12.12.2012
Chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng dẹp tan hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 9/12 trong các cuộc xuống đường mới nhất của dân Việt bày tỏ phẫn nộ trước các động thái gần đây của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Các cuộc biểu tình yêu nước một lần nữa bị trấn dẹp khơi dậy sự bất bình đang sôi sục trong công luận đối với nhà nước Việt Nam vì cách phản ứng yếu ớt trước các động thái gây hấn của Bắc Kinh nhưng lại đối phó mạnh tay với người dân. Trong số những nhân sĩ-trí thức mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền có luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi của Ban Việt Ngữ VOA liên quan lá thư ông tố cáo và chất vấn chính quyền về hành động trấn áp, bắt bớ các nhân sĩ trí thức đứng tên tổ chức cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn sáng chủ nhật vừa qua, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Cuộc mít-tinh chúng tôi tổ chức, chúng tôi có thông báo với chính quyền và tổ chức một cách công khai, minh bạch. Mục đích mít-tinh không phải để chống nhà nước mà là chống những hành động xâm lược, gây hấn trắng trợn của Trung Quốc gần đây. Lẽ ra, nhà nước nên tạo điều kiện để người dân lên tiếng vì bây giờ thật ra các tầng lớp nhân dân đang rất bức xúc. Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố có mời chúng tôi làm việc, chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng với ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Và chúng tôi cứ nghĩ rằng rồi sẽ được biểu tình. Nhưng cách hành xử của chính quyền là không tôn trọng các quyền của công dân. Ví dụ trường hợp của Giáo sư Tương Lai, trên đường đi bị ép xe, bị bắt vào công an phường, rồi bị truy đuổi về nhà. Còn chúng tôi, những người đã ký tên (trong thông báo tổ chức mít-tinh), họ không cho ra khỏi nhà, họ xâm phạm quyền đi lại của người dân. Chúng tôi tay không làm sao chống lại lực lượng hùng hậu của công an. Họ huy động rất hùng hậu. Những việc làm đó là không được. Cho nên, tôi mới lên tiếng tố cáo.
VOA: Những gì ông tố cáo là 'bắt bớ, trấn áp, khống chế, bao vây' được chính quyền mô tả là 'giải tán tập trung đông người trái pháp luật gây mất trật tự công cộng'. Phản hồi của ông thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Bao giờ họ cũng nói vậy thôi. Khi nào chúng tôi tham gia biểu tình phá rối trật tự trị an thì họ mới được bắt chớ.
VOA: Trong thư tố cáo, ông có chất vấn ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm về những hành động này. Vậy thư này ông có gửi tới những người hữu trách để đòi được giải đáp trực tiếp không, hay ông chỉ công bố lên công luận để đánh động sự quan tâm của công luận thôi?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Chúng tôi đã nhiều lần gửi thư cho chính quyền, kể cả nhân sĩ trí thức cả nước gửi lên trung ương, nhưng có bao giờ được trả lời đâu. Thành ra, chúng tôi nghĩ gửi cũng vô ích. Ở đây, chúng tôi muốn tố cáo đưa ra công luận để thấy được việc làm không đúng của chính quyền TPHCM.
VOA: Trung Quốc lâu nay và mới đây nhất vào ngày 10/12 lặp lại yêu cầu Việt Nam không được cổ động các hành động có thể làm gia tăng hay phức tạp hóa tranh chấp Biển Đông. Việt Nam dường như đã và đang đáp ứng đòi hỏi ấy của Bắc Kinh với việc trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng ra sao?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đòi hỏi đó rất vô lý. Nếu vậy, họ hãy chấm dứt những hành động gây hấn, xâm lấn vùng lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, bách hại ngư dân, cắt cáp tàu Bình Minh 02. Chúng tôi đâu phải tự nhiên biểu tình hay mít-tinh, mà tại họ có những hành động ngang ngược, trắng trợn như ra lệnh sẽ soát xét tàu bè trong vùng bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Tại sao dân Trung Quốc lại phản đối Nhật bằng hành động hết sức quá khích như đập phá cửa hàng của Nhật hay uy hiếp những người Nhật, trong khi chúng tôi biểu tình rất ôn hòa thì lại không cho, lại đề nghị chính quyền Việt Nam không cho phép biểu tình? Cái đó là không được.
VOA: Ông cho rằng đòi hỏi của Trung Quốc là quá đáng, không hợp lý. Còn về cách đáp ứng của phía chính quyền Việt Nam, ông nhận xét thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam phải đấu tranh quyết liệt hơn nữa để Trung Quốc phải chấm dứt, thậm chí phải đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế, phải vận động các nước trong khu vực đấu tranh trong vấn đề Biển Đông, phải có biện pháp hiệu quả, chứ không chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Mặt khác, nếu họ đề nghị không để cho dân biểu tình, mình phải nói lại rằng dân tôi phẫn uất như vậy do các hành động xâm lấn trắng trợn của anh. Họ biểu tình, họ mít-tinh, tôi đâu có cản được? Tại sao dân anh lại phản đối Nhật như vậy? Tôi nghĩ là chúng ta đủ lý lẽ để phản bác lại. Có điều chúng tôi cũng khó hiểu tại sao nhà nước Việt Nam lại không có những luận điểm để đáp trả lại những lời đề nghị vô lý như vậy. Đây là việc nội bộ của Việt Nam. Anh không thể nào nói như vậy được. Việt Nam đâu phải chư hầu của anh, mà anh làm vậy?
VOA: Việc trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, theo ông, có tác dụng thuận-ngược ra sao, đối với lòng dân, và đối với công cuộc bảo đảm-khẳng định chủ quyền đất nước?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Chúng tôi lần đầu tiên đứng tên công khai tổ chức mít-tinh, có nghĩa là chúng tôi chịu trách nhiệm, chứ không phải chúng tôi làm thầm lén, bí mật, mờ ám. Chúng tôi công khai, minh bạch việc đó. Qua cuộc mít-tinh, thật ra chúng tôi ra không được, chỉ có anh Huỳnh Tấn Mẫm ra thôi, nhưng chính thanh niên-sinh viên-học sinh là lực lượng chính trong cuộc biểu tình đó. Điều này chứng tỏ lòng dân đã rất sôi sục rồi. Lòng dân đã rất rõ rồi.
VOA: Nhưng chính quyền Việt Nam cũng có lý do của họ khi trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rằng họ bảo vệ đường lối giải quyết tranh chấp bằng chính sách ngoại giao ôn hòa. Theo ông, lợi-hại của việc trấn dẹp các cuộc biểu tình đó đối với việc bảo vệ-khẳng định chủ quyền Việt Nam như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ đảng và nhà nước lo. Tất nhiên đường lối ngoại giao mềm dẻo là cần thiết. Nhưng mình mềm dẻo đến một mức nào đó thôi. Cái sức mạnh chính là ở lòng dân. Và bây giờ chúng ta có một thuận lợi rất lớn là quốc tế đang ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Mình phải sử dụng những cái đó. Chúng ta nếu không kiên quyết có những biện pháp, nó sẽ nuốt trọn Biển Đông.
VOA: Theo ông, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biểu hiện lòng yêu nước bị trấn áp có tín hiệu thế nào, ý nghĩa thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việc làm này là công khai minh bạch. Đây là quyền của người dân để nói lên tiếng nói của mình, biểu thị ý chí của mình, không thể ai ngăn trở được. Tổ chức cuộc mít-tinh trong nhà, có trật tự, thì có vấn đề gì? Trước đây, Mỹ tấn công Iraq, chính thành phố cũng chỉ đạo là phải tổ chức cuộc mít-tinh để phản đối Mỹ. Vậy mà bây giờ, Trung Quốc tấn công trực diện Việt Nam, tại sao chúng ta lại không có phản ứng, không có tiếng nói của người dân?
VOA: Vậy việc trấn áp các cuộc biểu tình đó, theo ông, nên được hiểu như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đây tôi cho là một việc làm không đúng. Nó vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
VOA: Xin chân thành cảm ơn thời gian luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho đài VOA trong cuộc phỏng vấn này.
Các cuộc biểu tình yêu nước một lần nữa bị trấn dẹp khơi dậy sự bất bình đang sôi sục trong công luận đối với nhà nước Việt Nam vì cách phản ứng yếu ớt trước các động thái gây hấn của Bắc Kinh nhưng lại đối phó mạnh tay với người dân. Trong số những nhân sĩ-trí thức mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử của chính quyền có luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi của Ban Việt Ngữ VOA liên quan lá thư ông tố cáo và chất vấn chính quyền về hành động trấn áp, bắt bớ các nhân sĩ trí thức đứng tên tổ chức cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn sáng chủ nhật vừa qua, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:
Nghe cuộc phỏng vấn với Luật gia Lê Hiếu Đằng
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Cuộc mít-tinh chúng tôi tổ chức, chúng tôi có thông báo với chính quyền và tổ chức một cách công khai, minh bạch. Mục đích mít-tinh không phải để chống nhà nước mà là chống những hành động xâm lược, gây hấn trắng trợn của Trung Quốc gần đây. Lẽ ra, nhà nước nên tạo điều kiện để người dân lên tiếng vì bây giờ thật ra các tầng lớp nhân dân đang rất bức xúc. Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố có mời chúng tôi làm việc, chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng với ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Và chúng tôi cứ nghĩ rằng rồi sẽ được biểu tình. Nhưng cách hành xử của chính quyền là không tôn trọng các quyền của công dân. Ví dụ trường hợp của Giáo sư Tương Lai, trên đường đi bị ép xe, bị bắt vào công an phường, rồi bị truy đuổi về nhà. Còn chúng tôi, những người đã ký tên (trong thông báo tổ chức mít-tinh), họ không cho ra khỏi nhà, họ xâm phạm quyền đi lại của người dân. Chúng tôi tay không làm sao chống lại lực lượng hùng hậu của công an. Họ huy động rất hùng hậu. Những việc làm đó là không được. Cho nên, tôi mới lên tiếng tố cáo.
Người biểu tình chống Trung Quốc cầm quốc kỳ Việt Nam và các biểu ngữ chống Trung Quốc tuần hành trên đường phố Hà Nội, ngày 9/12/2012.
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Bao giờ họ cũng nói vậy thôi. Khi nào chúng tôi tham gia biểu tình phá rối trật tự trị an thì họ mới được bắt chớ.
VOA: Trong thư tố cáo, ông có chất vấn ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm về những hành động này. Vậy thư này ông có gửi tới những người hữu trách để đòi được giải đáp trực tiếp không, hay ông chỉ công bố lên công luận để đánh động sự quan tâm của công luận thôi?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Chúng tôi đã nhiều lần gửi thư cho chính quyền, kể cả nhân sĩ trí thức cả nước gửi lên trung ương, nhưng có bao giờ được trả lời đâu. Thành ra, chúng tôi nghĩ gửi cũng vô ích. Ở đây, chúng tôi muốn tố cáo đưa ra công luận để thấy được việc làm không đúng của chính quyền TPHCM.
VOA: Trung Quốc lâu nay và mới đây nhất vào ngày 10/12 lặp lại yêu cầu Việt Nam không được cổ động các hành động có thể làm gia tăng hay phức tạp hóa tranh chấp Biển Đông. Việt Nam dường như đã và đang đáp ứng đòi hỏi ấy của Bắc Kinh với việc trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng ra sao?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đòi hỏi đó rất vô lý. Nếu vậy, họ hãy chấm dứt những hành động gây hấn, xâm lấn vùng lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông, bách hại ngư dân, cắt cáp tàu Bình Minh 02. Chúng tôi đâu phải tự nhiên biểu tình hay mít-tinh, mà tại họ có những hành động ngang ngược, trắng trợn như ra lệnh sẽ soát xét tàu bè trong vùng bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Tại sao dân Trung Quốc lại phản đối Nhật bằng hành động hết sức quá khích như đập phá cửa hàng của Nhật hay uy hiếp những người Nhật, trong khi chúng tôi biểu tình rất ôn hòa thì lại không cho, lại đề nghị chính quyền Việt Nam không cho phép biểu tình? Cái đó là không được.
VOA: Ông cho rằng đòi hỏi của Trung Quốc là quá đáng, không hợp lý. Còn về cách đáp ứng của phía chính quyền Việt Nam, ông nhận xét thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam phải đấu tranh quyết liệt hơn nữa để Trung Quốc phải chấm dứt, thậm chí phải đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế, phải vận động các nước trong khu vực đấu tranh trong vấn đề Biển Đông, phải có biện pháp hiệu quả, chứ không chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Mặt khác, nếu họ đề nghị không để cho dân biểu tình, mình phải nói lại rằng dân tôi phẫn uất như vậy do các hành động xâm lấn trắng trợn của anh. Họ biểu tình, họ mít-tinh, tôi đâu có cản được? Tại sao dân anh lại phản đối Nhật như vậy? Tôi nghĩ là chúng ta đủ lý lẽ để phản bác lại. Có điều chúng tôi cũng khó hiểu tại sao nhà nước Việt Nam lại không có những luận điểm để đáp trả lại những lời đề nghị vô lý như vậy. Đây là việc nội bộ của Việt Nam. Anh không thể nào nói như vậy được. Việt Nam đâu phải chư hầu của anh, mà anh làm vậy?
VOA: Việc trấn dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, theo ông, có tác dụng thuận-ngược ra sao, đối với lòng dân, và đối với công cuộc bảo đảm-khẳng định chủ quyền đất nước?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Chúng tôi lần đầu tiên đứng tên công khai tổ chức mít-tinh, có nghĩa là chúng tôi chịu trách nhiệm, chứ không phải chúng tôi làm thầm lén, bí mật, mờ ám. Chúng tôi công khai, minh bạch việc đó. Qua cuộc mít-tinh, thật ra chúng tôi ra không được, chỉ có anh Huỳnh Tấn Mẫm ra thôi, nhưng chính thanh niên-sinh viên-học sinh là lực lượng chính trong cuộc biểu tình đó. Điều này chứng tỏ lòng dân đã rất sôi sục rồi. Lòng dân đã rất rõ rồi.
Người Việt xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 9/12/2012.
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam, chứ không phải chỉ đảng và nhà nước lo. Tất nhiên đường lối ngoại giao mềm dẻo là cần thiết. Nhưng mình mềm dẻo đến một mức nào đó thôi. Cái sức mạnh chính là ở lòng dân. Và bây giờ chúng ta có một thuận lợi rất lớn là quốc tế đang ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Mình phải sử dụng những cái đó. Chúng ta nếu không kiên quyết có những biện pháp, nó sẽ nuốt trọn Biển Đông.
VOA: Theo ông, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc biểu hiện lòng yêu nước bị trấn áp có tín hiệu thế nào, ý nghĩa thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việc làm này là công khai minh bạch. Đây là quyền của người dân để nói lên tiếng nói của mình, biểu thị ý chí của mình, không thể ai ngăn trở được. Tổ chức cuộc mít-tinh trong nhà, có trật tự, thì có vấn đề gì? Trước đây, Mỹ tấn công Iraq, chính thành phố cũng chỉ đạo là phải tổ chức cuộc mít-tinh để phản đối Mỹ. Vậy mà bây giờ, Trung Quốc tấn công trực diện Việt Nam, tại sao chúng ta lại không có phản ứng, không có tiếng nói của người dân?
VOA: Vậy việc trấn áp các cuộc biểu tình đó, theo ông, nên được hiểu như thế nào?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Đây tôi cho là một việc làm không đúng. Nó vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
VOA: Xin chân thành cảm ơn thời gian luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành cho đài VOA trong cuộc phỏng vấn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét