Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Vũ Đức Khanh - Thư gửi Phó thủ tướng Đức Gốc Việt Philipp Rösler

Nguồn x-cafevn

BBT X Càfe VN

Nhân dịp ông Philipp Roesler , một người Đức gốc Việt, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế kiêm chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ Đức, sẽ viếng thăm chính thức Việt Nam trong tháng 9, Văn Phòng Ls. Vũ Đức Khanh, nhà hoạt động dân chủ nhân quyền ở Canada đã gửi đến ông một lá thư chính thức đề cập cụ thể đến trưòng hợp Ls Cù Huy Hà Vũ các trường hợp giam cầm những người bât đồng chính kiến ở VN. BBT X CàfeVN xin chuyển dịch và đăng tải bức thư này để rộng dường dư luận.

Dr. Philipp Roesler
German Vice-Chancellor and Federal Minister of Economics and Technology
Federal Republic of Germany

Scharnhorststr. 34-37
10115 Berlin - Germany
Postal Address: 11019 Berlin
Tel: +49 (0) 30-18 615-9
Fax: +49 (0) 30-18 615-7010

Cc.: Germany 's Ambassador to Canada Dr. Georg Witschel
Embassy of the Federal Republic of Germany

1 Waverley Street
Ottawa , Ontario , K2P 0T8 - Canada
Tel: (613) 232-1101
Fax: (613) 594-9330

RE: Phái đoàn Thương mại Đức đến thăm Việt Nam từ 17/9 đến 19/9/2012

Kính gửi: Phó thủ tướng Rösler,

Nhân ông chuẩn bị cho phái đoàn thương mại của mình đến thăm Việt Nam vào tháng tới, tôi muốn trình bày với ông một số quan tâm mà tôi tin là có quan hệ đến mối quan hệ thành công giữa Đức và Việt Nam.

Có khoảng 83.000 người Đức gốc Việt, nhiều người trong số họ đã được sinh ra ở Đức, nhưng có cha mẹ là người tị nạn nhập cư. Một câu chuyện tương tự như thế cũng được kể trên khắp thế giới, có thể là ở Hoa Kỳ hoặc ở đây tại Canada. Như ông có thể được nhận thấy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã chống lại giới lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự chống đối này, không đơn giản chỉ vì khác biệt về hệ tư tưởng chính trị mà còn là vì sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Việt Nam.

Chưa cần phải kể đến các vụ việc vị phạm về quyền con người, chính sự thiếu trách nhiệm và tính minh bạch đã cản trở tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong việc thúc đẩy thương mại, ông nên gây sức ép đến chính phủ Việt Nam rằng, đối với những vấn đề quan trọng, Đức sẽ không sẵn lòng nhìn theo cách khác.

Dựa trên cơ sở tuyên truyền chống lại nhà nước, chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ và ngăn chặn các nhà hoạt động chính trị; tuy nhiên, lượng "tuyên truyền" ấy không có gì hơn là những lời kêu gọi cải cách dân chủ và cải thiện quyền con người. Trong số những người bị chính phủ giam giữ có Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Cha Nguyễn Văn Lý, và Luật sư Lê Công Định. Tìm kiếm những gì lẽ ra mọi người không nên bị chối từ ấy lẽ ra không phải là một tội phạm.
Trong trường hợp của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một người ủng hộ dân chủ, ông đã bị bắt vì lên tiếng chống lại những hành động của chính phủ, bị buộc tội tuyên truyền chống chính phủ, và bị kết án bảy năm tù giam, ba năm quản thúc. Sau khi bị chuyển sang nhà tù Lam Sơn ở tỉnh Thanh Hóa, sức khỏe của ông bắt đầu xấu đi, gia đình ông đã phải cố gắng để có một bác sĩ chẩn khám tình trạng của ông và để mang lại các điều trị cần thiết. Tuy nhiên, các nỗ lực ấy đã liên tục bị chính phủ từ chối.

Trường hợp của Tiến sĩ Vũ là một trường hợp tuyệt vọng, và là một trường hợp cần đến sự can thiệp kịp thời. Gia đình ông đã khao khát tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Với vị thế và tầm quan trọng của ông , gia đình Ts. Vũ sẽ an lòng rất nhiều nếu ông có thể hỗ trợ Tiến sĩ Vũ để nhận được sự chăm sóc và lưu ý, vốn chẳng những ông xứng đáng mà còn cần phải được hưởng.

Giữa nhiều mối quan tâm khác, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và bầu cử tự do công bằng (bao gồm cả việc thoát khỏi mô hình độc đảng của Việt Nam) là những quyền mà các công dân Viêt Nam không được hưởng. Thay đổi Hiến pháp là cần thiết nhưng không để xảy ra dưới chế độ hiện tại, vốn đã liên tục từ chối các quyền của công dân mình trong mọi hành động.

Nước Đức và người Đức có diễm phúc và hưởng được các đặc quyền. Quý vị có những cơ hội mà nhiều người trên khắp thế giới không hề có, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển. Được hưởng những cơ hội này, chúng ta không nên tự quay lưng nhắm mắt trước những khó khăn chung quanh trên thế giới. Thay vào đó, chúng ta nên tìm cách giúp đỡ những người không thể tự giúp mình.

Tôi xin cảm ơn thời gian, lòng quan tâm của ông, và hy vọng rằng ông sẽ mang theo những lời đề nghị này trong chuyến đi của mình.

Trân trọng,

Khanh VU DUC, LL.L., LL.B., MPA
Barrister, Solicitor & Notary Public
VDK LAW OFFICE
Integrity - Competence - Excellence

838 Somerset Street West, Suite 30, Ottawa Ontario K1R 6R7 Canada
Tel: (613) 867-2071 or (613) 238-8889 - Fax: (613) 238-8890
Email: vdklawyer@rogers.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét