Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Đỗ Trung Quân : A, đã làm thơ rồi ! (beo blog mần thơ!)

Nguồn quechoa

 Làm thơ thì cả nước này đi đâu chả gặp thơ. Nhưng ai làm mới là vấn đề.

Người làm thơ là chủ nhân của một Blog được xem là " vô giáo dục " nhất nước.

Người làm thơ lại là chủ nhân của một Blog được xem là " có ngôn ngữ vô học" nhất nước

Người làm thơ lại là chủ nhân của một Blog " được  khinh bỉ"  nhất nước

Blog Beo. Chủ nhân tên Hồng . Trong giới thường gọi " Hồng – Beo"

Chị Beo xưa nay mạt sát tất tật từ ông " trống mồm" Lê Khả Phiêu cho đến anh Tư, anh Sáu , anh Bảy , anh Tám…vv…tất tần tất những quí ông từ "bộ tứ quyền lực" đương quyền lẫn đã về hưu. Ngôn ngữ của chị là thứ ngôn ngữ không có ở bất cứ đâu dù là ngoài chợ. Chị quả là người thông minh, rất sáng tạo ngôn ngữ để mạt sát, mỉa mai. Chị cho đệ tử gọi những người như gs Nguyễn Đình Đầu 94 tuồi là những ông già "sô hàng". Tôi thề rằng , tránh Beo chả xấu mặt nào . Đời mình không thể đối thoại với chị dù bằng vốn liếng ngôn ngữ " thiếu văn hóa"  nhất  của mình nếu có . Tôi tự biết mình không đủ level ngang đẳng với chị trong chửi nhau.Tôi chọn im lặng, xưa nay vẫn thế. Im lặng trước chị.

Tôi vẫn cố gắng giữ hình ảnh của chị rất của chị, trước rất lâu chuyện chống Trung Quốc xảy ra. Những ngày ở Huế đi cùng với tôi năm 1989, chị Hồng [ khi ấy chưa Beo] đặt tên cho những chum nhãn tiêu bé tẹo trong thành nội Huế là " nhãn Quân" đầy ẩn ý hài hước, rất duyên.

Nhưng khi chị là Beo, tôi đọc chị là dựng đứng tóc tai , đổ mồ hôi hột. Tôi nhận ra chị là bậc thượng thừa của mọi tính từ " nanh nọc " " đanh đá " " trơ trẽn " và cuối cùng là " độc ác". Tất cả những tính từ đều còn kém xa ngôn ngữ của chị.

Nhưng hãy nói chuyện lạc đề chút, trước khi vào chuyện làm thơ.

Trước 1975 , Linh mục Nguyễn Ngọc Lan vốn xuất thân giáo sư  Sorbonne với 2 bằng tiến sĩ, TS toán học & TS thần học. Ông là người thường đi đầu những cuộc biểu tình chống Mỹ &  TT Thiệu. Con người gày gò nhưng đã rất quen với dùi cui, lưu đạn cay, nắm đấm, nhà giam, tưởng rằng ông chẳng  còn ngán gì. Vậy mà có lần ông vừa đối diện với lực lượng  cảnh sát dã chiến, chỉ một từ dõng dạc buộc ông lùi lại. Ông hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với câu chửi hạ cấp nhất thời ấy: " Đụ mẹ mày Nguyễn Ngọc Lan !". Ông bị bất ngờ, choáng váng và…lui lại theo phản xạ. Người đi đầu lui lại là cả đoàn biểu tình lui lại. Gs Nguyễn Ngọc Lan có thể bút chiến tưng bừng với linh mục Nguyễn Quang Lãm, bút danh thiên hổ [ cọp trời ] Linh mục tuyên úy của Việt Nam Cộng Hòa, chủ bút tờ báo Tiền tuyến [ ? ] bao nhiêu bài nảy lửa, nhưng ông đành đầu hàng trước tình huồng không chuẩn bị đối phó: " Đụ mẹ mày  Nguyễn Ngọc Lan !"

Sau 75 , ông vẫn là một trí thức phản kháng , ông bị quản thúc 3 năm tại gia . Ông mất đã 7 , 8 năm rồi.

Những câu chuyện từ Blog Hồng- Beo luôn làm tôi nhớ tới ông , tới những nhà văn, trí thức bị Beo mạt sát. Tâm thế họ là im lặng bởi lẽ không ai được chuẩn bị để đối thoại với thứ ngôn ngữ của Beo . Nó tương đương " đụ mẹ mày! " của những tay cảnh sát trước 1975.

Trở về chuyện Beo làm thơ. Tôi không vào được Blog Beo nên không rõ nội dung, chỉ nghe bảo là bài thơ chừng 5 câu , thơ tình hay đúng hơn thơ gửi cho một " người tình" nào đó. Có vẻ người tình sa cơ, thất thế rồi. Không được đọc không thề đi sâu vào nội dung, tôi chỉ có thể bàn về tâm thức.  Thường những người làm chính trị hay liên quan đến những vấn đề chính trị , xã hội bình thường chỉ viết bình luận mà không làm thơ như chị Beo. Chỉ khi hoang mang lắm, buồn bã lắm, tuyệt vọng mất phương hướng  lắm mới làm thơ. Khi ấy họ mới thật là người, cái bản thiện của người khi ấy mới trỗi dậy cho dù chỉ để than vãn chuyện nhân tình thế thái " Kiến ăn cá  – Cá ăn kiến " như một ông Tổng biên  tập một tờ báo lớn, chỉ khi mất ghế mới khe khẽ dúi vào tay tôi một bài thơ " thế thái nhân tình " cách đây 20 năm trước.

Thôi , dù gì chị Beo cũng đã làm thơ rồi. Thứ văn chương chị [ và cả bọn văn chương ] chị vẫn thường khinh bỉ nó. Nhưng biết đâu lúc này chính thứ chị khinh bỉ  lại có khi an ủi được chị lúc này.

Mong thế lắm chị Hồng [ không Beo ] ạ!

Tác giả gửi cho Quêchoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét