Kính gửi quí cơ quan truyền thông báo chí,
Kính chuyển đến quý vị toàn văn bản Phán Quyết của Liên Hiệp Quốc về việc bắt người tùy tiện liên quan đến ba nhà đấu tranh cho quyền lợi công nhân.
Tự bản thân bản phán quyết đã nói lên mối quan tâm của quốc tế càng ngày càng gia tăng về sự tồi tệ của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người yêu nước; sự đấu tranh dũng cảm của Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh; và sự vận động hữu hiệu của Ls Lâm Chấn Thọ.
Kính mong được quý vị tiếp tay phổ biến đến độc giả và đồng bào khắp nơi.
Trân trọng
Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Đảng Việt Tân
Hồ sơ số [G/SO 218/2]
Ngày 12, tháng Hai, 2013
Kính gửi ông Nachab và ông Lâm Chấn Thọ,
Tôi muốn đề cập đến phiên họp thứ sáu mươi lăm của Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện, trong đó Nhóm Công Tác đã thông qua ý kiến một số trường hợp bị giam giữ đã đệ trình.
Dựa theo đoạn 18 phương pháp làm việc của Nhóm Công Tác, tôi gửi cho ông, kèm theo các văn bản Ý Kiến số 42/2012 (Việt Nam) liên quan đến trường hợp đệ trình bởi tổ chức của quý ông.
Ý kiến này sẽ được phản ánh trong báo cáo hàng năm của Nhóm Công Tác đến Hội đồng Nhân quyền trong tháng Ba năm nay.
Trân trọng,
Miguel de la Lama
Thư ký,
Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện
* * *
Hội Đồng Nhân Quyền
Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện
Ý kiến thông qua của Nhóm Công Tác về Tùy Tiện Việc Giam Giữ tại phiên họp thứ 65, 14 – 23 tháng 11 2012
Số 42/2012 (Việt Nam)
Thông tin gởi đến Chính phủ ngày 02 tháng 8 2012
Liên quan đến ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, và ông Đoàn Huy Chương.
Chính phủ trả lời thông tin vào ngày 28 tháng 9 năm 2012.
Chính phủ là một thành viên chấp nhận Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
1. Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện được thành lập từ Nghị Định 1991/42 của tiền Ủy Ban về Nhân Quyền, qua đó được mở rộng và làm sáng tỏ nhiệm vụ của Nhóm Công Tác trong Nghị Định 1997/50. Hội Đồng Nhân Quyền đã uỷ quyền cho Nhóm Công Tác trong quyết định 2006/102 và mở rộng thời gian hiệu lực của Nhóm Công Tác là ba năm trong Nghị Định 15/18 vào ngày 30 Tháng Chín 2010. Để phù hợp với các phương pháp làm việc, Nhóm Công Tác đã chuyển giao thông tin đề cập bên trên đến Chính phủ liên hệ.
2. Nhóm Công Tác xem việc tước quyền tự do là giam giữ tùy tiện trong những trường hợp sau đây:
(a) Khi nó không có cơ sở pháp lý căn bản để biện minh cho sự bắt giam (như khi một người bị lưu giữ trong trại giam sau khi hoàn thành bản án của mình hoặc hay mặc dù đã có một luật ân xá áp dụng cho người tù đó) (Loại I);
(b) Bị tước quyền tự do vì thực hiện các quyền được bảo đảm bởi các điều 7, 13, 14, 18, 19, 20 và 21 của bản Tuyên ngôn về Quyền con người và, và đối với các quốc gia thành viên có liên quan, bởi các điều 12, 18, 19, 21, 22, 25, 26 và 27 của Công ước Quốc Tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Loại II);
(c) Khi toàn thể hoặc một phần các tiêu chuẩn quốc tế liên quan
quyền được xét xử công bằng, được thành lập trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và trong các văn kiện quốc tế có liên quan được chấp nhận bởi các quốc gia liên hệ không được tuẩn thủ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể được liệt kê mang đặc tính bị tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện (Loại III);
(d) Khi người đang xin tị nạn, người nhập cư hoặc người tị nạn bị giam giữ hành chính dài hạn mà không có cơ hội được duyệt xét (loại IV);
(e) Khi bắt giam vì lý do phân biệt đối xử dựa trên sự chào đời; quốc gia, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, ngôn ngữ; tôn giáo, điều kiện kinh tế, chính kiến hay quan điểm; phái tính, khuynh hướng tình dục; khuyết tật hoặc lý do khác, và việc xét xử nhằm mục đích hướng tới hoặc có thể dẫn đến việc bỏ qua sự bình đẳng của quyền con người (Loại V) sẽ bị xem là vi phạm luật pháp quốc tế.
Những phản hồi và những đề nghị, gợi ý
Thông tin từ nguồn
3. Ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. (sau đây gọi là Ông Nguyễn), sinh năm 1981, một công dân Việt Nam, là một kỹ thuật viên máy tính và là thành viên của Phong Trào Các Nạn Nhân của Sự Bất Công.
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh (sau đây gọi là Cô Đỗ), sinh năm 1985, là một công dân Việt Nam và thành viên của Phong trào Các Nạn Nhân của Sự Bất Công.
Ông Đoàn Huy Chương (sau đây gọi là ông Đoàn), sinh năm 1985, là một công dân Việt Nam, là một thành viên sáng lập của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông (UWFO). Tất cả ba người khiếu kiện này đều là những nhà hoạt động về quyền cho người lao động.
4. Những người khiếu kiện này đã bị bắt giữ bởi các lực lượng an ninh của Việt Nam trong tháng 2 2010.
Họ không được cho xem một lệnh bắt giữ.
5. ông Nguyễn đã bi giam trong trại tù A1 và sau đó được chuyển đến Trại giam Phước Hòa, Huyện Tân Phước, Tĩnh Tiền Giang. Cô Đỗ được đưa đến trại giam Thủ Đức Z30D và sau đó chuyển đến Đội 20, Trại 6, Xã Tân Duệ, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận.
Ông Đoàn đã được đưa đến Trại A1 và sau đó được chuyển đến Trại giam Phước Hòa, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang.
6. Các người khiếu kiện này sau đó đã bị buộc tội làm xáo trộn an ninh theo Điều 89 Bộ luật hình sự Việt Nam. Họ bị cho là đã nhận tiền từ Trần Ngọc Thành, Chủ tịch của một công đoàn ở Warsaw nhằm bảo vệ người lao động Việt Nam, để in và phân phát truyền đơn chống chính phủ và kích động cuộc đình công. Đặc biệt, Ông Nguyễn, bà Đỗ và ông Đoàn bị buộc tội phân phát tờ rơi và giúp đỡ tổ chức một cuộc đình công của 10.000 công nhân tại các nhà máy sản xuất giày Mỹ Phong.
7. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục buộc tội những người khiếu kiện là phản động và dự định lật đổ chính phủ. Họ bị cho là thành viên của một đảng chính trị ủng hộ dân chủ có trụ sở tại Hoa Kỳ. Nguồn báo cáo nói rằng chính quyền đã tuyên bố rằng "tội của những phạm nhân này rất nghiêm trọng, hoạt động và tổ chức với mục đích phá hủy an ninh của đất nước, và cần phải trừng phạt".
8. Các người khiếu kiện bị giam giữ 8 tháng trước khi xét xử, là trái với Điều 14 (3) (c) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Trong thời gian bị giam giữ trước khi xét xử, họ không được phép có thăm viếng hoặc bất kỳ trợ giúp pháp lý nào.
9. Ngày 26 Tháng 10 2010, trong một phiên xử kéo dài một ngày, ông Nguyễn, cô Đỗ và ông Đoàn bị kết tội "làm xáo trộn an ninh và trật tự chống lại chính quyền nhân dân" theo Điều 89 của Bộ luật hình sự của Việt Nam, ông Nguyễn đã bị kết án chín năm tù. Bà Đỗ và ông Đoàn mỗi người bị kết án bảy năm tù.
Không người nào có luật sư biện hộ tại phiên tòa, họ cũng không được cho phép tự bào chửa, được coi như đã vi phạm Điều 10 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và Điều 14 (3) (b) và (d) của ICCPR.
10. Theo nguồn tin, bản án của họ đã được đăng trên Internet, bởi trang mạng Công An Nhân Dân của nhà nước, một ngày trước khi việc kết án thực sự. Trong quan điểm của nguồn, điều này nhấn mạnh tính chất chính trị của phiên xữ, thiếu sự độc lập và vô tư được coi như vi phạm Điều 10 và 11 của Bản TNQTNQ và Điều 14(1) và (2) của ICCPR.
11. Gia đình của những người khiếu kiện này đã thành công trong việc mướn luật sư bào chữa. Tuy nhiên, kể từ ngày 17 tháng 1 2011, các luật sư không được phép gặp thân chủ của họ mặc dù sắp có phiên tòa phúc thẩm vào ngày 24 tháng 1, 2011. Vào ngày 18 tháng 1, 2011, gia đình của các bị can đã gửi đi một đơn khiếu nại tập thể đến nhiều cơ quan khác nhau, gồm có Bộ Nội Vụ và Viện Kiểm Sát Nhân Dân của tỉnh Trà Vinh, yêu cầu tòa án tôn trọng quyền có người đại diện pháp lý của các bị can và để dời lại ngày phúc thẩm. Tòa án đã đổi ngày cho phiên tòa phúc thẩm lai thành ngày 18 tháng Ba 2011.
12. Vào ngày 18 tháng Ba 2011, Tòa án Phúc thẩm Trà Vinh đã giữ y bản án được ký vào tháng Hai 2010 đến ông Nguyễn, cô Đỗ và ông Đoàn.
13. Nguồn cho rằng các người khiếu kiện chỉ đơn giản đòi hỏi quyền của công nhân Việt Nam, đó là được tổ chức, thiết lập và đình công ôn hòa và đòi hỏi tăng lương và điều kiện làm việc. Nguồn cũng đòi hỏi sự cải cách luật pháp Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế, mà trong đó nó ngăn cấm công nhân thành lập công đoàn độc lập bằng sự chọn lựa của chính họ. Mọi công đoàn đều bị bắt buộc phải đang ký và phải được Tổng Công đoàn Lao Động Việt nam cho phép, đây là công đoàn lao động chính thức được đảng CS công nhận. Giống như Nhân viên Tường trình Đăc biệt về quyền cho tự do nhóm hợp một cách ôn hòa ghi chú trong trong báo cáo mới nhất của ông đến Hội đồng Nhân quyền, "hội đoàn nên được tư do chọn lựa hội viên của họ và mở rộng đến mọi người. Điều này đặc biệt thích hợp cho các hội công đoàn hay các đảng phái chính trị bởi vì việc can thiệp trực tiếp về quyền hội viên của hội có thể làm hỏng đi tính độc lập của nó" (A/HRC/20/27), đoạn 55).
14. Nguồn cho biết ông Đoàn đã bị bỏ tù nhiều lần trong quá khứ, đặc biệt 18 tháng trong năm 2006 về tội "quấy nhiễu tự do dân chủ" liên quan đến hoạt động của ông vì là người sáng lập United Workers-Farmers Organisation (UWFO), cũng được biết như là Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông. Nguồn cho rằng việc tiếp tục giam giữ ông có liên hệ đến việc ông đòi hỏi một cách ôn hoà về quyền công dân được bảo đảm dưới luật pháp quốc tế.
15. Nguồn nhận định rằng ông Nguyễn và cô Đỗ cũng đã bi giam giữ vì họ tham gia tích cực trong các sinh hoạt của Phong Trào Các Nạn Nhân của Sự Bất Công, giúp đở các công nhân nghèo và nhà nông mất đất tìm kiếm can thiệp từ chính phủ. Ông Nguyễn cũng là thành viên của Khối 8406, một tổ chức kêu gọi cải cách dân chủ trong nước.
16. Căn cứ vào những gì trước đây, nguồn cho rằng, bằng việc bắt giử những người khiếu kiện với những cáo buộc nối kết trực tiếp với việc thực thi ôn hòa về quyền và tự do được bảo đảm dưới luật pháp quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm các Điều 19, 21 and 25 của ICCPR và các Điều 19, 20 and 21 của UDHR.
17. Nguồn nhớ rằng, trong các dử kiện trước đây, Nhóm Công Tác đã nhận định việc xử án hình sự nặng nề với tội danh mơ hồ là "lạm dụng các quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước" vốn không phù hợp với bất kỳ điều khoản nào được bảo đảm bởi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và ICCPR, mà VN đã ký kết (Ý kiến số 1/2009 và số 24/2011)
Phản hồi từ Chính Phủ
18. Trong phản hồi từ phía Chính Phủ họ cãi rằng những cáo buộc xuất xứ từ "những nguồn tin không chính thức và thiếu chứng cớ rõ ràng", là "không đúng, không vô tư và sai lệch", và "chuyên chở các sách động chính trị không lành mạnh có mục đích nói xấu nền tư pháp của VN".
19. Theo như phản hồi của Chính Phủ, Việt Nam "đã chọn và theo đưổi chính sách nhất trí về tôn trọng, quãng bá và bảo vệ nhân quyền và tự do, gồm cả các quyền về tự do lập hội, bày t chánh kiến, cũng như quyền có công bằng về pháp lý.
20. Chánh phủ lập lại những cáo buộc rằng những nhà khiếu kiện "là những sáng lập viên và hội viên của tổ chức bất hợp pháp – " Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông. Họ hợp tác và thông đồng với các thế lực thù địch và các tổ chức và nhóm ở hải ngoại, cả ở VN và ở nước ngoài, để chỉ đạo đình công và bạo động, gây bất ổn xã hội và mất trật tự nơi công cộng. Họ chuẩn bị, in và phân phát các tài liệu chống chính phủ với thông tin giả tạo về luật lệ và chính sách của VN, nhằm mục đích sách động đình công bất hợp pháp của công nhân, phá hoại và hủy hoại tài sản của công ty làm giày Mỹ Phong ở Trà Vinh, với những hậu quả có thể dẩn đến mất an ninh và mất trật tự xã hội". Chính phủ nhấn mạnh rằng những sinh hoạt của các nhà khiếu kiện "vi phạm luật pháp hiện hành của VN và vì vậy phải bị xử lý theo pháp luật để đảm bảo sự tôn trọng luật pháp và bảo đảm quyền của những người khác, quyền lợi chung của cộng đồng, cũng như hòa bình, an ninh và sự phát triển của xã hội.
21. Đối với thủ tục xét xử dành cho các người khiếu kiện, chính phủ chỉ tuyên bố rằng "thủ tục dành cho họ được khởi đầu dưới cáo buộc về phá rối an ninh xã hội" và chiều dài của bản án đặt lên họ về tội "chống đối nhà nước nhân dân bằng kích động, kêu gọi và tụ tập người để quấy nhiểu an ninh, theo Điều 89 của bộ luật hình sự 2009."
22. Chính phủ quả quyết rằng "bản án, sự bắt giử, điều tra, giam giử và các thủ tục được thực hiện hoàn toàn thích ứng với thủ tục được đề ra trong luật pháp hiện hành của VN và được cải cách theo thông lệ và thực hành quốc tế về nhân quyền".
Nhận xét thêm hơn từ nguồn
23. Trong phần nhận xét thêm nguồn nhấn mạnh rằng "cả một sự việc kinh khủng" bắt đầu với sự ấn hành một tài liệu về quyền công nhân. Tờ tài liệu này là lý do tại sao cuộc đình công được bắt đầu.
24. ông Đoàn Huy Chương, cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tạm giam quá lâu trước khi họ bị đem ra xét xử, trái ngược với các điều 151 và 176 của bộ luật hình sự của VN. Bộ luật nói rằng khoảng thời gian tối đa cho người bị tạm giam trước khi bị xét xử nên là 45 ngày cho trẻ vị thành niên và 90 ngày cho những can phạm nguy hiểm. Trong trường hợp hiện tại, những ngừơi khiếu kiện này bị tạm giam khoảng 300 ngày, vượt quá xa thời hạn ấn định. Sự vi phạm rõ ràng này của bộ luật hình sự VN và các Thỏa Thuận Quốc Tế khác về tạm giam đã được Chính phủ VN thú nhận ở 3 đoạn cuối trong lá thư của họ.
25. Nguồn cũng kèm theo thông tin mô tả tình trạng vô nhân đạo và cực khổ mà những người khiếu kiện đang bị giam giữ. Cụ thể là, theo nguồn tin, những người này bị ép buộc phải ngủ sát bên với những tù nhân bị bệnh truyền nhiễm, điều này đe dọa đến sức khỏe của họ. Một trong những người này bị điếc ở một bên tai vì cô đã bị những cai tù liên tục đánh vào đầu.
26. Cuối cùng, nguồn nhấn mạnh chính phủ cần chỉnh đốn thích đáng về luật pháp mà Việt Nam đang vi phạm các Điều 7, 9, 14, 19, và 22 của ICCPR cũng như Điều 8 của Công ước Quốc tế về các Quyền về Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Bàn thảo
27. Nhóm Công Tác nhớ rằng quyền tự do lập hội và quyền tham gia điều hành chính trị được công khai bảo vệ dưới điều 22 và 25 của ICCPR. Vì Chính phủ đã không cung cấp thông tin về bất cứ sự vi phạm nào có liên quan đến sinh hoạt của những người khiếu kiện, Nhóm Công Tác cho rằng sự giam giữ họ, đặt trên điều 89 của bộ luật hình sự VN, là thiếu thoả đáng đối với quyền tự do của họ đã được công nhận dưới ICCPR và UDHR.
28. Vì vậy, sự tước đoạt tự do của những người kiến nghị chỉ vì họ thực hành quyền tự do lập hội và quyền tham gia điều hành công việc công khai như được phân phối trong điều 19, 21, và 25 của ICCPR và các Điều 19, 20 và 21 của UDHR, nằm trong diện số II và có thể được cứu xét do Nhóm Cộng Tác.
29. Theo như sự vi phạm cáo buộc về hiến pháp quốc gia được tham chiếu bởi chính phủ, gọi là điều 89 của bộ luật hình sự, Nhóm Công Tác trong các Ý Kiến trước đây số 46/2011 (Vietnam), số 1/2009 (Vietnam), và số 1/2003 (Vietnam), có nói rõ rằng, trong sự uỷ quyền của Nhóm Công Tác, nhóm được yêu cầu phải đảm bảo rằng luật pháp quốc gia phải phù hợp với luật pháp quốc tế được thiết lập trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền hay trong các tài liệu quốc tế mà quốc gia liên hệ đã thừa nhận.
Ngay cả nếu sự tạm giam được điều chỉnh cho phù hợp với luật pháp quốc gia, Nhóm Công Tác phải bảo đảm rằng nó cũng đồng nhất với các luật lệ thích ứng của luật pháp quốc tế.
30. Trong phản hồi của họ, chính phủ không giải quyết các cáo buộc cụ thể về các vi phạm nghiêm trọng về quyền công dân của các người khiếu kiện như trong các tiểu mục (b) và (d) của điều 14.3 của ICCPR và điều 10 của UDHR. Hơn nữa, chính phủ không thừa nhận cáo buộc rằng các người khiếu kiện đã không có luật sư bào chửa hiện diện ở phiên xử và không cho phép họ tự bào chửa.
31. Nhóm Công Tác xét rằng sự không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quyền được xét xử công bằng theo quy định trong Điều 14 của ICCPR và Điều 10 của UDHR, là một động cơ thoả đáng để người khiếu kiện được liệt vào loại bị bắt giữ mang tính chất tùy tiện.
Sự chỉnh đốn
32. Căn cứ vào những gì trước đây, Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện có ý kiến như sau:
Sự cướp đoạt tự do của ông Nguyễn, cô Đỗ và ông Đoàn là tùy tiện, tương phản với các điều 9, 10, 20 và 21 của bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền và các điều 9, 14, 22 và 25 của Công Ước Quốc Tế về Dân Sự và các Quyền Chính Trị, mà Việt Nam là thành viên, và thuộc loại II và III của nhóm, đáp ứng điều kiện để được duyệt xét bởi Nhóm Công Tác.
33. Kết quả dựa trên ý kiến phản hồi, Nhóm Công Tác yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình hình của ông Nguyễn, cô Đỗ và ông Đoàn và để phù hợp với các tiêu chuẩn và nguyên tắc được quy định trong bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền và các Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.
34. Nhóm Công Tác có ý kiến rằng, tính đến tất cả các trường hợp của vụ án, các biện pháp thỏa đáng là trả tự do cho các cá nhân nói trên và dành cho họ quyền khiếu tố đòi bồi thường, theo quy định tại Điều 9 (5) Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.
35. Tuân theo Điều 33 (a) trong bản Phương pháp điều hành công việc, Nhóm Công Tác xét thấy những lời cáo buộc về tra tấn hoặc sự đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo cần phải được bàn giao cho Báo Cáo Viên Đặc Biệt về tra tấn để cóh hành động thích hợp.
[Thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2012]
(Bản dịch của WebVT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét