Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

NHÀ THỜ...VÀ TAM ĐOẠN LUẬN

Post lại từ buudoan

FB Thích Thanh Thắng

Hôm nay, đọc bài báo "Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ở Kiên Giang" của tác giả Ngọc Niên trên web Nhà báo và Công luận, nhìn mấy cái ảnh có vẻ "cũ kỹ" về ngôi nhà của gia đình Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang, tôi thấy tác giả Ngọc Niên có vẻ "dụng công" hơi nhiều và không cần thiết trước thông tin đồn thổi về ngôi nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng. 

Hầu hết các đại gia đình người Việt đều rất quan tâm đến việc thờ phụng tổ tiên, nên một gia đình nào đó có nhà thờ họ có hoành tráng một chút cũng không phải là điều quá mức ngạc nhiên. Hơn nữa, các con của Thủ tướng đều là những người thành đạt, chỉ riêng cô Nguyễn Thanh Phượng, ngoài việc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Bất động sản Bản Việt.

Thiết nghĩ, những người con của Thủ tướng và kể cả bản thân Thủ tướng cũng có thể xây một nhà thờ cho dòng họ của mình một cách đàng hoàng, không cần phải giấu giếm, vì đó cũng là việc văn hoá, tâm linh, uống nước nhớ nguồn.

Còn ở chỗ mười mắt trông vào, trăm tay chỉ vào, người có địa vị như Thủ tướng cũng chẳng thể tránh được những lời đồn thổi, thêu dệt. Vì thế quan trọng là nhân cách và việc làm của Thủ tướng sẽ minh chứng tất cả, chứ chẳng có hình thức nào có thể bao biện, bao che được. Và cũng chẳng cần một bài viết kiểu "thanh minh, thanh nga" như Ngọc Niên, bởi nó sẽ càng tác động để cho những thêu dệt kia cất cánh mà thôi. Thực tế, có những lãnh đạo cáo cấp chẳng có ngôi nhà hay ngôi nhà thờ hoành tráng nào, nhưng của chìm thì ăn bao đời cũng không hết.
Đặc biệt khi tác giả viết: "Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về "Nhà thờ Họ của Thủ tướng" tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện "như có thật" thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc!".
Nhẽ ra tác giả chỉ cần viết một bài: "Đi thăm ngôi nhà thờ họ của gia đình Thủ tướng ở Kiên Giang" là đủ, và nếu cần thì đưa ra những hình ảnh đầy đủ cho mọi người thấy sự chính danh và không quá phô trương của ngôi nhà thờ này, còn viết theo cái kiểu vì một cái này không đúng, nên tất cả cái khác đều không đúng như trên, thì đúng là ấu trĩ. Như thế có khác gì lý luận theo kiểu tam đoạn luận: "tất cả loài chim đều biết bay, đà điểu là chim nên đà điểu cũng biết bay".(Hết)
Nhân bài báo này, mình có một đề nghị nho nhỏ dành cho "Nhà báo và Công luận" và nhà báo Ngọc Niên như sau: để phát huy tình yêu với sự thật, Ngọc Niên nên tìm hiểu một số vấn đề (như đã cất công tìm hiểu nhà thờ của thủ tướng) mà dư luận còn đang tranh luận, thiếu đồng tình, khó chấp nhận những gì báo chí đăng tải lâu nay:

1.Các vụ án mà nhiều luật sư cho rằng không tuân thủ theo tố tụng, gây nhiều bức xúc cũng như đánh mất niềm tin của người dân trong thời gian qua. Mới ngày hôm nay là vụ án Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải. Và luật sư Lê Quốc Quân vừa bắt, tòa chưa luận tội thì các báo đã đăng tin luật sư này bị bắt do tội trốn thuế???

2. Các vụ cưỡng chế đất đai có gì khuất tất mà gần như vụ cưỡng chế nào cũng khiến dân oan bỏ nhà cửa, công việc đi khiếu kiện? Không lẽ họ vô công rồi nghề đến mức điên khùng lang thang ngày này năm khác để đi kiện trong vô vọng?

3. Nhóm lợi ích là ai mà đến giờ chưa báo chí nào chỉ mặt, đặt tên cho bất cứ ai, nhóm người nào? Không lẽ đó là "người vô hình"? Hội nghị TW, chính phủ cũng nói về nhóm lợi ích này nhưng chưa tỏ rạng? Nói như tiến sỹ Lê Đăng Doanh thì "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội". Họ là ai?

4. Nguyên nhân gây ra sự suy giảm kinh tế, khủng hoảng toàn diện, đời sống khó khăn, đất nước kiệt quệ…là do ai? Vì sao? Vì đâu mà sự chênh lệch giàu nghèo ở VN lại có khoảng cách khủng khiếp như vậy? Sự bất bình đẳng này là vì sao? V.v…

5. Đồng chí X là ai mà đảng chưa thể (không thể) kỷ luật dù mắc nhiều khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng?

v.vv…vvv…

Nhân dân rất muốn các nhà báo học tập nhà báo Ngọc Niên trung thực với nghề nghiệp, yêu và tôn trọng sự thật điều tra làm sáng tỏ vài vấn đề "nho nhỏ" trên để rộng đường dư luận…

Liệu có được chăng, thưa các nhà báo?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét