Nguồn facebook Đoan Trang
World Press Freedom Day, May 3
"Tính đến tháng 3/2011, trên lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Ở lĩnh vực phát thanh và truyền hình, có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương (VOV, VTV, VTC), và 64 đài phát thanh-truyền hình ở các địa phương với 200 kênh sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài.
Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp.
Cũng tính đến tháng 3/2001, cả nước có gần 17.000 người đã được cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người đang hoạt động báo chí nhưng chưa có thẻ, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ khá". (Nguồn: Báo cáo khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp – Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển RED Communication phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Anh thực hiện, Hà Nội, năm 2011)
Đây là những thông tin thường được báo chí, giới nghiên cứu và nhất là chính quyền đưa ra mỗi khi cần dẫn bằng chứng cho tự do báo chí ở Việt Nam. Có vấn đề là các cụ lại chỉ sử dụng con số cơ quan báo chí và số lượng nhà báo hoạt động như là bằng chứng rõ nhất (và duy nhất) cho tự do báo chí ở Việt Nam, còn các cơ quan và con người đó hoạt động như thế nào thì lại không nói đến.
Các cụ cũng lờ đi một khía cạnh cực kỳ quan trọng của sự việc, đó là: Hầu hết các cơ quan báo chí đó đều thuộc sở hữu và/hoặc bị chi phối bởi Nhà nước dưới nhiều hình thức, và cả đội ngũ nhân sự của chúng cũng vậy. Với một cơ chế trong đó Đảng đè lên Nhà nước, chi phối và can thiệp vào hoạt động quản lý Nhà nước ở mọi lĩnh vực, thì một cách gián tiếp có thể hiểu: Báo chí Việt Nam là của Đảng.
(Vài dòng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, 3/5. Đợi đến Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà cháu sẽ cố gắng viết chi tiết hơn về hoạt động quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước ta.)
* * *
"As of March 2011, in printed media alone, there are 745 media agencies nationwide with 1003 publications. In broadcast, there are 67 broadcast agencies. Three of these are central (national) agencies, including Voice of Vietnam, Vietnam Television and Vietnam Digital Television. The other 64 are local broadcasters. They provide 200 domestic channels and 67 overseas ones.
In the area of electronic media, our country has 46 electronic newspapers and magazines, 287 news sites owned by various media agencies, and thousands of news sites owned by the diverse agencies of the Party, the Government, unions, associations, organizations, and enterprises.
Moreover, as of March 2011, there are nearly 17,000 citizens granted press cards in our country and more than 5,000 people working as reporters without press cards. Many such reporters and editors have a good command of political consciousness and professional knowledge."
The above passage, cited from a statement by the Ministry of Communication and Information of Vietnam, is typical of official reports issued by the Vietnamese government, which are characterized by an emphasis on numbers and a deliberate neglect of analysis. The information in the passage is also what the press, scholars and authorities in Vietnam are likely to provide when questioned about freedom of the press in Vietnam.
One thing to note, however, is that the Vietnamese government has been using the number of media agencies and reporters as the clearest (and the only) evidence of media freedom in Vietnam. They do not go into details of how these media agencies and reporters work. They also ignore an extremely important aspect of the story, that is: The vast majority of these media agencies are owned and dominated by the state in various forms, and so are their journalists.
Given the political system in which the ruling Communist Party supersedes the state, controlling and involving itself in every aspect of governance, the state-owned press means the Party-owned press. In other words, as Vietnamese journalists themselves often put it, in Vietnam, the press is nothing more than a tool owned and used by the Party.
"Tính đến tháng 3/2011, trên lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Ở lĩnh vực phát thanh và truyền hình, có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương (VOV, VTV, VTC), và 64 đài phát thanh-truyền hình ở các địa phương với 200 kênh sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài.
Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp.
Cũng tính đến tháng 3/2001, cả nước có gần 17.000 người đã được cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người đang hoạt động báo chí nhưng chưa có thẻ, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ khá". (Nguồn: Báo cáo khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp – Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển RED Communication phối hợp cùng Đại sứ quán Vương quốc Anh thực hiện, Hà Nội, năm 2011)
Đây là những thông tin thường được báo chí, giới nghiên cứu và nhất là chính quyền đưa ra mỗi khi cần dẫn bằng chứng cho tự do báo chí ở Việt Nam. Có vấn đề là các cụ lại chỉ sử dụng con số cơ quan báo chí và số lượng nhà báo hoạt động như là bằng chứng rõ nhất (và duy nhất) cho tự do báo chí ở Việt Nam, còn các cơ quan và con người đó hoạt động như thế nào thì lại không nói đến.
Các cụ cũng lờ đi một khía cạnh cực kỳ quan trọng của sự việc, đó là: Hầu hết các cơ quan báo chí đó đều thuộc sở hữu và/hoặc bị chi phối bởi Nhà nước dưới nhiều hình thức, và cả đội ngũ nhân sự của chúng cũng vậy. Với một cơ chế trong đó Đảng đè lên Nhà nước, chi phối và can thiệp vào hoạt động quản lý Nhà nước ở mọi lĩnh vực, thì một cách gián tiếp có thể hiểu: Báo chí Việt Nam là của Đảng.
(Vài dòng nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, 3/5. Đợi đến Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà cháu sẽ cố gắng viết chi tiết hơn về hoạt động quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước ta.)
* * *
"As of March 2011, in printed media alone, there are 745 media agencies nationwide with 1003 publications. In broadcast, there are 67 broadcast agencies. Three of these are central (national) agencies, including Voice of Vietnam, Vietnam Television and Vietnam Digital Television. The other 64 are local broadcasters. They provide 200 domestic channels and 67 overseas ones.
In the area of electronic media, our country has 46 electronic newspapers and magazines, 287 news sites owned by various media agencies, and thousands of news sites owned by the diverse agencies of the Party, the Government, unions, associations, organizations, and enterprises.
Moreover, as of March 2011, there are nearly 17,000 citizens granted press cards in our country and more than 5,000 people working as reporters without press cards. Many such reporters and editors have a good command of political consciousness and professional knowledge."
The above passage, cited from a statement by the Ministry of Communication and Information of Vietnam, is typical of official reports issued by the Vietnamese government, which are characterized by an emphasis on numbers and a deliberate neglect of analysis. The information in the passage is also what the press, scholars and authorities in Vietnam are likely to provide when questioned about freedom of the press in Vietnam.
One thing to note, however, is that the Vietnamese government has been using the number of media agencies and reporters as the clearest (and the only) evidence of media freedom in Vietnam. They do not go into details of how these media agencies and reporters work. They also ignore an extremely important aspect of the story, that is: The vast majority of these media agencies are owned and dominated by the state in various forms, and so are their journalists.
Given the political system in which the ruling Communist Party supersedes the state, controlling and involving itself in every aspect of governance, the state-owned press means the Party-owned press. In other words, as Vietnamese journalists themselves often put it, in Vietnam, the press is nothing more than a tool owned and used by the Party.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét