Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Hà Sĩ Phu : Lai rai Câu đối Tết - Bài thứ tư: Ếch Rắn giao tranh

Nguồn boxitvn

Đối với con người, Rắn có hại nhiều hơn có lợi nên thường tránh xa. Tuy cũng có nơi thân thiện nhưng nhìn chung thì con người sợ Rắn. Bệnh sợ rắn (Ophidiophobia) có vẻ là một bệnh bẩm sinh của con người, hình thành từ trong lịch sử đấu tranh sinh tồn, hơn là bệnh do tâm lý hay kinh nghiệm cá nhân, vì nhiều người tự nhiên có ám ảnh sợ Rắn mặc dù chưa nhìn thấy Rắn bao giờ.

Ngay cả tục thờ Rắn (ophiolatry) chủ yếu cũng do sợ mà ra. Thói đời, khi ghê sợ nhưng đành chịu không tìm được cách đối phó thì liền coi đó là vật thiêng phải tôn thờ, mà thờ lâu quá có khi lại sinh ra yêu mới khổ! Ôi chao, "tình yêu" là thứ mà các nhà văn nhà thơ coi là linh thiêng bậc nhất nhưng đôi khi (đôi khi thôi nhé) lại chỉ do bất lực, do bị áp đặt, do bất khả kháng mà ra. Mà khi đã buộc phải yêu thì thường nghĩ ra những thứ lý luận để tự biện minh, che giấu sự thua kém của mình. Tội nghiệp cho con người, hội chứng Stochkholm yêu kẻ nguy hiểm hại mình cũng do một bản chất như vậy.

Động vật thượng đẳng như người mà còn sợ Rắn thì những loại ếch ộp, cóc nhái ễnh ương sợ Rắn đến mất hồn là chuyện đương nhiên. Những ai có nhà vườn, ban đêm từng được nghe tiếng kêu thảm thiết của một chú ếch nhái, đang tuyệt vọng trước hàm một con Rắn thì ắt hiểu thấu cái thành ngữ thế nào là "kêu oai oái như rắn bắt ngóe".

clip_image002

Nhưng quy luật dẫu đương nhiên đến đâu cũng vẫn có ngoại lệ. Nếu bảo Tạo hóa sinh loài Rắn để "đính chính" cho bọn Ếch nhái sinh sản tùm lum, như loài mèo để đính chính loài chuột, thì Tạo hóa cũng cho Ếch nhái một cơ hội "phản biện", ấy là sinh ra loài Ếch xanh Australia thích ăn thịt Rắn như ta ăn gỏi.(hình bên).

Câu chuyện ngược đời Ếch ăn thịt Rắn, kể ra cũng chẳng phải chuyện gì ghê gớm, nhưng trong bối cảnh Việt Nam đang có một "cuộc chiến sôi động" liên quan đến Ếch, vào thời khắc "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh" của Sấm Trạng Trình này, dường như đang có sự ứng nghiệm rất kỳ lạ!

 

Sự kiện nóng hổi nhất là hội nghị TW6 cuối năm con Rồng vừa rồi đã "đẻ" ra một chú ẾCHkhổng lồ, mà tên bị gọi chệch đi là "đồng chí X"! Ngay khi ra đời, đồng chí Ếch đã lập một chiến công vĩ đại chưa từng có là vô hiệu hóa được trung tâm quyền lực tuyệt đối của xứ sở, nơi các "vua tập thể" bấy lâu vẫn được coi là người nắm giữ toàn bộ ấn tín và khuôn vàng thước ngọc truyền lại từ các tiên đế gồm "mấy ông có râu" vĩ đại! Quyền lực tối cao ấy giáng xuống đâu là chỗ ấy chết cứng, cúi đầu, không nhúc nhích. Nay không biết chú Ếch khổng lồ có quái chiêu gì mà khiến cho các Vua tập thể mặt mũi đăm chiêu, đức Vua tối cao đã phải ngậm ngùi rơm rớm mấy giọt nước mắt cá… nhân và xin "tạm rút lui" một cách rất có trật tự, hẹn đến hồi sau sẽ tiếp?

 

Nhưng ở đời, cao nhân tất hữu cao nhân trị thì "cao vật" cũng có "cao vật" trị! "Cao vật" cứu nguy lúc này không ai khác, chính là Rắn! Đồng chí Rắn sinh đúng năm con Rắn 1953, oai phong xưng "" một vùng, tuy không phải Hùm nhưng "mắt thần khi đã quắc" trong rừng núiNgũ Hoành thì cũng khiến cho"mọi vật đều im hơi" chứ đâu có xoàng?

Cuộc chiến giữa Rắn và Ếch tất nhiên nổ ra, hứa hẹn nhiều pha cụp lạc. Ai gian hơn ai, aihùng hơn ai, chưa biết.

 

Không biết tự bao giờ, ông cha ta lại hình dung ra cái cảnh ngược đời:

Bao giờ cho đến tháng ba,

ẾCH cắn cổ RẮN tha ra ngoài đồng

 

Ếch cắn cổ Rắn? Rắn vẫn bắt ngóe chứ đồng chí Ếch lại xơi tái được đồng chí Rắn ư? Biết đâu đấy, xứ này đã quen với quá nhiều nghịch lý và phản nghịch lý, mọi sự đều có thể. Ăn thua là ở thời cơ và "công lực". Thời cơ thì biến chuyển khôn lường, còn "công lực, chưởng lực" thì quy luật xưa nay vẫn tỷ lệ nghịch với sự giáo dục và chữ nghĩa, càng ít chữ nghĩa thì công lựccàng phi thường.

 

Có người coi câu ca dao trên đây là lời Sấm, ứng cho năm nay. Mà đã là Sấm thì chữ nghĩa rất bí hiểm, phải "luận" mãi mới ra. Nên họ xì xào rằng sự rắc rối ở đây còn ở chữ "tha", tha là lôi ra đồng để xơi tái, hay tha đồng nghĩa với thả, là buông tha nhau ra? Có khi hai bậc hảo hớn ấy chỉ dọa nhau chơi rồi cọp nào lại về rừng ấy, chứ chẳng anh nào nuốt được anh nào chăng? Phải để hạ hồi phân giải.

 

Mặc, người làm câu đối thì cứ biết làm câu đối mừng Xuân (chứ chẳng mừng đồng chí Rắn đồng chí Ếch nào hết).

Nhân câu ca dao (hay lời Sấm) nói trên, với chữ "tha" hóc hiểm, hủ nho tôi xin xuất một vế đối vui, mời các "đối sĩ" cao thủ thử tài:

 

Ếch "tha" cổ Rắn ra đồng, Ếch "thaRắnRắn không "thaẾch?

 

H. S. P.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét