế nào để hướng tới các giá trị cơ bản phổ quát của nhân loại. đây mới thực sự là câu hỏi cho chúng ta trả lời.

  • Tungdao đã nói

    03/03/2013 lúc 16:06

    Tôi thích cách lập luận của bạn.
    Ý "Tôi luôn tin rằng các bài toán về xã hội là ko có đáp số, hay đáp số lại là các hàm số.".
    Với xã hội học, các vấn đề về xã hội luôn có lời giãi và đáp số. Bạn có nói đến đáp số là hàm số, dĩ nhiên, bởi các ẩn số luôn biến thiên và vận động.
    Theo tôi để có lời giãi cũng như đáp số về các giá trị mà bạn nêu cần xác định các miền giá trị và giới hạn của nó với hằng số là các chuẩn mực về quyền con người về tự do dân chủ của LHQ hoặc các tổ chức phi chính phủ mà chính phủ VN ký kết. Thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét