Nguồn VOA
Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên án 6 năm tù đối với Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và 8 năm tù đối với Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Cập nhật: 20.05.2013 14:52
Một thỉnh nguyện thư do Các Công dân Tự do khởi xướng và phổ biến và phổ biến trên mạng internet kêu gọi phóng thích hai nhà hoạt động chống Trung Quốc và chống sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam thu hút sự ủng hộ của đông đảo người Việt trong và ngoài nước.
Tính tới chiều tối ngày 20/5 đã có trên một ngàn người tham gia ký tên.
"Tuyên bố - Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội" nêu rõ bản án 14 năm tù tổng cộng dành cho Uyên và Kha hôm 16/5 về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì các hoạt động cổ xúy dân chủ-tự do là "thiếu căn cứ pháp lý và vi hiến".
Cô Phạm Thanh Nghiên từ Hải Phòng, một trong những người ký tên đầu tiên vào Tuyên bố, cho biết lý do cô tham gia:
"Tôi tham gia ký tên vào bản Tuyên bố này. Trước tiên, tôi xác định rằng Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những bạn trẻ yêu nước và đồng chí hướng với tôi và nhiều người đang đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền khác. Tôi thấy đó là bổn phận và trách nhiệm phải ủng hộ hai bạn. Tôi muốn qua việc làm rất nhỏ là ký tên vào đây để thể hiện sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết của những người tranh đấu đối với việc làm của hai bạn. Rõ ràng điều 88 Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam luôn là cái thòng lọng để giăng vào cổ bất kỳ ai dám bày tỏ chính kiến về tự do-dân chủ-nhân quyền, nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trước họa xâm lăng, gây hấn của Trung Quốc. Nếu theo dõi vụ án của Uyên và Kha sẽ thấy rất vi hiến vì điều 88 là điều luật rất mơ hồ mà nhà nước cộng sản Việt Nam dùng để đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những nhân vật bất đồng chính kiến."
Từ Bình Dương, ký giả tự do Trương Minh Đức chia sẻ cảm nghĩ khi ký tên vào Tuyên bố Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội:
"Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha có lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam và chống đảng cộng sản tham nhũng, những đặc quyền tham nhũng xâm hại đến đất nước. Chống một đảng phái chính trị biểu hiện quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi điều 69 Hiến pháp Việt Nam và điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà nước Việt Nam đã ký kết. Việt Nam kết hai sinh viên yêu nước này tội 'tuyên truyền chống nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình sự là không có căn cứ pháp lý nào. Bản án này rất phi lý. Hai sinh viên này không có tội."
Liệu bản Tuyên bố này sẽ tạo được một tác dụng cụ thể nào đối với bản án của hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha hay không?
Nhà báo Minh Đức cho rằng:
"Nó có tác dụng đích thực nào thì cũng do tiếng nói của đồng bào trong và ngoài nước cũng như sự ủng hộ của các nước yêu chuộng tự do dân chủ và những quốc gia đang làm ăn với Việt Nam ủng hộ để gây áp lực đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam."
Người ký giả từng bị cầm tù vì các hoạt động cổ xúy dân chủ này nói cộng đồng quốc tế cần phải ngăn cản không để Việt Nam có được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc chính phủ Hà Nội vẫn tiếp tục mạnh tay trấn áp nhân quyền của người dân.
Các Công dân Tự do kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, đồng thời đấu tranh vận động quốc tế đòi trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ.
Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng phản đối bản án của Uyên và Kha và yêu cầu Hà Nội phóng thích các nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.
Thỉnh nguyện thư kêu gọi phóng thích Phương Uyên và Nguyên Kha
"Tuyên bố - Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội" nêu rõ bản án 14 năm tù tổng cộng dành cho Uyên và Kha hôm 16/5 về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" vì các hoạt động cổ xúy dân chủ-tự do là "thiếu căn cứ pháp lý và vi hiến".
Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên.
"Tôi tham gia ký tên vào bản Tuyên bố này. Trước tiên, tôi xác định rằng Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những bạn trẻ yêu nước và đồng chí hướng với tôi và nhiều người đang đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền khác. Tôi thấy đó là bổn phận và trách nhiệm phải ủng hộ hai bạn. Tôi muốn qua việc làm rất nhỏ là ký tên vào đây để thể hiện sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết của những người tranh đấu đối với việc làm của hai bạn. Rõ ràng điều 88 Bộ Luật hình sự của CHXHCN Việt Nam luôn là cái thòng lọng để giăng vào cổ bất kỳ ai dám bày tỏ chính kiến về tự do-dân chủ-nhân quyền, nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trước họa xâm lăng, gây hấn của Trung Quốc. Nếu theo dõi vụ án của Uyên và Kha sẽ thấy rất vi hiến vì điều 88 là điều luật rất mơ hồ mà nhà nước cộng sản Việt Nam dùng để đàn áp, bắt bớ, bỏ tù những nhân vật bất đồng chính kiến."
Từ Bình Dương, ký giả tự do Trương Minh Đức chia sẻ cảm nghĩ khi ký tên vào Tuyên bố Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội:
"Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha có lòng yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam và chống đảng cộng sản tham nhũng, những đặc quyền tham nhũng xâm hại đến đất nước. Chống một đảng phái chính trị biểu hiện quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi điều 69 Hiến pháp Việt Nam và điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà nước Việt Nam đã ký kết. Việt Nam kết hai sinh viên yêu nước này tội 'tuyên truyền chống nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình sự là không có căn cứ pháp lý nào. Bản án này rất phi lý. Hai sinh viên này không có tội."
Liệu bản Tuyên bố này sẽ tạo được một tác dụng cụ thể nào đối với bản án của hai sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha hay không?
Nhà báo Trương Minh Ðức.
"Nó có tác dụng đích thực nào thì cũng do tiếng nói của đồng bào trong và ngoài nước cũng như sự ủng hộ của các nước yêu chuộng tự do dân chủ và những quốc gia đang làm ăn với Việt Nam ủng hộ để gây áp lực đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam."
Người ký giả từng bị cầm tù vì các hoạt động cổ xúy dân chủ này nói cộng đồng quốc tế cần phải ngăn cản không để Việt Nam có được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc chính phủ Hà Nội vẫn tiếp tục mạnh tay trấn áp nhân quyền của người dân.
Các Công dân Tự do kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, đồng thời đấu tranh vận động quốc tế đòi trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ.
Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng phản đối bản án của Uyên và Kha và yêu cầu Hà Nội phóng thích các nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét