Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

RFA, RFI : KHOẢNG 700 NGƯỜI DÂN KÉO VỀ HÀ NỘI PHẢN ĐỐI TRƯNG THU ĐẤT ĐAI

Post lại từ xuandienhannom

Hàng trăm nông dân tập trung biểu tình tại Hà Nội

2012-04-10 
Hàng trăm nông dân tập trung biểu tình trước văn phòng của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam vào sáng ngày hôm nay liên quan đến các khiếu kiện về đất đai. Phóng viên Việt Hà từ Bangkok gửi về bài tường trình. 
Hàng trăm nông dân huyện Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội, Hà Đông và xã Vân Hà huyện Đông Anh đã tập trung ở 46, Tràng Thi, Hà Nội để khiếu kiện đất đai hôm nay ngày 10/04/2012. 
Vào khoảng 9 giờ sáng ngày hôm nay, hàng trăm nông dân huyện Văn Giang, Hưng Yên, Dương Nội, Hà Đông và xã Vân Hà huyện Đông Anh đã tập trung trước cổng văn phòng ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt nam ở 46, Tràng Thi, Hà Nội để khiếu kiện đất đai.
Theo ước tính cho đến 10 giờ sáng ngày hôm nay, số bà con nông dân tập trung về ủy ban mặt trận tổ quốc đã lên đến con số gần 1,000 người. 

Bắt ép dân nhận tiền đền bù rẻ mạt 

Một nông dân ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho biết:  

Nông dân Văn Giang: bà con đang tập trung đông vì cái việc nó chuẩn bị cưỡng chế Văn Giang. Tức là từ ngày 20 này nó sẽ cưỡng chế. Đến đây thì nói chung chúng tôi chỉ kiến nghị với ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam để ngăn chặn việc cưỡng chế Văn giang vào ngày 20 tới đây thôi.  

Nông dân Văn Giang mang theo nhiều khẩu hiệu và thậm chí cả bang rôn đến cuộc tập trung ngày hôm nay.  

Nội dung các khẩu hiệu và bang rôn ghi rõ phản đối quyết định cưỡng chế đất trái pháp luật ngày 4 và 5 tháng 4 năm 2012 của chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
...nó đền bù ngày trước có 43,000 đồng một mét vuông, chúng tôi nói đùa nhau là không đủ mua quần lót. Từ năm 2005 nó đã trả 43,000 đồng một mét vuông mà nguyện vọng của bà con là không chấp nhận tiền mà chỉ muốn lấy đất sản xuất
Nông dân Văn Giang

Hơn 1,800 hộ dân ở ba xã Xuân Quang, Cụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang đang bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất để làm dự án khu đô thị Ecopark có diện tích trên 500 ha. Dự án được bắt đầu từ năm 2004. Người dân được đề nghị giá đền bù là 43,000 đồng một mét vuông, một mức giá mà họ cho là quá bất công. Người nông dân huyện Văn Giang cho chúng tôi biết: 

Nông dân Văn Giang: nó đền bù ngày trước có 43,000 đồng một mét vuông, chúng tôi nói đùa nhau là không đủ mua quần lót. Từ năm 2005 nó đã trả 43,000 đồng một mét vuông mà nguyện vọng của bà con là không chấp nhận tiền mà chỉ muốn lấy đất sản xuất.

Tham gia vào đoàn người trước cửa ủy ban mặt trận tổ quốc hôm nay, cũng có khoảng 50 nông dân đến từ thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Cô Nguyễn Thị Định, một nông dân  xã Vân Hà, huyện Đông anh bức xúc nói: 

Nguyễn Thị Định: dân cô rất bức xúc, cô là người bị công an bộ đội bắt giam ba mươi mấy tiếng đồng hồ trong nhà đá, mà bây giờ không biết kêu ai, bây giờ chỉ ra đây biểu tình, nếu được thắng thì thắng, mà không thắng thì cứ ra, ngày nào cũng thế, đi hết chỗ nọ đến chỗ kia, cơm nắm muối vừng để mà đi thôi. 

Lại phương án: Huy động bộ đội và công an trấn áp đe dọa 

Gia đình cô Nguyễn Thị Định nằm trong số khoảng 350 hộ dân ở xã Vân Hà bị chính quyền địa phương cưỡng chế 11 ha đất ruộng lúa để làm dự án làng nghề thôn Hà Khê vào năm 2008. Cô Định cho biết chính quyền địa phương đã ép người dân phải nhận mức đền bù là 70 triệu đồng một sào, thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật của đất.
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2011, chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm công an bộ đội đến bao vây khu đất, ngăn cấm người dân vào ruộng. Những người dân ra đấu tranh đòi quyền lợi đã bị đuổi đi hoặc bị bắt.
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2011, chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm công an bộ đội đến bao vây khu đất, ngăn cấm người dân vào ruộng. Những người dân ra đấu tranh đòi quyền lợi đã bị đuổi đi hoặc bị bắt. Bản thân cô Định cũng bị bắt vào sáng ngày 8 tháng 4 năm 2011, bị giam 2 ngày và bị ép phải ký biên bản thừa nhận là mình đã chống người thi hành công vụ, nhưng cô không chịu.

Mất đất canh tác lúa 3 vụ, nhiều người dân trong xã Vân Hà đang phải chật vật kiếm sống. Vì vậy họ mong lấy lại ruộng để có thể tiếp tục công việc đồng áng của mình. Cô Định nói: 

Nguyễn Thị Định: cuộc sống khổ, ruộng toàn bỏ không, không có chân reo mạ, ruộng thôn Hà Khê toàn bỏ không hết. Bây giờ cô hy vọng là đòi lại ruộng, dân chỉ muốn đòi lại ruộng, chả hy vọng gì.

Theo blog Nguyễn Xuân Diện, trong số gần 1,000 người tham gia khiếu kiện hôm nay tại Hà Nội, cũng có khoảng 200 nông dân xã Dương Nội, Hà Đông. Đây là những đại diện của khoảng 350 hộ dân Dương Nội đang bị chính quyền cưỡng chế đất để làm dự án khu đô thị Lê Trọng Tấn, Dương Nội. Những người dân Dương Nội đã bắt đầu khởi kiện chính quyền địa phương từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Mặt trận tổ quốc thì cô lên nhiều lần rồi. Đây là lần thứ 5 rồi. Họ chỉ nhận đơn rồi chuyển về ủy ban huyện nhưng ủy ban huyện không giải quyết.
Cô Tuyết
Trong các tháng qua, đã nhiều lần nông dân Dương Nội, Văn Giang và xã Văn Hà, Đông Anh lên các cơ quan chính quyền ở Hà Nội để đề nghị giải quyết các khiếu nại của họ. Họ cũng đã gửi đơn và thư đến thanh tra chính phủ, đến quốc hội, bộ tài nguyên môi trường thậm chí cả tổng bí thư, nhưng không nhận được những trả lời thỏa đáng hoặc không có trả lời. Riêng tại mặt trận tổ quốc, đây đã là lần thứ 5, nông dân xã Vân Hà, huyện Đông Anh tìm đến gặp đại diện của cơ quan này. Cô Tuyết, nông dân xã Vân Hà cho biết: 

Cô Tuyết: mặt trận tổ quốc thì cô lên nhiều lần rồi. Đây là lần thứ 5 rồi. Họ chỉ nhận đơn rồi chuyển về ủy ban huyện nhưng ủy ban huyện không giải quyết.

Trong buổi sáng ngày hôm nay, đại diện ủy ban mặt trận tổ quốc đã gặp gỡ đại diện nông dân để tiếp nhận kiến nghị của họ. Bác nông dân huyện Văn Giang cho biết kiến nghị này sẽ lại tiếp tục được chuyển lên trên để giải quyết. 

RFI Việt ngữ PV Bà Lê Hiền Đức: 
Khoảng 700 dân ngoại thành kéo về Hà Nội phản đối trưng thu đất đai 
Tú Anh

Theo tin từ Hà Nội, hôm nay 10/04/2012, nhiều đoàn dân nông thôn ở huyện Đông Anh tập trung trước trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc số 46 đường Tràng Thi nhờ can thiệp. Họ mang biểu ngữ tố cáo chính quyền địa phương sử dụng công an và bộ đội cưỡng chế đất đai. Trong suốt những cuộc biểu tình phản kháng nhiều năm qua, chưa bao giờ dân oan kéo về thủ đô với một lực lượng đông đảo như vậy.

Bà Lê Hiền Đức (Hà Nội) 
10/04/2012
Từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, một phụ nữ từng được quốc tế trao giải thưởng chống tham ô cho biết thêm thông tin:

"nông dân khổ lắm … xã đốt nhà, huyện cướp đất, tỉnh bao che ... trung ương thì đùn đẩy… tình hình nóng như lò than…"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét