Sáng nay đọc báo thấy có một nhúm chữ quen quen nhưng đủ làm tôi tò mò. Đó là hai chữ "giai cấp". Nghe đến hai chữ này chắc nhiều người thấy run. Gia đình tan hoang, vợ mất chồng, con mất cha cũng vì hai chữ này. Vậy mà bây giờ chúng lại xuất hiện trong tình hình chúng ta chống sự xâm lăng của bọn Tàu.
Trả lời phỏng vấn của VNexpress.net, ông cựu tướng công an Lê Văn Cương nói: "Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi". Thoạt đầu tôi không hiểu tại sao lại có vấn đề giai cấp ở đây. Hồi nào đến giờ, nói đến "giai cấp" ai cũng nghĩ đến "đấu tranh giai cấp". Đấu tranh giai cấp theo tôi hiểu là chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức dân chúng, bọn ăn bám, là cuộc đấu tranh của người không có chống kẻ có. Bọn này thì nhan nhản ở nước ta. Vậy thì giai cấp trong bối cảnh mà ông Lê Văn Cương có dính dáng gì đến chuyện chúng ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước? Thật không thể nào hiểu nổi.
Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì câu nói trên sẽ trở nên dễ hiểu. Trong bài viết "Các rủi ro của VN trong vấn đề Biển Đông?" trên BBC, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng thuật lại một câu nói của ông cựu tổng bí thư Đảng CSVN Đỗ Mười: "tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản". Lãnh đạo Trung Quốc nghe câu này chắc vui lắm, vì họ không ngờ có một đồng chí em trung thành đến như thế. Nghe nói ông này nổi tiếng học giỏi và thông minh. Ông có rất nhiều câu để đời. Câu nói đáng để đời trên của ông tôi hiểu rằng tuy bọn Tàu nó đánh chiếm đất, chiếm biển Việt Nam, nhưng dù sao chúng nó cũng là đồng chí anh em. Đồng chí hướng cộng sản. Lý tưởng cộng sản không có biên giới. Anh cộng sản. Em cũng là cộng sản. Núi liền núi, sông liền sông. Của em cũng là của anh, là của cộng sản. Câu nói của ông Đỗ Mười cũng có thể hiểu rằng thà để người Trung Quốc cộng sản đánh chiếm đất chiếm đảo của Việt Nam còn hơn là để cho bọn Ngụy chúng nó chiếm miền Nam. Tình đồng chí cộng sản của ông Đỗ Mười đúng là sâu nặng hơn tình cảm ông dành cho những người con Việt Nam ngã xuống bảo vệ quê hương.
Có lẽ tư duy đó cũng chính là tư duy của ông Phạm Văn Đồng khi ông ký cái công hàm nổi tiếng. Có thể xem phụ lục dưới đây để thấy ông đã viết những gì trên giấy trắng mực đen. Ông là một người cộng sản nổi tiếng. Ông còn nổi tiếng với cái công hàm mà có người cho là "công hàm bán nước". Nhưng cũng có người cho rằng cái công hàm ấy chẳng có giá trị bởi vì Trường Sa và Hoàng Sa lúc đó là do chính quyền miền Nam quản lý. Nhưng nói gì thì nói, tôi nghĩ rằng cái công hàm ấy rõ ràng thể hiện ý chí của người cộng sản muốn chiếm miền Nam cho dù phải cho (hay dâng) Trung Cộng hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng xem tình đồng chí cộng sản sâu nặng hơn tình cảm ông dành cho mảnh đất của tiền nhân để lại.
Ngay cả khi Trung Quốc bắt, bắn, giết ngư dân Việt Nam, vẫn có một ông tướng biện minh cho tình đồng chí. Trong tình hình dân của mình bị ngoại bang sát hại mà ông Đồng Sĩ Nguyên vẫn có thể thốt lên rằng "đảng ta và đảng bạn" nên "ngồi lại thảo luận"! Tình đồng chí cộng sản của ông tướng còn sâu đậm hơn hơn tình cảm ông dành cho những người ngư dân Việt Nam khốn khổ.
Ngày 5/6 vừa qua, hàng ngàn người tham gia biểu tình chống Trung Quốc đã ngổ ngược phá hoại công cụ của tàu Bình Minh 02. Các hãng thông tấn quốc tế đưa tin. Vậy mà Thông tấn xã Việt Nam chỉ loan một bản tin ngắn với dòng chữ "có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh" và bác bỏ tin từ các hãng quốc tế một cách chắc nịch: "đó là thông tin sai sự thực". Ai cũng biết TTXVN viết cho bọn đầu não ở Bắc Kinh và tay chân của chúng ở Hà Nội đọc, chứ không phải viết cho người Việt đọc. Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao họ không viết bằng tiếng Hoa cho tiện. Mà viết bằng tiếng Việt hay tiếng Hoa thì bản tin đó một lần nữa cho thấy thái độ khiếp nhược của những người cầm quyền cấp cao nhất. Tất cả cũng vì tình đồng chí cộng sản đó thôi. Người ta chấp nhận chịu nhục để đổi lấy tấm thịnh tình đồng chí của những tên kẻ thù truyền kiếp.
Tại sao lãnh đạo ta không dám có một lời nào phản đối bọn bành trướng Bắc Kinh, trong khi lãnh đạo Philippines rất hùng hồn tố cáo chúng trước công luận quốc tế? Tại sao thay vì có những hành động thiết thực để bảo vệ hải đảo và lãnh hải của ta, giới lãnh đạo lại khuyến khích những trò yêu nước cải lương như tiếp nhận đá từ Trường Sa, ký tên vì Hoàng Sa thân yêu. Tôi nghĩ chỉ có tình đồng chí cộng sản mới có thể trả lời những câu hỏi đó thích hợp.
Đến đây thì các bạn đã có đủ chất liệu thật để hiểu hai chữ "giai cấp" trong câu nói của ông Lê Văn Cương đề cập đến cái gì. Dĩ nhiên "giai cấp" trong câu nói của ông chẳng dính dáng gì đến đấu tranh giai cấp. Nó dính dáng đến tình đồng chí cộng sản. "Giai cấp" ở đây là giai cấp cộng sản. Giai cấp là "nó cùng là cộng sản" như ông Đỗ Mười nói. Vì tình giai cấp ông Phạm Văn Đồng vui vẻ ký tên vào "công hàm bán nước". Giai cấp là "đảng ta, đảng bạn" như cách nói của ông Đồng Sĩ Nguyên. Giai cấp là bản tin thanh minh thanh nga của TTXVN. Ý ông Cương là trong khi đàm phán, Trung Quốc luôn ru ngủ phía Việt Nam bằng tình đồng chí cộng sản, nhưng khi hành động thì họ đặt quyền lợi dân tộc của họ lên trên. Câu nói của ông cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rất thích hợp ở đây: Đừng tin những gì cộng sản Tàu nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản Tàu làm.
Một thực tế không thể chối cãi là bọn Tàu chúng nó khinh thường Việt Nam và rất khinh thường lãnh đạo Việt Nam. Báo chí Tàu ra rả hầu như hàng ngày nói xấu Việt Nam. Nói xấu bằng những chữ hết sức đê tiện. Nói xấu một trịch thượng như cha gõ đầu con. Họ còn xấc xược bảo Việt Nam nên đọc lại sử! Tôi tưởng chính chúng mới là người cần đọc lại sử. Nhưng vấn đề là tại sao bọn lãnh đạo Tàu chúng nó khinh miệt lãnh đạo Việt Nam như thế? Rất có thể Tàu chúng nó biết rằng lãnh đạo Việt Nam ngày nay không có khả năng cao, chức quyền đều mua bán, bằng cấp dỏm nhiều hơn thật, tham nhũng tràn lan, dân chúng đã mất niềm tin, kinh tế lệ thuộc vào Tàu, v.v. Những người như thế thì dù có những danh hiệu cao quý nào cũng vẫn bị người đời cười chê và khinh bỉ. Bọn Tàu cũng biết rằng giới trí thức Việt Nam không bao giờ có tiếng nói phản biện được. Một đất nước như thế thì phải nói là một đất nước yếu, hèn.
Hiện nay, có một lập luận rất phổ biến của những quan chức không tham gia biểu tình. Họ nói rằng việc quốc gia đại sự đã có Đảng và Nhà nước lo, nên tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Tôi nghĩ rằng những người có tư duy loại này là loại người thiếu đầu óc, không chịu làm thể thao trí tuệ, những người sẵn sàng làm nô lệ. Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau có lần nói rằng chiến tranh là chuyện quá quan trọng để cho mấy ông tướng lo. Mượn cách nói đó, chúng ta cũng có thể nói vận mệnh đất nước quá quan trọng để giao trọn vào tay của của Đảng và Nhà nước. Hãy nhìn lại! Với những gì xảy ra trong thực tế trước đây và hiện nay, chúng ta khó có thể nào an tâm tin tưởng vào Đảng CSVN. Làm sao chúng ta có thể tin khi họ đặt tình đồng chí cộng sản lên trên lợi ích của đất nước và dân tộc?
Xin nhớ rằng đất nước này là của dân tộc Việt Nam, chứ đâu phải của riêng ba triệu đảng viên Đảng CSVN. Đối với dân tộc Việt Nam, quyền lợi của người Việt Nam và tình yêu đất nước đứng trên tất cả, và chắc chắn đứng trên mối tình đồng chí cộng sản núp dưới hai chữ "giai cấp".
BSN
DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958) The People's Republic of China hereby announces: (1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. (2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands. (3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea. Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China. (4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country. Trích từ nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc. (3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
|
CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta: Thưa đồng chí Chu Ân-lai, Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc. Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển. Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958 PHẠM VĂN ĐỒNG Thủ tướng Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hòa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét