Nguồn diendantheky
Gần như cả đời, tôi chỉ được đọc sách báo "cách mạng" phát hành. Có lần, ông trưởng phòng cũ của tôi trích dẫn lời một tổng thống Mỹ nói: "Chủ nghĩa cộng sản là một quái thai của thế kỷ 20", tôi đã bĩu môi bĩu mỏ, bảo: không nghe cái luận điệu hằn học của "bọn tư bản"!
Bây giờ phần nào hiểu, mình u mê một cách khủng khiếp và ...lâu đến thế. Nói ra thật xấu hổ, cuối năm 2011, tôi mới biết đến facebook. Ở đó, người ta dẫn cho mình biết rất nhiều thông tin, thứ không bao giờ có thể tìm thấy trên phương tiện truyền thông nhà nước. Sự thật về "Cách mạng văn hóa" ở Trung Quốc, và phiên bản của nó là "Cải cách ruộng đất" ở Việt Nam thì nhiều người nghe và đọc. Nhưng biết đến đâu lại là chuyện khác.
Sau "Chuyện làng Cuội" đến "Đêm giữa ban ngày", gần đây, tôi mới đọc thông tin về cuộc nổi dậy của nông dân ở Quỳnh Lưu – Nghệ An năm 1956. Hỏi một số người lớn tuổi, hầu như chả ai biết tý gì về sự kiện này. Còn lớp trẻ xứ Nghệ nói, "dân Nghệ An ngày nay không thấy nhắc đến biến cố này. Không ngờ thời đó, dân Quỳnh Lưu quật cường thế". Người khác lại bảo: "Chưa có nhiều người biết về giai đoạn lịch sử bi hùng này của dân miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng".
Kinh thật! Ngần ấy năm, sự kiện bi thương cùng số phận của biết bao nhiêu người Việt Nam, qua bao nhiêu thế hệ gần như đã bị quên lãng ngay trên mảnh đất đó, nói gì đến con người ở những miền đất khác? Và đó chỉ là một trong vô vàn sự thật khác không được mấy người biết tới.
Trong suy nghĩ của tôi không còn là sự nghi ngờ nữa. Cái mà giờ đây tôi không tin, chính là những thứ đã nhồi nhét vào đầu tôi suốt mấy chục năm qua. Giống như một khối ung thư, cái gì cố giấu diếm thì một ngày nào đó cũng sẽ vỡ toác ra thôi.
Nhưng từ việc không tin, đến việc nói ra để phản đối là hai chuyện có khoảng cách khá xa nhau. Trước đây, khái niệm tù luôn đi với tội. Khi đã biết nhiều người bị kết án tù chỉ vì họ lên tiếng phản đối chế độ, thì tôi mới hiểu câu nói: "Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội".
Tôi không được vinh dự biết đến những con người mà dưới mắt chính quyền họ là những tội đồ, nhưng trong con mắt của nhiều người khác (trong đó có tôi) thì họ là những con người cấp tiến. Họ đã không chịu khom lưng quỳ gối, sẵn sàng đánh đổi tự do của mình cho một tương lai tươi đẹp hơn cho nhiều người. Trong số họ, có người vẫn trong ngục tù, có người đã mãn hạn, và tôi luôn dành cho họ một sự cảm phục, mến thương.
Trong ngày đầu xuân năm nay, khi được rủ đi thăm một người tù có cái tên khá quen thuộc trên mạng – Phạm Văn Trội, tôi bỏ qua được sự e ngại không phải từ phía chính quyền để đến với họ, mà vì họ là một trong những người tù khá nổi tiếng, vì đã dám lên tiếng đấu tranh từ cách đây nhiều năm.
Thật may mắn là chúng tôi được gặp cả vợ chồng luật sư Nguyễn Văn Đài, người cũng đã mãn hạn tù gần hai năm trước. Trong khi những người đàn ông nói chuyện với nhau, tôi xúc động nhìn những người vợ trẻ của họ, cảm nhận được sự kiên cường của họ trong lúc chuyện trò. Cho dù họ rất cứng cỏi, nhưng tôi cứ mường tượng về những ngày tháng vất vả, cô quạnh của họ trong suốt thời gian chồng họ bị bắt giam. Một người ví họ như người đàn bà trong chinh phụ ngâm, vò võ chờ chồng nơi chiến địa. Tuy sự so sánh này không hoàn toàn chính xác, và không chỉ là vò võ chờ chồng mà họ còn phải chịu bao nhiêu cực khổ khác không sao đong đếm được.
Thời gian trôi nhanh trong buổi chiều mùa đông. Câu chuyện của những người cựu tù dù không mới nhưng vẫn gây một cảm giác buồn, nặng nề và phẫn uất. Bà mẹ của Trội đi chúc tết hàng xóm về, cũng ngồi xuống chiếu nói chuyện với chúng tôi. Nghe bà kể chuyện, tôi thích lắm. Có vẻ như với những người tù chính trị như Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Đài luôn được sự đồng thuận từ những người mẹ, người vợ. Đơn giản vì những gì họ làm là lẽ phải mà thôi.
Thêm một điều thú vị là chúng tôi gặp cả thày giào Đỗ Việt Khoa cũng đến chơi nhà Phạm Văn Trội. Tôi thực sự không muốn dùng từ "Người đương thời" để chỉ thày, nhưng cũng cảm phục thày không kém vì những gì thày đã dũng cảm lên tiếng, tố cáo những sai phạm trong ngành giáo dục. Chỉ tiếc rằng những người như thày Khoa còn quá ít, và cuộc đấu tranh của các thày quá đơn độc.
Rời nhà Phạm Văn Trội khi trời đã tối. Mấy tiếng đồng hồ mà dường như chưa nói với nhau được bao nhiêu. Lưu luyến chia tay với lời hẹn gặp lại, chúng tôi tiếp tục đến điểm tiếp theo là gia đình Lê Thị Công Nhân.
Tương tự như mẹ của Phạm Văn Trội, mẹ của Lê Thị Công Nhân rất ủng hộ con. Bà cũng kiên cường không kém gì cô con gái. Bà say sưa kể về những ngày tháng bị chính quyền o ép, theo dõi, gây khó dễ đủ bề trong thời gian Nhân bị giam giữ. Dù những người tù có bị đày đọa về thể xác và tinh thần trong tù ghê gớm đến đâu, nhưng có lẽ, người tôi thương và cảm phục nhất chính là những người vợ, người mẹ. Mượn lời của một facebooker "Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới chiến thắng được".
Chiều 30 tết, ngồi ăn cùng bố, phát hiện ra bố "giác ngộ" hơn tôi tưởng. Chính bố mào đầu câu chuyện, về việc bố nghe tay đại tá nào đó nói trên đài về vai trò lãnh đạo cần thiết của đảng. Bố bảo đúng là kiểu nói cùn, nói lấy được. Một mình nó một diễn đàn, ai nghe hay không "mặc mẹ" mày. Chứ cứ thử đăng đàn đối thoại xem, nó chả chết liền tại trận. Kiểu này đúng là nó nói một mình nó nghe, ngứa tai không chịu được.
Bố còn nói một tay phó thủ tướng Trung Quốc, từng nói về sự tồn tại của mặt trận tổ quốc. Bảo rằng đó là một nơi để dùng để trang trí cho dân chủ, toàn những kẻ hết hơi, bảo sao nghe vậy, không được tích sự gì mà chỉ tốn tiền nuôi báo cô. Đấy! Cỡ phó thủ tướng Trung Quốc mà nó còn nói thế...
Nhân thể, tôi hỏi, vậy các nhân sĩ trí thức đang kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đấy, bố có đồng ý ký không? Bố bảo đồng ý 3 điểm:
1/ Sửa đổi điều 4, bác bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của đảng (ủng hộ có 3 đảng cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau như đảng Xã hôi, đảng Dân chủ, chứ không thể độc đảng Cộng sản như hiện nay được)
2/ Quân đội phải trung thành với Tổ quốc và Nhân dân (không phải trung thành với đảng)
3/ Sở hữu đất đai phải là đa thành phần, trong đó có tư nhân.
Thoạt đầu bố còn băn khoăn về điểm thứ 3- luật đất đai. Tôi giải thích, nếu không có sở hữu tư nhân, người ta sẽ lợi dụng danh nghĩa nhà nước để thu hồi đất của người này giao cho người khác, thế thì khác gì ăn cướp? Chính vì thế mà bao nhiêu năm nay, các công ty này nọ núp bóng chính quyền để phá nhà, cướp đất của người dân, khiến cho họ đi khiếu kiện hết năm này qua năm khác như thế đấy. Bố gật gù bảo, vậy con đăng ký cho bố.
Sáng mồng một tết, tôi gửi emai đăng ký cho bố ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp rồi thông báo cho bố, bố có vẻ phấn khởi lắm. Bố bảo bố sẵn sàng tranh luận với bất cứ ai muốn đến "thuyết phục" bố.
Vâng! Cứ thử xem.
Ngồi uống nước ở thành phố Lạng Sơn trong khi chờ đợi phòng TBXH đến giờ làm việc. Tôi xem lại những tấm hình chụp trong máy. Ồ thật bất ngờ. Có một tấm ảnh ngôi mộ có hoa và địa chỉ rõ ràng. Lần theo địa chỉ trên tấm bia tôi đến số nhà 74 Trần Hưng Đạo- Lạng Sơn. Lòng thầm khấn. Chú ơi có thiêng thì giúp cháu cho nhà mình vẫn ở đó nhé.
Đã 30 năm trôi qua, sau sự tàn bạo muốn san bằng, phá hủy Lạng Sơn của quân xâm lược Trung Quốc. Có bao gia đình đã ly tán. Rời chỗ ở đi nơi khác. Thật may mắn như lời khấn. Tôi gặp vợ liệt sĩ Nguyễn Ngọc Linh. Một bà già có mái tóc đã bạc phơ. Nghe thấy tôi nói là muốn tìm gặp gia đình có thân nhân đã hy sinh trong ngày 17-2 -2009 chỉ để mong muốn được thắp nén hương trên bàn thờ để tỏ lòng kính nhớ. Bà Lan không ngạc nhiên như cô con dâu. Bởi bà đã từng qua những năm tháng mà con người ta có thể sống vì những thứ tình cảm chả ra đâu như thế. Bà vồn vã mời tôi vào nhà khi nghe lý do.
Cô con dâu pha chà, gọt táo. Qua thái độ của bà Lan, cô nhận thấy tôi đang đánh thức những kỷ niệm trân trọng nhất của mẹ chồng. Cô hỏi tôi ăn gì chưa, nếu tôi muốn ăn bất kỳ món gì có ở thành phố này có lẽ cô cũng đáp ứng ngay. Người xứ Lạng thường vẫn nhiệt tình với khách phương xa như vậy. Pha nước xong cô ngồi bên cạnh bà Lan lắng nghe câu chuyện bà kể.
Có những người lạ mà bỗng nhiên họ coi ta như người thân, như khách quý cho dù ta chẳng làm gì. Chỉ đến để họ kể cho ta câu chuyện mà họ đã trải qua. Lúc ấy thời gian, địa vị, tiền bạc đều vô nghĩa. Chỉ có người kể và người nghe và ký ức thời đã qua mới quan trọng và thiêng liêng nhất. Các con của bà Lan đều giàu có, thành đạt, địa vị. Nhưng giống nhau họ đều kính trọng không gian xung quanh tôi và bà. Họ còn nhìn tôi với ánh mắt quý mến.
Cùng là bộ đội biên phòng, hai ông bà lấy nhau đến khi ông mất là 13 năm.
Ảnh ngày cưới, mặc quân phục vì đơn vị tổ chức.
Chiều ngày 16-2 -1979 ông mới rời nhà đi lên cửa khẩu Hữu Nghị Quan, là chính trị viên của đồn biên phòng. Đại úy Nguyễn Văn Linh không hề biết đây là lần chia ly vĩnh viễn với người vợ và 4 đứa con. Cùng với ngôi nhà cấp 4 ông vừa xây xong, chưa lắp cửa.
Sáng sau khi đạn pháo trút mù mịt góc trời, bà Lan từ cơ quan chạy về nhà. Gửi 4 đứa con cho nhà hàng xóm nhờ cho chúng đi theo chạy nạn. Đứa lớn nhất 12, đứa bé mới 4 tuổi. Bà chạy đi nghe tin chồng. Có người y sĩ gặp bà nói ông đồn trưởng bị thương đang nằm bệnh viện. Bà chạy đến thấy đồn trường Hoàng Công Muôi bê bết máu, thấy bà ông Muối nói.
- Anh nhà chạy được ra ngoài, lúc đấy em thấy anh đang xua dân chạy. Chắc anh chạy thoát cùng đám dân rồi.
Đấy là lần thứ nhất bà nghe tin về chồng mình. Bà Lan về nhà thu xếp ít đồ đạc, tưởng hàng xóm đã cho con mình đi nhờ. Nào ngờ 4 đứa vẫn lít nhít trong nhà. 5 mẹ con gồng gánh ít đồ cần thiết, dắt díu nhau chạy xuống cây số 9 ở nhờ nhà dân mấy ngày. Chiến tranh càng ác liệt, quân thù lồng lộn, hung bạo tràn vào đất nước sâu hơn. Bà và các con phải chạy xuống Đồng Mỏ ở . Vừa lo cho các con cái ăn, vừa lang thang đi ngóng tin chồng.
Khi trở về thị xã Lạng Sơn, bà đi khắp nơi để tìm tin tức của chồng. Người ta xác nhận ông đã hy sinh. Nhưng 3 tháng sau người ta đến nhà bà đòi tiền lương của chồng bà, bắt bà phải trả đủ 3 tháng lương của ông mà bà đã nhận. Họ nói rằng.
- Có tin rằng chồng bà vẫn sống, ở bên Trung Quốc.
Người ta không cần biết bà sống vất vả thế nào để nuôi 4 đứa con. Bà lấy đâu tiền mà trả lại khi ngày chủ nhật nghỉ làm còn phải dẫn hai đứa con lớn lên rừng hái củi về bán cho người ta. Đã thế có người bị bắt được trả về còn nói như thật.
- Tôi thấy anh ấy bị giam ở khu sĩ quan, hàng chiều còn thấy anh ý đánh bóng chuyền.
Các chế độ của người chồng bị cắt hết. Cùng với khó khăn cuộc sống là nỗi dằn vặt về tinh thần đổ lên bà và 4 đứa trẻ thơ. Không chịu được nữa, bà dẫn con lên sư đoàn gặp Dũng Tiến người phụ trách chính sách. Dũng Tiến nói trường hợp của ông không rõ ràng cho nên không làm chính sách được. Bà ai oán gào lên giữa sân sư đoàn bộ. Chính ủy sư đoàn Lê Lan đi ra, bà bám ông nói
- Nếu không lo cho bà, thì bà không sao nuôi nổi các con. Bà để chúng ở đây cho sư đoàn nuôi.
Chính ủy Lê Lan cười, mắng bà là ghê gớm. Sau đó ông bảo Dũng Tiến làm chính sách cho ông.
Hai mươi năm sau, khi các con bà đã trưởng thành. Người làm công an, người viện kiểm sát, người lại là sĩ quan của đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Gia đình mới có điều kiện, kinh tế tổ chức đi tìm thi hài của ông.
Trong những người dân tránh nạn năm đó, có người kể lại ông đi sau cùng, mồm luôn hối thúc mọi người chạy. Đến đoạn đó thì không thấy ông nữa. Gia đình sau bao nhiêu năm đi đào khắp cả vùng, chỗ người ta lần cuối thấy ông. Người bảo ở gốc cây kia, người bảo mỏm đá. Cuối cùng trong một bụi cây gai mọc kín mín, khi phát quang và đào qua lớp đất mỏng. Trên bộ hài cốt còn lẫn những chiếc khuya áo. Hai trong số chiếc khuy có màu khác. Bà gào lên tiếng.
- Ông ơi !.
Bà Lan xem lại những giấy tờ của chồng. Bằng khen huân chương và cả đơn bà khiếu nại về việc chồng bà không được xét vào diện chính sách.
Ban thờ ông vừa qua ngày giỗ. Đến đây tôi mới chợt nhớ rằng, người Việt Nam mình giỗ theo phong tục lấy ngày âm. Hôm đó là 21-1 âm lịch.
Huân chương chiến công của một vị anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc bởi đạn pháo của quân xâm lược Bắc Kinh. Trong lúc ông đang lo lắng cho dân. Người ngã xuống này đã có lúc bị đồn là tù binh của giặc.
Những người tôi đã gặp, từ sĩ quan đến lính trơn, đến thân nhân liệt sĩ, mọi người đều nghĩ rằng thôi chiến tranh đã qua, Trung Quốc là nước lớn ở cạnh ta, giữ gìn hòa khí, nhân nhượng nó để sống hòa bình là cái quý. Không nên gợi làm làm gì nó lại căng thẳng.
Tôi ứa nước mắt khi chắp tay vái các bác, các chú, các anh đã nằm xuống. Vì yên bình của ngày hôm nay với Trung Quốc. Xin các vị hãy hy sinh thêm lần nữa trong sự lãng quên.
Và dưới đây là những gì mà hiện tại đang quan tâm nghĩ đến.
Prev: Nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng - Lạng Sơn
Next: Hứa Thế Hữu và báo Hà Nội Mới
Blog Phương Bích
"Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản
của con người không thể xem là một cái tội"
của con người không thể xem là một cái tội"
Gần như cả đời, tôi chỉ được đọc sách báo "cách mạng" phát hành. Có lần, ông trưởng phòng cũ của tôi trích dẫn lời một tổng thống Mỹ nói: "Chủ nghĩa cộng sản là một quái thai của thế kỷ 20", tôi đã bĩu môi bĩu mỏ, bảo: không nghe cái luận điệu hằn học của "bọn tư bản"!
Thăm gia đình luật sư Lê Thị Công Nhân
Bây giờ phần nào hiểu, mình u mê một cách khủng khiếp và ...lâu đến thế. Nói ra thật xấu hổ, cuối năm 2011, tôi mới biết đến facebook. Ở đó, người ta dẫn cho mình biết rất nhiều thông tin, thứ không bao giờ có thể tìm thấy trên phương tiện truyền thông nhà nước. Sự thật về "Cách mạng văn hóa" ở Trung Quốc, và phiên bản của nó là "Cải cách ruộng đất" ở Việt Nam thì nhiều người nghe và đọc. Nhưng biết đến đâu lại là chuyện khác.
Sau "Chuyện làng Cuội" đến "Đêm giữa ban ngày", gần đây, tôi mới đọc thông tin về cuộc nổi dậy của nông dân ở Quỳnh Lưu – Nghệ An năm 1956. Hỏi một số người lớn tuổi, hầu như chả ai biết tý gì về sự kiện này. Còn lớp trẻ xứ Nghệ nói, "dân Nghệ An ngày nay không thấy nhắc đến biến cố này. Không ngờ thời đó, dân Quỳnh Lưu quật cường thế". Người khác lại bảo: "Chưa có nhiều người biết về giai đoạn lịch sử bi hùng này của dân miền Trung nói chung, Nghệ An nói riêng".
Kinh thật! Ngần ấy năm, sự kiện bi thương cùng số phận của biết bao nhiêu người Việt Nam, qua bao nhiêu thế hệ gần như đã bị quên lãng ngay trên mảnh đất đó, nói gì đến con người ở những miền đất khác? Và đó chỉ là một trong vô vàn sự thật khác không được mấy người biết tới.
Trong suy nghĩ của tôi không còn là sự nghi ngờ nữa. Cái mà giờ đây tôi không tin, chính là những thứ đã nhồi nhét vào đầu tôi suốt mấy chục năm qua. Giống như một khối ung thư, cái gì cố giấu diếm thì một ngày nào đó cũng sẽ vỡ toác ra thôi.
Nhưng từ việc không tin, đến việc nói ra để phản đối là hai chuyện có khoảng cách khá xa nhau. Trước đây, khái niệm tù luôn đi với tội. Khi đã biết nhiều người bị kết án tù chỉ vì họ lên tiếng phản đối chế độ, thì tôi mới hiểu câu nói: "Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội".
Tôi không được vinh dự biết đến những con người mà dưới mắt chính quyền họ là những tội đồ, nhưng trong con mắt của nhiều người khác (trong đó có tôi) thì họ là những con người cấp tiến. Họ đã không chịu khom lưng quỳ gối, sẵn sàng đánh đổi tự do của mình cho một tương lai tươi đẹp hơn cho nhiều người. Trong số họ, có người vẫn trong ngục tù, có người đã mãn hạn, và tôi luôn dành cho họ một sự cảm phục, mến thương.
Trong ngày đầu xuân năm nay, khi được rủ đi thăm một người tù có cái tên khá quen thuộc trên mạng – Phạm Văn Trội, tôi bỏ qua được sự e ngại không phải từ phía chính quyền để đến với họ, mà vì họ là một trong những người tù khá nổi tiếng, vì đã dám lên tiếng đấu tranh từ cách đây nhiều năm.
Thật may mắn là chúng tôi được gặp cả vợ chồng luật sư Nguyễn Văn Đài, người cũng đã mãn hạn tù gần hai năm trước. Trong khi những người đàn ông nói chuyện với nhau, tôi xúc động nhìn những người vợ trẻ của họ, cảm nhận được sự kiên cường của họ trong lúc chuyện trò. Cho dù họ rất cứng cỏi, nhưng tôi cứ mường tượng về những ngày tháng vất vả, cô quạnh của họ trong suốt thời gian chồng họ bị bắt giam. Một người ví họ như người đàn bà trong chinh phụ ngâm, vò võ chờ chồng nơi chiến địa. Tuy sự so sánh này không hoàn toàn chính xác, và không chỉ là vò võ chờ chồng mà họ còn phải chịu bao nhiêu cực khổ khác không sao đong đếm được.
Thời gian trôi nhanh trong buổi chiều mùa đông. Câu chuyện của những người cựu tù dù không mới nhưng vẫn gây một cảm giác buồn, nặng nề và phẫn uất. Bà mẹ của Trội đi chúc tết hàng xóm về, cũng ngồi xuống chiếu nói chuyện với chúng tôi. Nghe bà kể chuyện, tôi thích lắm. Có vẻ như với những người tù chính trị như Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Đài luôn được sự đồng thuận từ những người mẹ, người vợ. Đơn giản vì những gì họ làm là lẽ phải mà thôi.
Thêm một điều thú vị là chúng tôi gặp cả thày giào Đỗ Việt Khoa cũng đến chơi nhà Phạm Văn Trội. Tôi thực sự không muốn dùng từ "Người đương thời" để chỉ thày, nhưng cũng cảm phục thày không kém vì những gì thày đã dũng cảm lên tiếng, tố cáo những sai phạm trong ngành giáo dục. Chỉ tiếc rằng những người như thày Khoa còn quá ít, và cuộc đấu tranh của các thày quá đơn độc.
Rời nhà Phạm Văn Trội khi trời đã tối. Mấy tiếng đồng hồ mà dường như chưa nói với nhau được bao nhiêu. Lưu luyến chia tay với lời hẹn gặp lại, chúng tôi tiếp tục đến điểm tiếp theo là gia đình Lê Thị Công Nhân.
Tương tự như mẹ của Phạm Văn Trội, mẹ của Lê Thị Công Nhân rất ủng hộ con. Bà cũng kiên cường không kém gì cô con gái. Bà say sưa kể về những ngày tháng bị chính quyền o ép, theo dõi, gây khó dễ đủ bề trong thời gian Nhân bị giam giữ. Dù những người tù có bị đày đọa về thể xác và tinh thần trong tù ghê gớm đến đâu, nhưng có lẽ, người tôi thương và cảm phục nhất chính là những người vợ, người mẹ. Mượn lời của một facebooker "Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới chiến thắng được".
***
Chiều 30 tết, ngồi ăn cùng bố, phát hiện ra bố "giác ngộ" hơn tôi tưởng. Chính bố mào đầu câu chuyện, về việc bố nghe tay đại tá nào đó nói trên đài về vai trò lãnh đạo cần thiết của đảng. Bố bảo đúng là kiểu nói cùn, nói lấy được. Một mình nó một diễn đàn, ai nghe hay không "mặc mẹ" mày. Chứ cứ thử đăng đàn đối thoại xem, nó chả chết liền tại trận. Kiểu này đúng là nó nói một mình nó nghe, ngứa tai không chịu được.
Bố còn nói một tay phó thủ tướng Trung Quốc, từng nói về sự tồn tại của mặt trận tổ quốc. Bảo rằng đó là một nơi để dùng để trang trí cho dân chủ, toàn những kẻ hết hơi, bảo sao nghe vậy, không được tích sự gì mà chỉ tốn tiền nuôi báo cô. Đấy! Cỡ phó thủ tướng Trung Quốc mà nó còn nói thế...
Nhân thể, tôi hỏi, vậy các nhân sĩ trí thức đang kiến nghị sửa đổi Hiến pháp đấy, bố có đồng ý ký không? Bố bảo đồng ý 3 điểm:
1/ Sửa đổi điều 4, bác bỏ vai trò lãnh đạo đất nước của đảng (ủng hộ có 3 đảng cạnh tranh và kiểm soát lẫn nhau như đảng Xã hôi, đảng Dân chủ, chứ không thể độc đảng Cộng sản như hiện nay được)
2/ Quân đội phải trung thành với Tổ quốc và Nhân dân (không phải trung thành với đảng)
3/ Sở hữu đất đai phải là đa thành phần, trong đó có tư nhân.
Thoạt đầu bố còn băn khoăn về điểm thứ 3- luật đất đai. Tôi giải thích, nếu không có sở hữu tư nhân, người ta sẽ lợi dụng danh nghĩa nhà nước để thu hồi đất của người này giao cho người khác, thế thì khác gì ăn cướp? Chính vì thế mà bao nhiêu năm nay, các công ty này nọ núp bóng chính quyền để phá nhà, cướp đất của người dân, khiến cho họ đi khiếu kiện hết năm này qua năm khác như thế đấy. Bố gật gù bảo, vậy con đăng ký cho bố.
Sáng mồng một tết, tôi gửi emai đăng ký cho bố ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp rồi thông báo cho bố, bố có vẻ phấn khởi lắm. Bố bảo bố sẵn sàng tranh luận với bất cứ ai muốn đến "thuyết phục" bố.
Vâng! Cứ thử xem.
BLOG NGƯỜI BUÔN GIÓ
Ngồi uống nước ở thành phố Lạng Sơn trong khi chờ đợi phòng TBXH đến giờ làm việc. Tôi xem lại những tấm hình chụp trong máy. Ồ thật bất ngờ. Có một tấm ảnh ngôi mộ có hoa và địa chỉ rõ ràng. Lần theo địa chỉ trên tấm bia tôi đến số nhà 74 Trần Hưng Đạo- Lạng Sơn. Lòng thầm khấn. Chú ơi có thiêng thì giúp cháu cho nhà mình vẫn ở đó nhé.
Bà Lan xem lại những giấy tờ của chồng. Bằng khen huân chương và cả đơn bà khiếu nại về việc chồng bà không được xét vào diện chính sách.
Đã 30 năm trôi qua, sau sự tàn bạo muốn san bằng, phá hủy Lạng Sơn của quân xâm lược Trung Quốc. Có bao gia đình đã ly tán. Rời chỗ ở đi nơi khác. Thật may mắn như lời khấn. Tôi gặp vợ liệt sĩ Nguyễn Ngọc Linh. Một bà già có mái tóc đã bạc phơ. Nghe thấy tôi nói là muốn tìm gặp gia đình có thân nhân đã hy sinh trong ngày 17-2 -2009 chỉ để mong muốn được thắp nén hương trên bàn thờ để tỏ lòng kính nhớ. Bà Lan không ngạc nhiên như cô con dâu. Bởi bà đã từng qua những năm tháng mà con người ta có thể sống vì những thứ tình cảm chả ra đâu như thế. Bà vồn vã mời tôi vào nhà khi nghe lý do.
Cô con dâu pha chà, gọt táo. Qua thái độ của bà Lan, cô nhận thấy tôi đang đánh thức những kỷ niệm trân trọng nhất của mẹ chồng. Cô hỏi tôi ăn gì chưa, nếu tôi muốn ăn bất kỳ món gì có ở thành phố này có lẽ cô cũng đáp ứng ngay. Người xứ Lạng thường vẫn nhiệt tình với khách phương xa như vậy. Pha nước xong cô ngồi bên cạnh bà Lan lắng nghe câu chuyện bà kể.
Có những người lạ mà bỗng nhiên họ coi ta như người thân, như khách quý cho dù ta chẳng làm gì. Chỉ đến để họ kể cho ta câu chuyện mà họ đã trải qua. Lúc ấy thời gian, địa vị, tiền bạc đều vô nghĩa. Chỉ có người kể và người nghe và ký ức thời đã qua mới quan trọng và thiêng liêng nhất. Các con của bà Lan đều giàu có, thành đạt, địa vị. Nhưng giống nhau họ đều kính trọng không gian xung quanh tôi và bà. Họ còn nhìn tôi với ánh mắt quý mến.
Cùng là bộ đội biên phòng, hai ông bà lấy nhau đến khi ông mất là 13 năm.
Ảnh ngày cưới, mặc quân phục vì đơn vị tổ chức.
Chiều ngày 16-2 -1979 ông mới rời nhà đi lên cửa khẩu Hữu Nghị Quan, là chính trị viên của đồn biên phòng. Đại úy Nguyễn Văn Linh không hề biết đây là lần chia ly vĩnh viễn với người vợ và 4 đứa con. Cùng với ngôi nhà cấp 4 ông vừa xây xong, chưa lắp cửa.
Sáng sau khi đạn pháo trút mù mịt góc trời, bà Lan từ cơ quan chạy về nhà. Gửi 4 đứa con cho nhà hàng xóm nhờ cho chúng đi theo chạy nạn. Đứa lớn nhất 12, đứa bé mới 4 tuổi. Bà chạy đi nghe tin chồng. Có người y sĩ gặp bà nói ông đồn trưởng bị thương đang nằm bệnh viện. Bà chạy đến thấy đồn trường Hoàng Công Muôi bê bết máu, thấy bà ông Muối nói.
- Anh nhà chạy được ra ngoài, lúc đấy em thấy anh đang xua dân chạy. Chắc anh chạy thoát cùng đám dân rồi.
Đấy là lần thứ nhất bà nghe tin về chồng mình. Bà Lan về nhà thu xếp ít đồ đạc, tưởng hàng xóm đã cho con mình đi nhờ. Nào ngờ 4 đứa vẫn lít nhít trong nhà. 5 mẹ con gồng gánh ít đồ cần thiết, dắt díu nhau chạy xuống cây số 9 ở nhờ nhà dân mấy ngày. Chiến tranh càng ác liệt, quân thù lồng lộn, hung bạo tràn vào đất nước sâu hơn. Bà và các con phải chạy xuống Đồng Mỏ ở . Vừa lo cho các con cái ăn, vừa lang thang đi ngóng tin chồng.
Khi trở về thị xã Lạng Sơn, bà đi khắp nơi để tìm tin tức của chồng. Người ta xác nhận ông đã hy sinh. Nhưng 3 tháng sau người ta đến nhà bà đòi tiền lương của chồng bà, bắt bà phải trả đủ 3 tháng lương của ông mà bà đã nhận. Họ nói rằng.
- Có tin rằng chồng bà vẫn sống, ở bên Trung Quốc.
Người ta không cần biết bà sống vất vả thế nào để nuôi 4 đứa con. Bà lấy đâu tiền mà trả lại khi ngày chủ nhật nghỉ làm còn phải dẫn hai đứa con lớn lên rừng hái củi về bán cho người ta. Đã thế có người bị bắt được trả về còn nói như thật.
- Tôi thấy anh ấy bị giam ở khu sĩ quan, hàng chiều còn thấy anh ý đánh bóng chuyền.
Các chế độ của người chồng bị cắt hết. Cùng với khó khăn cuộc sống là nỗi dằn vặt về tinh thần đổ lên bà và 4 đứa trẻ thơ. Không chịu được nữa, bà dẫn con lên sư đoàn gặp Dũng Tiến người phụ trách chính sách. Dũng Tiến nói trường hợp của ông không rõ ràng cho nên không làm chính sách được. Bà ai oán gào lên giữa sân sư đoàn bộ. Chính ủy sư đoàn Lê Lan đi ra, bà bám ông nói
- Nếu không lo cho bà, thì bà không sao nuôi nổi các con. Bà để chúng ở đây cho sư đoàn nuôi.
Chính ủy Lê Lan cười, mắng bà là ghê gớm. Sau đó ông bảo Dũng Tiến làm chính sách cho ông.
Hai mươi năm sau, khi các con bà đã trưởng thành. Người làm công an, người viện kiểm sát, người lại là sĩ quan của đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Gia đình mới có điều kiện, kinh tế tổ chức đi tìm thi hài của ông.
Trong những người dân tránh nạn năm đó, có người kể lại ông đi sau cùng, mồm luôn hối thúc mọi người chạy. Đến đoạn đó thì không thấy ông nữa. Gia đình sau bao nhiêu năm đi đào khắp cả vùng, chỗ người ta lần cuối thấy ông. Người bảo ở gốc cây kia, người bảo mỏm đá. Cuối cùng trong một bụi cây gai mọc kín mín, khi phát quang và đào qua lớp đất mỏng. Trên bộ hài cốt còn lẫn những chiếc khuya áo. Hai trong số chiếc khuy có màu khác. Bà gào lên tiếng.
- Ông ơi !.
Bà Lan xem lại những giấy tờ của chồng. Bằng khen huân chương và cả đơn bà khiếu nại về việc chồng bà không được xét vào diện chính sách.
Ban thờ ông vừa qua ngày giỗ. Đến đây tôi mới chợt nhớ rằng, người Việt Nam mình giỗ theo phong tục lấy ngày âm. Hôm đó là 21-1 âm lịch.
Huân chương chiến công của một vị anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc bởi đạn pháo của quân xâm lược Bắc Kinh. Trong lúc ông đang lo lắng cho dân. Người ngã xuống này đã có lúc bị đồn là tù binh của giặc.
Những người tôi đã gặp, từ sĩ quan đến lính trơn, đến thân nhân liệt sĩ, mọi người đều nghĩ rằng thôi chiến tranh đã qua, Trung Quốc là nước lớn ở cạnh ta, giữ gìn hòa khí, nhân nhượng nó để sống hòa bình là cái quý. Không nên gợi làm làm gì nó lại căng thẳng.
Tôi ứa nước mắt khi chắp tay vái các bác, các chú, các anh đã nằm xuống. Vì yên bình của ngày hôm nay với Trung Quốc. Xin các vị hãy hy sinh thêm lần nữa trong sự lãng quên.
Và dưới đây là những gì mà hiện tại đang quan tâm nghĩ đến.
Prev: Nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng - Lạng Sơn
Next: Hứa Thế Hữu và báo Hà Nội Mới
BLOG ĐÀO TUẤN
Bạn sẽ trả lời thế nào với câu hỏi "Thế nào là yêu nước" của một học sinh 9 tuổi lớp 3?!
Không hề dễ.
Cuộc vật lộn thường nhật với câu chuyện áo cơm khiến chúng ta không bao giờ tự đặt ra và trả lời những câu hỏi về thứ tình cảm thiêng liêng, xuất hiện có khi như một luồng điện chạy dọc sống lưng mỗi độ chúng ta đặt tay lên ngực trái và hát "Đoàn quân Việt Nam đi…" trên một sân vận động nào đó ngập tràn màu cờ tổ quốc.
Nhưng yêu nước cũng chẳng phải điều gì quá xa vời, không thể định nghĩa.
Ở Sài Gòn, một chàng trai đã có sáng kiến in bản đồ Việt Nam với khẳng định độc lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên phong bào lì xì ngày tết. Chuyện rất đơn giản khi chàng trai chứng kiến, và thấy khó chịu với chỉ "toàn là phong bao lì xì hàng Trung Quốc với những nội dung ngôn ngữ và hình ảnh văn hóa Tàu". Anh nói anh thấy buồn. Bởi trong ngày tết truyền thống, đến cái phong bao mừng tuổi trẻ con mà "cũng phải lệ thuộc vào hàng Tàu".
Ở phường Đằng Giang, Hải Phòng, chính quyền ra thông báo đề nghị không treo đèn lồng do "nước ngoài" sản xuất có các dòng chữ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. "Hiện trên thị trường thành phố đang có bán đèn lồng do nước ngoài sản xuất, trong đèn lồng có viết chữ nước ngoài nội dung tuyên truyền trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước"- văn bản viết, và khuyến cáo người dân "không mua đèn lồng do nước ngoài sản xuất". Bản thông báo, được kèm các tờ rơi in các chữ tiếng Trung trên đèn lồng và phiên dịch sang tiếng Việt. Đó là các từ Tam Sa, Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa).
Ở nhiều nơi trên đất nước này, như khắp nơi trên thế giới, có những cô gái mở những cửa hàng "No China", kiên quyết nói không với hàng Trung Quốc kém chất lượng mà bài học rành rành là những chiếc áo ngực lạ, chứa chất lạ.
Trên facebook, cơn giận dữ của cộng đồng mạng bùng nổ khi phát hiện những ngôi sao người Việt quảng cáo cho wechat, một ứng dụng trên smartphone ngấm ngầm đưa "Đường lưỡi bò" vào bản đồ.
Cũng ngay trước tết, GS nổi tiếng Nguyễn Lân Dũng đặt câu hỏi: Một nước 90 triệu dân mà cho đến nay chưa làm được 1mg nào chất kháng sinh, vitamin, hormone và hàng loạt thuốc chữa bệnh thông thường khác. Người bệnh phải mua thuốc ngoại với giá ngày càng cao. Các mặt hàng thiết yếu khác cũng như vậy. Vào siêu thị thấy quá vô lý khi ta phải nhập cả đũa, cả tăm, cả bông ngoáy tai…
Tự làm phong bao lì xì Việt Nam; mở những cửa hàng "No China". Đó không phải là "bài Trung". Khuyến cáo người dân dùng đèn lồng trong nước. Phản đối câu chuyện vô lý phải bỏ ngoại tệ nhập cả bông ngoáy tai. Đó không phải là "tẩy ngoại".
Phát biểu của vị Giáo sư lừng lẫy; Văn bản của ông Chủ tịch phường và việc làm giản dị của những người trẻ tuổi, không thể gọi khác hơn: Đó chính là những hành động yêu nước.
Năm 2012, lần đầu tiên sau 19 năm Việt Nam xuất siêu hàng hóa, dù với giá trị khiêm tốn 284 triệu USD. Nhưng cũng trong chính con Rồng này, thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng lên đến mức kỷ lục: 16,7 tỷ USD. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc đổ bộ chưa từng thấy của hàng hóa Made in China, qua cả những thống kê nhà nước và luồn lách khắp dải biên giới qua cái gọi là "tiểu ngạch". Mà đó đâu phải là phi thuyền hay tàu ngầm. Đó là cuộc đổ bộ của những chiếc "bông ngoáy tai", của "đũa", "tăm" và "phong bì lì xì".
Yêu nước, thật giản dị, có nghĩa là phải biết xấu hổ trước đã.
BLOG ĐÀO TUẤN
Đáng buồn "trí thức trùm chăn" có vẻ nhiều lên, hoặc không thì cũng là "số đông im lặng", thụ động. Nguyên nhân có cả ở tư cách "kẻ sĩ" của trí thức ngày nay yếu ớt và cả ở một xã hội dễ trùm chăn ru ngủ trí thức
Tạo Hóa cho con người ta không ai giống ai, khác nhau cả về hình dáng, tâm tính, suy nghĩ. Do vậy, trước mỗi sự kiện, hiện tượng, vấn đề có những cách nhìn nhận khác nhau, có những ý kiến khác nhau là chuyện thường, có thể nói đó là một bản tính tự nhiên. Tự nhiên mà giống nhau cả thì còn gì là tự nhiên. Và khi con người hợp thành xã hội thì lại lẽ tự nhiên là không có một vấn đề xã hội nào được đồng thuận tuyệt đối, được đồng thuận ngay từ đầu, mà luôn phải chịu sự tranh luận, xem xét, xoay ngang đảo ngược, tóm lại là phải chịu sự "phản biện" của mọi thành phần xã hội. Trí thức là thành phần xã hội có tri thức và hiểu biết, có năng lực nhận thức và xét đoán khoa học, có tính cách độc lập và tư cách phát ngôn. Hai chữ "phản biện" dùng cho trí thức là đúng lắm. Phản biện đây là theo tinh thần hoài nghi khoa học trước mọi vấn đề, là chỉ tin khi đã được thuyết phục bằng lý tính, là tranh luận bàn bạc trong không khí tự do dân chủ thực sự để cùng nhau tìm ra sự thật và chân lý. Phản biện là bác bỏ để chấp nhận, không phải là "nói ngược" cho sướng miệng, cho hả tức giận, càng không phải là để tạo cớ nổi tiếng. Phản biện đúng là một vai trò quan trọng, không thể thiếu của trí thức, cả trong lĩnh vực chuyên môn và cả trong các vấn đề xã hội.
Tên gọi "trí thức trùm chăn" không phải bây giờ mới có. Nó là để chỉ một bộ phận trí thức quay lưng lại thực tại xã hội, nhắm mắt bịt tai trước những vấn đề bức xúc, cấp thiết của nhân quần, chỉ quẩn quanh trong tháp ngà khoa học, cho rằng mình chỉ cần làm tốt công việc chuyên môn là đủ, không cần dính dáng gì đến chính trị, thời sự. Loại trí thức này thường bộc lộ vào những thời điểm lịch sử có nhiều biến động lớn, trong các phong trào cách mạng xã hội sôi động, khi cần tiếng nói và hành động của tầng lớp trí thức như những phần tử tinh hoa của xã hội thúc đẩy sự vận động của đời sống theo hướng tích cực. Nhưng ngay cả vào những thời điểm quyết liệt, khủng hoảng nhất, bộ phận "trí thức trùm chăn" vẫn không phải là tiêu biểu, vẫn có nhiều trí thức dám dấn thân và xả thân cho đất nước. Thành công của cách mạng và kháng chiến ở nước ta hơn nửa thế kỷ qua là có phần đóng góp quan trọng của các trí thức dấn thân đó. Đáng buồn hiện nay "trí thức trùm chăn" như có vẻ nhiều lên, hoặc không thì cũng là "số đông im lặng", thụ động. Nguyên nhân có cả ở tư cách "kẻ sĩ" của trí thức ngày nay yếu ớt và cả ở một xã hội dễ trùm chăn ru ngủ trí thức.
Sự xuất hiện của hai từ "phản biện" không chỉ trong lời lẽ thông thường mà cả trong các văn kiện chính trị cho thấy giới trí thức, ở những đại diện dũng cảm của mình, đã không cam chịu đánh mất vai trò như đã nói trên của mình. Họ lên tiếng tại nhiều diễn đàn công khai và chính thức, họ viết các kiến nghị, các tâm thư, các yêu cầu gửi các cấp chính quyền, họ viết báo viết mạng bày tỏ ý kiến chính kiến của mình, tất cả đều căn cứ vào một điều hiến định là "tự do tư tưởng, tự do ngôn luận". Xã hội đã quen dần và chính quyền đã chịu dần sự phản biện của trí thức. Tuy nhiên, để nói tới một phong trào phản biện sôi nổi, nghiêm túc, có người nói và người nghe, có phản và có biện, nói thẳng và nói thật, tiếp thu và trao đổi, bình đẳng và khách quan, thì quả thực những người trí thức dũng cảm vẫn đang là đơn độc. Trí thức thực thụ vốn tự bản chất không hèn, nhưng có một cái sợ khiến họ phải hèn, hoặc tự làm hèn. Kể ra trí thức bị hèn vì sợ thì không còn là trí thức đúng nghĩa nữa. Nhưng vậy thì đội ngũ trí thức bao năm qua xây dựng mà không đúng nghĩa là trí thức thì lỗi do đâu? Câu hỏi này tôi nghĩ cần phải được phản biện mạnh mẽ. Dịp này cả nước đang thảo luận góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, một điều tôi muốn đề xuất là: những gì đã được hiến định (như quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng, ngôn luận) thì phải nhanh chóng cụ thể hóa thành luật để nhà nước và nhân dân thi hành, và không ai được có quyền vi hiến. Khi đó tôi tin phản biện xã hội của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là của giới trí thức, sẽ là một công cụ đắc lực phát triển xã hội.
BLOG ANH VŨ
Nói là đầu Xuân thì không còn đúng nữa, vì hôm nay đã mùng 5 Tết. Mà đúng ra thì Tết chỉ có 4 ngày, 30 và mùng 1, 2, 3. Nhưng đối với tôi thì hôm nay vẫn là đầu Xuân, vì mấy ngày qua tôi không có ở nhà, mà đi xa cùng với gia đình. Và với tư cách là một người viết lách, những dòng viết đầu tiên của một năm mới dù sao cũng có chút gì đặc biệt.
Nhưng viết gì đây nhỉ? Đầu Xuân, lẽ ra phải viết những điều tốt đẹp, những mơ ước cho tương lai, nhưng trong đầu tôi lúc này lại chỉ toàn những suy nghĩ về một entry mới mà ông nghị nổi tiếng HHP viết vào ngày 30 Tết (9/2/2013). Nếu ai chưa đọc và có nhiều thì giờ thì xin vào đây (http://www.emotino.com/bai-viet/19810/duong-trung-quoc-tu-dai-ngu) để đọc. Đó là một bài viết mà ông nghị Phước viết về một ông nghị khác là ông Dương Trung Quốc.
Tôi thì không biết gì về ông DTQ, cũng không có ấn tượng gì đặc biệt về ông (dù ông khá nổi tiếng với nhiều phát biểu liên quan đến những vấn đề lớn của đất nước với tư cách là nghị viên), còn những "kiến thức" mà ông Phước đã nêu trong bài viết tôi cũng không phải là chuyên gia nên sẽ không bình luận gì về nội dung bài viết ấy, nhưng cái cách mà ông Phước viết về ông DTQ quả thật tôi thấy thật khó chấp nhận.
Ví dụ, liệu có thể tin rằng một ông đại biểu quốc hội có học hành tử tế, luôn nhắc mọi người rằng mình có bằng thạc sĩ, bản thân đã từng là thầy giáo và vẫn thường xuyên nhắc lại thời gian làm nghề giáo của mình một cách tự hào, lại có thể viết được đoạn dưới đây một cách vô cùng "lưu loát" và đầy thích thú như thế này không:
Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi "công nhận" cái "nghề đĩ" để "quản lý" và "thu thuế", thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các "môn sinh" khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chính được cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé "chơi đĩ cái" tặng nam nhân viên và vé "chơi đĩ đực" cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán), v.v. và v.v.
Cũng vậy, liệu có thể tin rằng một đại biểu quốc hội đương nhiệm lại có thể nói về các bậc tu hành của các tôn giáo một cách phỉ báng và hỗn xược như thế này không:
Nay thiên hạ trong cơn u u minh minh tối tối sáng sáng của thời Mạt Pháp lúc tôn giáo suy đồi, sư sãi ngứa ngáy nhảy cà tưng cà tưng trên nóc ô-tô rống loa kích động chống lại chính quyền, linh mục điên loạn gào thét co giò đạp đổ vành móng ngựa giữa chốn pháp đình uy nghiêm khiến ngay ngoại bang cũng phải giật mình cười chê còn Tòa Thánh cũng buộc phải ngó lơ, chân lý lung lay, tà mỵ huyễn hoặc hoành hành dù nhấp nha nhấp nhổm rúc chui cống đấy cống này blog nọ blog kia cũng rống loa rao truyền sứ điệp ...
Và cuối cùng, ai có thể chấp nhận việc một đại biểu quốc hội đương nhiệm lại có thể viết trên blog cá nhân của mình những lời vô cùng thô lỗ và xách mé về một ông nghị khác như thế này không:
Dương Trung Quốc quê quán tỉnh Bến Tre, sống ở Hà Nội, trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học môn Sử, tự dưng có danh xưng "Nhà Sử Học" trên trời rơi xuống, không rõ do tự xưng hay do thuộc hạ tung hê, ắt do ở Việt Nam và trên thế giới chỉ có "Thạc sĩ" và "Tiến sĩ" mới được gắn học vị vào tên, chứ "tốt nghiệp đại học" (tức "Cử nhân") hay "tốt nghiệp phổ thông" (tức "Tú tài") thì theo quy định bất thành văn của thời hiện đại không được nêu ra kèm theo tên họ, nên tức mình đau mẩy phải áp cụm từ "nhà sử học" vào tên để cho có với người ta chăng.
Tôi không rõ ông Phước đã được chọn vào làm đại biểu quốc hội ra sao, nhưng chắc chắn là tôi đã không chọn ông ta làm đại diện cho mình. Và với những lời lẽ ông Phước viết hôm nay trên blog cá nhân để bình phẩm một người thật, việc thật, cùng là đại biểu quốc hội cùng khóa với mình, thì tôi cho rằng ông Phước đã tự chứng minh rằng hoặc ông là người có vấn đề về tâm thần, hoặc nếu không thì cũng có vấn đề về tư cách, và không xứng đáng làm đại biểu quốc hội đại diện cho người dân Việt Nam. Không hiểu có cách nào để một người dân Việt như tôi có ý kiến chính thức về việc này không nhỉ?
Tự nhiên tôi nhớ đến mấy câu thơ chúc Tết của Tú Xương
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời,
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người .
Rồi lại nhớ đến mong ước của tôi cho nền giáo dục VN trong năm tới: chú trọng vào việc dạy người. Vâng, chỉ mong được như thế cho năm mới!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét