Lê Duy chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Edward Webster, The Freeman
Ngày 01 tháng 06, 1960
Những cái nhìn kỹ hơn về hệ thống chủ nghĩa cộng sản đã cho thấy nó thực sự là một trò lừa gạt rẻ tiền. Trong tiêu đề của bài báo, chúng tôi đã để "chủ nghĩa cộng sản" xuất hiện cùng với "chủ nghĩa tư bản" để có thể phân tích những đặc điểm về bộ mặt giả tạo trần trụi của chủ nghĩa cộng sản – đó là, sự lên án về "chủ nghĩa tư bản" một cách cực đoan và đơn điệu. Trong hơn 100 năm qua, những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản đã dâng cao các biểu ngữ đại loại như "phản đối chủ nghĩa tư bản" hay "chủ nghĩa tư bản phải bị thủ tiêu" và gào lên những từ ngữ hoặc tội ác mà họ đã cảm tính gắn cho chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, chỉ trong vòng chưa đầy 40 năm, hệ thống cộng sản mà những kẻ găngxtơ tại Điện Kremlin đã từng làm mưa làm gió trong quá khứ nay đã xây dựng một chế độ chủ nghĩa tư bản tác oai tác quái, kiêu căng và cứng rắn nhất mà thế giới từng biết. Giờ đây thì mọi việc đã trở nên quá dễ để đưa bản cáo trạng đó ra anh sáng mà không cần nhiều lời vì hầu như ai cũng biết rõ điều đó.
Thật không may, có hàng tá sự nhập nhằng khi đụng tới những khái niệm về kinh tế trong cuộc sống. Ví dụ, "tư bản – capital" là gì? "Tư bản" là một thuật ngữ có tính tổng quan. Nó bao gồm toàn bộ tất cả những máy móc, dụng cụ, công cụ và thiết bị đã được thu gom tích góp từ việc sản xuất trong quá khứ để sử dụng trong việc sản xuất ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Tư bản cho phép con người có khả năng sử dụng sức mạnh của nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, hơi nước, và điện nhằm làm giảm công sức bỏ ra cho việc sản xuất và còn để có thể làm được vô số những việc khác mà chúng ta không thể thực hiện được. Sự chuyên môn hóa lao động trong quá trình sản xuất đã cho phép chúng ta có bước ngoặt mạnh mẽ trong việc sản xuất những đồ dùng cần thiết cũng như xa xỉ từ tư bản. Bằng việc áp dụng tư bản, chúng ta đã vượt qua rất nhiều giới hạn trong giao tiếp cũng như đi lại – một tin nhắn có thể gửi đi khắp nơi trên thế giới chỉ trong vòng vài phút. Trong lĩnh vực y tế hiện đại cũng có những bước tiến không tưởng. Mỗi ngày, hàng triệu đô la được bỏ ra đang giúp chúng ta dần dần tiến tới việc loại bỏ tất cả các căn bệnh hiểm nghèo. Không xét tới hình thức cũng như phương cách tư bản được áp dụng, gần như tất cả những gì góp phần vào việc hình thành nên một mức sống sung túc chưa từng có trong lịch sử loài người đều phụ thuộc vào nó.
Của để dành
Nhưng, "chủ nhĩa tư bản" là gì? Có phải nó là con quỷ xấu xa như những người cộng sản đã giả vờ ghét cay ghét đắng? Thông thường, sau một khoảng thời gian dài tích góp những hoạt động chính yếu như khai thác khoáng sản, sản xuất và những thứ tương tự, dưới sự kiểm soát của những người nắm tư bản thì có thể nói là một kiểu tập trung tư bản đã được phát triển. Trong quá trình lịch sử, một số loại tư bản chủ nghĩa đã được nhận diện như: công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, chính phủ, và tập đoàn tự do. Đặc tính nền tảng tương tự trong số những kiểu tư bản chủ nghĩa này là có những thời điểm, một lượng những sản phẩm đã được sản xuất được để dành cho việc sản xuất trong tương lai. Không một "lý thuyết" nào có thể che giấu được sự thật rằng mọi tư bản đều được định hình và sử dụng thi thoảng và bằng cách nào đó, tại một nơi nào đó, đã được tạo ra trong quá trình sản xuất. Nó không hề tự nhiên rơi từ trên trời xuống.
Lúc này, có một điểm cần phải được nhấn mạnh và ghi nhớ. Đối với nền kinh tế cộng sản, để có thể tiến xa hơn với mô hình hung hăng thì chúng lại phụ thuộc vào tư bản hơn bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Thực vậy, mọi thành quả mà những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản đã khoe khoang đều được tạo ra từ tư bản. Rõ ràng và hiển nhiên, nhiều công cụ và thiết bị được nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản đang sử dụng không hề được phát triển bởi các nước đó. Chúng đã được phát triển bởi các hệ thống tư bản và rồi bị "chiếm đoạt" bởi các nước cộng sản. Nhưng, để thay thế cho sự cung cấp công cụ và thiết bị hiện tại cũng như để phát triển những cái mới, nền kinh tế cộng sản cần phải để dành một phần trong số sản phẩm được tạo ra để dùng như là tư bản. Điểm này thì khỏi cần bàn cãi. Cái của để dành đó được tạo ra như tư bản, cư xử như tư bản, làm việc như tư bản, chính là tư bản. Bất cứ phương thức nào sử dụng nó hay bất cứ một cơ chế nào quản lý nó đều không thể từ chối được sự thật đó.
Mọi tư bản thì là tư bản, nhưng hệ thống tư bản chủ nghĩa thì có thể có những đặc điểm khác biệt. Mối quan tâm bây giờ của chúng ta là nhận ra những đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế cộng sản. Chúng khác biệt ở phương diện nào? Điều gì làm cho chúng bám lấy điều đó như chúng đang bám lấy hiện nay?
Sự tước đoạt
Nền tư bản cộng sản được hình thành như thế nào? Cách thứ nhất như đã được trình bày, phần lớn số tư bản này được tạo ra thông qua tịch thu, tước đoạt – tức ăn trộm trắng trợn. Nhưng việc hệ thống chủ nghĩa cộng sản lợi dụng quyền lực để tham lam nâng cao giá trị tư bản của chúng chính là một trong những điểm tồi tệ nhất trong lịch sử của chúng. Toàn bộ hệ thống cộng sản – lương bổng, mức sống, và tất cả những thứ khác, thì được ăn nhập với nhau nhằm mục đích đó. "Các kế hoạch năm năm" được họ tung hô biểu dương thực ra chỉ là nhằm đẩy nhanh tốc độ dự trữ tư bản, và độ thành công của những kế hoạch đó phụ thuộc vào mức độ từ chối thức ăn, quần áo, và nhà cửa khỏi những người đói ăn, không quần áo, không nhà cửa. Để có thể thiết lập những hợp tác xã tư bản, đất được tịch thu và những người chủ bất hạnh thì bị tiêu diệt không thương tiếc. Thêm vào đó, hàng ngàn người phải lao động khổ sai trong các trại tập trung cải tạo nhân phẩm, nơi mà sự đồi bại của xã hội chủ nghĩa chạm tới đáy của nó. Bằng cách đó, chính phủ các nước cộng sản đã tước đoạt từ người dân nhiều không biết bao nhiêu mà kể, tất cả đều được biến thành tư bản và được sở hữu bởi chính phủ. Sự sở hữu tư bản của người cầm quyền chính là một điều không tránh khỏi của chủ nghĩa Marx và là xương sống của chủ nghĩa cộngs ản.
Kinh khủng hơn cả cách thức cưỡng đoạt tư bản là phương pháp chủ nghĩa tư bản kiểu cộng sản [communist capitalism] được kiểm soát và định hướng. Cả hệ thống là một chế độ độc tài chuyên chế. Bởi vì chính phủ sở hữu tư bản, chúng kiểm soát việc sử dụng tư bản đó mà không có giới hạn hay định mức nào cả. Khi mà nhà nước có được sức mạnh tuyệt đối trong các hoạt động sản xuất thì sẽ không có một khả năng nào cho sự tham gia của những yếu tố và ngoại lực để tạo nên một thị trường tự do. Và điều đó đồng nghĩa với việc kiểm soát cả sự tiêu dùng cũng như sản xuất.
Sự khinh thường giá trị con người
Vì các lý do trên, những thành quả của chủ nghĩa tư bản kiểu cộng sản cần được đo đạc bởi phương thức hoạt động của chính chúng. Bằng chuẩn mực của chính mình, họ đã vi phạm những quyền và giá trị con người thiêng liêng nhất. Bằng việc đối xử với con người chỉ đơn thuần như công cụ – trong bất cứ hệ thống nào có thể chấp nhận được về đạo đức hay tôn giáo, chủ nghĩa tư bản kiểu cộng sản phải bị xem như một tội ác không thể tha thứ.
Như một sự thực không thể chối cải, Đảng Cộng sản chưa bao giờ có sự tôn trọng hay niềm tin nào đối với nhân dân mà chúng đang lừa bịp bằng những câu truyện cổ tích mĩ miều về một xã hội vô giai cấp, một đất nước không nhà nước, một tương lai như mơ về cuộc sống ấm êm không tưởng. Karl Marx tự bản thân ông đã đề cấp tới thái độ của đảng bằng những ngôn từ xúc tích như sau, "Những người cộng sản có một đám nhân dân rất lớn, có lợi thế hiểu rõ về dòng người diễu hành, những điều kiện, và những kết quả chung nhất của phong trào nhân dân". Khoảng hai mươi lăm năm trước, trước buổi tường trình Quốc hội tại Washington, người ta đã ghi lại được lời nói của một nhân vật tai tiếng thể hiện đúng ý tưởng của Marx nhưng bằng ít từ hơn: "Người dân nói thật là quá ngu".
Vấn đề sống còn đứng trước mỗi chúng ta không phải là liệu chúng ta có nên sống trong một hệ thống tư bản chủ nghĩa hay không. Qua quá trình phát triển văn hóa trên mọi phương diện của nó – vật chất, công nghệ, đã đưa năng suất sản xuất lên mức rất cao đó, quá trình sản xuất những thứ chúng ta muốn và cần sẽ tiếp tục phụ thuộc vào một vài hệ thống tư bản chủ nghĩa. Ông Đức hay ông Nam sẽ không tự sản xuất giầy hay ô tô để phục vụ cho mục đích của riêng các ông.
Vậy bây giờ thế nào?
Nhưng kiểu hệ thống tư bản chủ nghĩa nào chúng ta muốn và quyết tâm bảo vệ ở Hoa Kỳ? Một vài điểm tương phản ngu ngốc giữa chủ nghĩa tư bản kiểu cộng sản với tư bản của nhân dân bên trong nền tảng của Hiến pháp Hoa Kỳ cho chúng ta cơ sở vững chắc để trả lời những câu hỏi trên.
Chủ nghĩa tư bản kiểu cộng sản là một sự độc quyền khổng lồ, quá quyết liệt cho nên chúng đã làm tắt đi những quyền con người thiêng liêng nhất của chúng ta; tư bản chủ nghĩa của nhân dân nổi lên từ những quyết định tự do. Động lực của chủ nghĩa tư bản kiểu cộng sản là quyền lực – tức một nhà độc tài. Chủ nghĩa tư bản với các tập đoàn tự do chính là dấu hiệu cho quá trình dân chủ. Chủ nghĩa tư bản trong kiểu cộng sản được xây dựng dựa trên một nhà nước tự tung tự tác chiếm đoạt từ nhân dân. Tư bản chủ nghĩa tự nguyện của chúng ta có được là nhờ tầm nhìn, sự hy sinh, chờ đợi, tiết kiệm và đầu tư của những con người tự do. Sự khác biệt nền tảng giữa hai hệ thống đơn thuần là sự khác biệt giữa sự nô lệ khốn khổ và tự do.
Ông Webster nay đã nghỉ hưu. Ông đã từng dạy ở một số trường đại học tại Hoa Kỳ và từng phục vụ tại một số cơ sở nghiên cứu của Chính phủ Liên bang. Đây là một trong những loạt bài báo nghiên cứu đã được in lại với sự cho phép của The Sarasota News, Florida.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét