Nguồn huynhngocchenh
Năm 1988, tiến sĩ Hà Sĩ Phu viết khảo luận "Dắt taynhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" được bạn bè phổ biến ra dưới dạng bản photocpy rồi chuyền tay nhau đọc. Bài biên khảo của ông vạch ra những điểm sai trái trong lý luận của chủ nghĩa Mác Lenin đã đón nhận sự đồng tình của giới học thuật và gây ra tiếng vang lớn trong dư luận thời ấy. Ngay sau đó, Ông bị nhà cầm quyền chẳng những đã huy động báo chí và một đội ngũ lý luận đông đảo để công kích các bài viết của ông hơn một năm trời, mà còn bỏ tù Ông. Rồi sau khi ra tù, ông còn bị quản chế và bị bao vây canh giữ bao nhiêu năm nay. Lệnh quản chế của ông đã hết hiệu lực từ năm 2003 nhưng ông vẫn không được giải chế và cho đến tận bây giờ ai ra vào thăm ông đều bị an ninh theo dõi và tìm cách gây phiền hà.
Ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải hợp với nhau thành Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do viết bài trên blog chống hành vi xâm lấn biển và ức hiếp ngư dân VN của nhà cầm quyền Bắc Kinh, giúp đỡ dân oan và người cô thế, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên công quyền...liền bị bắt giam và kết án nhiều năm tù.
Nhà báo Phạm Chí Dũng đồng thời là cán bộ của văn phòng thành ủy TP HCM, từ năm 2011 đã viết nhiều bài báo xuất sắc phân tích tình hình kinh tế chính trị xã hội đăng trên các trang web trong và ngoài nước được dư luận đánh giá cao. Cuối năm 2012 ông bị bắt giam với cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước và cung cấp tài liệu phản động cho báo chí nước ngoài. Mới đây ông đã được tại ngoại và sau đó được đình chỉ điều tra vì không tìm ra các bằng chứng chống lại ông.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên không viết blog, em chỉ viết những câu ngắn biểu lộ tình cảm của em trước hành vi xâm lấn biển đảo VN của nhà cầm quyền Trung cộng trên các tờ giấy rồi mang đi phổ biến liền bị an ninh bắt cóc, tống giam trái phép nhiều ngày. Trước đòi hỏi của gia đình và của dư luận, công an tỉnh Long An mới tổ chức họp báo thông báo rằng em bị bắt vì liên quan đến việc rãi truyền đơn chống chế độ. Đến nay sv Nguyễn Phương Uyên vẫn còn bị giam giữ để chịu sự điều tra xét hỏi.
Đó là ba trong nhiều trường hợp công dân, nhà báo, blgger VN bị đàn áp vì tìm cách nói lên chính kiến và tình cảm của mình một cách ôn hòa trong vòng 10 năm trở lại đây khi mà những ý kiến đó không được đăng tải trên bất kỳ tờ báo nào vì toàn bộ các cơ quan truyền thông đều thuộc nhà nước và bị kiểm soát chặt chẽ bởi đảng cầm quyền.
Theo thống kê, đến nay có khoảng 700 cơ quan báo đài được phép hoạt động ở VN, hầu hết đều là của các cơ quan đảng CSVN, cơ quan nhà nước và các hội đoàn quần chúng của đảng cầm quyền. Đứng đầu các cơ quan nầy là những đảng viên tin cẩn và hàng tuần phải dự họp để nhận những chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan tư tưởng đầu não của đảng.
Tiếng nói của người dân không đúng với đường lối của đảng CSVN thì không bao giờ được đăng tải trên những ấn phẩm của các cơ quan báo đài nầy.
Tự do ngôn luận của người dân hầu như bị triệt tiêu vào thời điểm internet chưa xuất hiện ở VN.
Sau khi Internet được phổ biến và trong vòng 10 năm trở lại đây, khi các trang web và blog ra đời, tự do ngôn luận của người dân dần được cải thiện. Những tiếng nói phản biện xuất hiện ngày càng nhiều cùng với giới blogger. Có nhiều trang blog uy tín có trên 100.000 lượt người vào đọc mỗi ngày, có thể kể ra đây như: Osin, Ba Sàm, Quê choa, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Người Buôn Gió, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất...Những trang blog nầy cùng hàng chục trang khác như Tô Hải, Thùy Linh, Đoan Trang, Mai Xuân Dũng, Giang Nam Lãng Tử, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Hiền Đức, JB Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Văn Bồng, Xuân Việt Nam, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Đức Kiên, Bà Đầm Xòe, Đào Tuấn, Nguyễn Thông, Mạnh Quân, Nhật Tuấn, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Hồng Sơn…đã tạo nên một hệ thống báo chí đa dạng, tồn tại song song bên cạnh hệ thống báo chí của đảng cầm quyền, được người dân yêu quý gọi là "báo lề dân".
Tuy nhiên hệ thống "báo lề dân" nầy xuất hiện không bao lâu đã phải đối đầu với những thách thức. Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục.
Quyền tự do ngôn luận mà người dân vượt qua sợ hãi, vượt qua các thách thức để vươn tới đang bị ngăn chặn quyết liệt.
Tuy nhiên không vì thế mà tiếng nói của người dân bị dập tắt. Bị chặn tường lửa thì giúp nhau tìm cách vượt tường lửa, trang nầy bị hack thì chủ blog lập ngay trang khác, blogger nầy bị đàn áp thì có ngay những blogger khác lên tiếng bênh vực, blogger nầy bị bắt liền xuất hiện hàng loạt blogger khác mạnh mẽ hơn. Ngay cả những người bị bắt bớ, bị bỏ tù thì sau khi ra tù họ lại tiếp tục chiến đấu bền bỉ và quyết liệt hơn. Bùi Hằng, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng…đã viết nhiều bài báo mạnh mẽ và sâu sắc hơn sau khi đã ra khỏi nhà giam.
Cuộc chiến cho quyền tự do báo chí và những quyền con người khác đang tiếp tục diễn ra trong cam go.
HNC
Bảng tiếng Anh đăng trên Foreign & Commonwealth Office
Case study: Vietnam
May 2, 2013
In 1988, when Dr Ha Si Phu wrote a think-piece entitled "a shared journey of the intellect" it was subsequently photocopied and passed from hand to hand by his closest associates.
This piece, which exposed flaws in Marxist-Leninist theory, was well received by intellectuals and the wider public at that time. Right after that, for more than a year, Ha Si Phu not only endured criticism by the mainstream media and a number of state ideologues – at the request of the authorities – but also was sent to prison afterwards.
Following his release, Phu was put on probation and has been under surveillance ever since. His probation came to an end in 2003, but to date anyone visiting him has been watched closely, and harassed, by the security forces.
Three prominent bloggers Nguyen Van Hai (also known as "Dieu Cay"), Ta Phong Tan and Phan Thanh Hai founded the "Free Journalists Club" to present their views about the Chinese invasion of Vietnam's territorial waters, including their actions against Vietnamese fishermen, to support victims of injustice and marginalised people and to denounce the wrongdoings of state officials.
They ended up being arrested and sentenced to many years in prison.
Journalist Pham Chi Dung, an official at Ho Chi Minh City Party Committee's Office, had written articles analysing the social, political and economic situation since 2011, published on both Vietnamese and foreign websites. In 2012 Dung was arrested and charged with propaganda against the state and providing reactionary documents to the foreign media.
The investigation has just been suspended and he is now out on bail because no evidence against him has been produced.
Student Nguyen Phuong Uyen didn't blog. She expressed and distributed her thoughts about China's encroachment of Vietnam's waters. But she was kidnapped by security forces and illegally detained without charge for many days.
Following pressure from her family and the public, Long An province' police finally announced Uyen's arrest for her involvement in disseminating leaflets against the regime. To date Nguyen Phuong Uyen remains in custody pending further investigation.
These are just three cases amongst many – all cases where Vietnamese citizens, journalists and bloggers have been suppressed in the last 10 years for trying to express their views and opinions peacefully because such opinion cannot find a place in the mainstream media, which is entirely dependent on the government and strictly controlled by the ruling party.
Statistics show that approximately 700 media agencies are permitted to operate in Vietnam now. Almost all of them are strictly controlled by the Communist Party of Vietnam, government agencies and mass organizations. Editors-in-chief of these agencies are loyal party members: every week, they sit in a meeting to get direct instructions from the political ideology arm of the Party.
The voices of the people that don't follow the lines of the Communist Party of Vietnam will never find a place in the state-monitored media.
Before the Internet freedom of expression barely existed here. The introduction of the Internet into Vietnam has led to the blooming of a vibrant web and blogosphere during the last 10 years and in this way freedom of expression has gradually developed.
As an example there are a number of prestigious blogs which receive more than 100,000 page views per day including Osin, Ba Sam, Que choa, Bauxite Vietnam, Nguyen Xuan Dien, Nguyen Tuong Thuy, Nguoi Buon Gio, Pham Viet Dao, Truong Duy Nhat… These blogs together with many others such as To Hai, Thuy Linh, Doan Trang, Mai Xuan Dung, Giang Nam Lang Tu, Bui Thi Minh Hang, Le Hien Duc, JB Nguyen Huu Vinh, Bui Van Bong, Xuan Viet Nam, Ba Dam Xoe, Dao Tuan, Nguyen Thong, Manh Quan, Nhat Tuan, Nguyen Trong Tao, Pham Hong Son… have created a diverse media system of "citizen journalism" existing in parallel with the government-controlled media system.
However "citizen journalism" has quickly become the prime target of government repression. Bloggers have been constantly harassed and physically assaulted. While some blogs have been forced to shut down others are blocked by firewalls or attacked by hackers.
The people of Vietnam have to overcome both challenges to the exercise of their legitimate right to freedom of expression, drastically repressed by the government, and fear. But their voices can't be stamped out. When blogs are blocked by firewalls, bloggers and netizens share with each other the ways to pass through those barriers.
When blogs are hacked, the blogs' owners create new blogs straight away. When a blogger is suppressed, other bloggers raise their voices in support immediately. When a blogger is arrested, a number of new bloggers spring up with an even stronger will. When a blogger is released from imprisonment they continue their enduring struggle with an unwavering spirit: the work and arguments of Bui Hang, Ha Si Phu and Pham Chi Dung became much sharper and more profound after their release.
The fight for media freedom, and other human rights, remains a formidable one.
To mark the 20th anniversary of World Press Freedom Day on 3 May, 2013, the Foreign and Commonwealth Office aims to "shine a light" to highlight repression of the media and freedom of expression using personal testimonies and other accounts from around the world.
For more information on our activities on freedom of expression, and human rights more broadly, read our 2012 annual human rights report.
- The views in this blog are those of the author and do not necessarily reflect the views of the Foreign and Commonwealth Office (FCO), or its policies.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét