Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Nguyễn Văn Dũng – Tại sao lại nói “nhà nước của dân, do dân và vì dân”?

Nguồn danluan

Các bạn trẻ thân mến

Tôi dự định không đăng bài viết này cho đến khi tôi tốt nghiệp, tuy nhiên tôi nghĩ thời điểm hiện tại là cơ hội thời cơ chính muồi để làm công việc này. Đó là nói lên "chứng kiến của bản thân" với hy vọng thay đổi được tư tưởng của lớp trẻ Việt Nam ngày nay. Cho dù là 1 cá nhân thay đổi thôi đối với tôi cũng là điều đáng quý, đáng trân trọng. Vì thế hãy cho tôi nói, cho tôi giải thích và xin hãy lắng nghe tôi một lần bằng cách đọc hết bài viết này. Xin cho tôi được nhắc lại một lần nữa là hãy cố gắng đọc hết bài này rồi sau đó muốn trỉ trích tôi ra sao cũng được hỡi các bạn trẻ.

Tôi xin phép cắt bỏ phần dẫn dắt dài dòng, sáo rỗng. Thay vào đó tôi xin đi vào chủ đề chính của bài viết này đó là:

Vì sao lại nói "nhà nước của dân, do dân và vì dân"?

Để làm sáng tỏ điều này trước tiên chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi dưới đây

1. Vì sao phải đóng thuế?

Ở Việt Nam, có một 2 từ mà người dân rất ít sử dụng đó là "Tiền Thuế".

Vậy tiền Thuế dùng để làm gì? Vì sao chúng ta phải đóng thuế? (bạn có thể ngưng ít phút để suy nghĩ về câu hỏi này rồi đọc tiếp)

Chính bản thân tôi đây cách đây 2,5 năm đã không tự mình trả lời được. Và rồi tôi đã tự đi tìm lời giải cho chính mình. Kể từ khi đó con người tôi bắt đầu có những sự thay đổi lớn, đặc biệt trong suy nghĩ và hành động của mình.

Không phải vô cớ mà tôi lại đưa ra một câu hỏi "quá đỗi giản đơn" như thế này đâu? Lý do bởi vì Có quá là nhiều người thân xung quanh tôi, Ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè… một lực lượng lưu học sinh khá đông đang du học tại Nhật mà tôi đã gặp, đã không trả lời được khi tôi đưa ra câu hỏi này. Hơn nữa có một vài người còn ú ớ, biện mình cho sự yếu kếm của mình rằng "Đóng thuế là nghĩa vụ, nhiệm vụ" rồi "ai mà chả phải đóng, thế mà cũng hỏi" v.v…

Từ những gì mình đã trải nghiệm, tôi cho rằng cần thiết phải giải thích cặn kẽ, rõ ràng hơn và phải chia sẻ với thật nhiều người, ở mọi nơi mọi lúc về vấn đề này.

Để đất nước tồn tại phải có tiền để chi phí cho việc điều khiển bộ máy nhà nước trong các lĩnh vực như quân sự, trính trị, giáo dục, văn hóa, pháp luật, y học v.v… Và để điều khiển được nó không một cá nhân nào có thể làm được việc này vì thế chúng ta phải đóng thuế.

Tiền chúng ta đóng thuế thường được gọi là tiền của "Nhà nước". Phải có người dùng tiền của "nhà nước" để điều khiển bộ máy này. Ai điều khiển? Đó chính là những người nắm chính quyền, những người được nhân dân lựa chọn thông qua việc bầu cử.

75283717-traotang.jpg
Tiền thuế dùng để chi trả lương cho các cán bộ, nhân viên công chức làm cho bộ máy hành chính Nhà nước

Ngoài ra "tiền thuế" còn chi trả lương cho các cán bộ, nhân viên công chức làm cho bộ máy hành chính nhà nước trong đó bao gồm Tổ Chức Chính Phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính Phủ,… thấp hơn thì có UBND tỉnh, thành phố, xã, huyện.

Công An cũng được coi là cán bộ công nhân viên chức, Giáo Viên thuộc trường Quốc Lập, Công lập cũng là công nhân viên chức, những người làm trong Quân đội, nào là cấp Tướng gồm có Đại Tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, rồi cấp Tá, cấp Úy, cấp Sĩ, cấp Binh cũng là công nhân viên chức v.v…

Những gì tôi liệt kê trên đây chắc còn thiếu nhiều nhưng thôi, kể như vậy cũng đã đủ thấy số tiền thuế của nhân dân để trả lương hàng tháng cho Bộ máy nhà nước quả thật quá lớn rồi. Vậy mà Chính Phủ thì "phá phách tiền của nhân dân" (Vinashin, Vinalines…), Hành chính thì lề mề chậm chạp, Công An thì đàn áp, bắt dân nhưng ko bắt cướp, Quân đội thì hèn yếu, Giáo Viên thì "không chịu đào sâu nghiên cứu, học tập tu dưỡng", Cán bộ quản lý đất đai thì toàn đi phá ruộng, cướp đất của dân cày,… Mặt nào cũng yếu kém, tham nhũng hủ bại đến mức không cần phải đưa ra dẫn chứng cụ thể nhưng ai ai cũng hiểu rõ điều này. Phải nói là tiền của nhân dân đang bị vứt vào đống lửa một cách lãng phi.

Trong bài Luận về Đông Dương Chính Trị Luận cụ Phan Châu Trinh có viết: "Họa phúc của nhân dân gốc ở nền chính trị, mà chính trị tốt hay xấu thì bắt đầu ở chỗ dùng người. Nếu chính trị nhằm làm cho nước lợi dân giàu thì lối dùng người sẽ là công, dùng người công chính thì tái trí ắt được phát huy, mọi việc thực hành được chu tất. Nếu chính trị nhằm vào tư lợi cá nhân, thì lối dùng người ắt là tư, dùng người đã thiên tư thì hối lộ nảy sinh, kỷ cương rối loạn. Tăng thêm một viên quan là đem lại mói hại của một viên quan, đề ra một chủ trương là tăng thêm mối tệ của một chủ trương. Dùng pháp luật thì pháp luật trở nên công cụ hãm hại người, nói dùng giáo dục thì giáo dục là đầu mối nảy sinh tội ác…" (PTC toàn tập)

Lời lẽ của PCT thật Chí Lý phải không ạ.

Trong cuốn "Khuyến học" Fukuzawa Yukichi cũng viết rằng:

"Còn về phía chính quyền thì sao? Họ nghĩ ra đủ cách để tiêu sài tiền một cách phung phí, hết tiền thì lại bày ra đủ các loại thuế chèn ép nhân dân phải đóng góp. Dân chúng kêu ca, họ ngụ biện rằng đó là sự "đền ơn, báo đáp đất nước".

"Cái mà họ gọi là "đền ơn, báo đáp đất nước là gì? Chắc là họ mốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. Thế nhưng lập ra luật pháp , bảo vệ dân chúng, giữ gìn an ninh là công việc nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. Không thể coi đólà sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáo lại chính quyền. Nếu như chính quyền nghĩ như vậy thì ngược lại người dân sẽ nói rằng: "Chính quyền phải hàm ơn dân mới phải, vì chính quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúa do dân đóng, có sao lại có chuyện ngược đời như thế?"..

Đến đây chắc có lẽ các bạn cũng đã hiểu được câu thế nào là "nhà nước của dân do dân, vì dân" rồi chứ? Có lẽ không cần nói nhiều thêm về điều này nữa.

2. Thuế tiêu dùng

Có một câu hỏi khác tôi luôn kèm theo sau câu hỏi "vì sao" ở bên trên. Đó là "bạn có đóng thuế không?" Và hầu hết câu trả lời nhận được là "Không". Lý do thường là "Em chưa đi làm nên chưa đóng thuế" hay "ba mẹ em đóng thay em rồi" hay nếu có trả lời là có thì lại nói rằng "đóng thuế cầu đường, thuế nhà đất…"

Với lý do đó tôi nghĩ rằng đây cũng là một vấn đề tối quan trọng cần phải làm rõ để cho mọi người cả nhận được rõ một điều rằng: "tất cả mọi người đều đóng thuế".

Xin các bạn hãy hình dung ra một ngày nghỉ của mình. Bạn dắt xe máy ra khỏi nhà, bạn sẽ đổ xăng cho bình xăng thật đầy để có thể đi được xa, bạn sẽ ghé hàng nước uống một lon bia cho đã khát, rồi bạn đi siêu thị mua sắm này nọ, quần áo dày dép phục vụ cho sinh hoạt, mua hoa quả thức ăn để phục vụ cho gia đình.

Các bạn có biết rằng các bạn đang đóng rất nhiều tiền thuế trong một ngày nghỉ không?

Thứ nhất đó là thuế xăng, sau đó là thuế trong lon bia, thuế trong những đôi dày, những bộ quần áo, trong thức ăn trong hoa quả. Hơn nữa cái xe máy bạn đang sử dụng làm phương tiện đi lại đó lại chiếm nhiều thuế nhất. Trong hầu hết những hàng hóa lưu thông trên thị trường phục vụ cho nhân sinh đều bao gồm một thứ thuế gọi là thuế giá trị gia tăng. Theo như chính phủ Việt Nam, thuế giá trị gia tăng là 10%.

Ví dụ trong một lon bia trước khi bán gia thị trường có giá là 5000 đồng thì có 500 đồng là thuế giá trị gia tăng, ngoài ra còn có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia rượu là 45% vị chi là 2250 đồng. Vì vậy khi bán gia thị trường lon bia này sẽ có giá 7.750 đồng. Đó là chưa kể tiền thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để chế xuất ra lon bia đó, hơn nữa lon trị giá lon bia đó sẽ tăng lên khi bày bản ở các cửa hàng nhỏ lẻ, và người phải trả những đồng thuế này chính là người tiêu dùng là bạn là tôi.

Ngay cả đến một thằng bé cầm tiền ba mẹ nó cho, chạy ra hàng mua một cái kẹo mút thôi, nó cũng đã góp một phần nhỏ bé cho công quỹ chung của đất nước.

Một ví dụ đơn giản khác, giá xe ô tô tại nhật tính tiền VN khoảng 1 tỷ tuy nhiên khi nhập về VN sẽ bán ra ngoài thị trưởng khoảng 2 tỷ bởi thuế quan đối với xe ô to rất là đắt vào khoảng hơn 90%.

Ngoài thuế Giá trị gia tăng (thuế tiêu dùng) này ra còn có rất nhiều loại thuế khác mà chúng ta đóng góp hàng ngày như thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu…

Vì thế cho dù bạn muốn trốn thuế cũng ko thế nào trốn được.

3. Lời Kết

Sau khi đọc xong bài viết này muốn các bạn hiểu được rằng "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng về tư cách và quyền lợi" hay "nhà nước của dân, do dân và vì dân" bắt nguồn từ 2 câu hỏi bên trên. Cũng vì hiểu được những điều trên mà có rất nhiều người đang đấu tranh cho dân chủ, tự do tức là đấu tranh cho vì chân lý thực sự mà không màng đến danh lợi. Và nhiệm vụ của các bạn là bắt tay vào công cuộc đi tìm chân lý cho chính bản thân mình.

Nếu muốn kiểm chứng điều tôi nói bên trên bạn chỉ việc hỏi 2 câu hỏi trên với người thân trong gia đình mình, bạn bè mình, hoặc chính bản thân mình xem thì sẽ rõ là tôi nói xạo hay nói thật. Tôi vẫn xuất hiện ở đây để trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung bài viết này. Hy vọng rằng thế giới quan(cái nhìn về thế giới), nhân sinh quan(cái nhìn về con người) trong con người bạn sẽ thay đổi.

Chúc các bạn học tập tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét