Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Minh Diện : LẠI VẪN LÀ NGHỊ PHƯỚC !

Nguồn buivanbong


* MINH DIỆN
                 Một khuôn mặt no đầy bóng nhẫy vênh váo với cặp mắt trí trá  núp sau cặp kính cận, một cái miệng cá ngão bè ra hóng hớt, Hoàng Hữu Phước gây cho người ta  cảm giác như đứng trước con gà trống phô trương bộ mã mới tập tiếng gáy!
Phước quê gốc Nam Định, đẻ ở Sài Gòn năm 1957, cầm tinh con gà.  Phước tốt nghiệp đại học tổng hợp  năm 1981, làm thuê cho nhiều công ty nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh,  sau đó về mở công ty riêng. Năm 2011. Phước  được Mặt trận Tổ quốc thành phố Hổ Chí Minh giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII,  tại đơn vị bầu cử quận 1,3,4 . Trong chương trình hành hành động của mình, Hoàng Hữu Phước cam kết: "Tích cực gần gũi dân lắng nghe ý kiến , giải đáp các thắc mắc của cử tri, tham gia cùng các cơ quan chức năng tiếp cận , ghi nhận giải tỏa bức xúc của dân...".
                Trong các buổi tiếp xúc cử tri, Hoàng Hữu Phước  phát biểu hùng hồn hơn, hứa  đủ mọi thứ, nào là quan tâm đến người nghèo, quyết tâm đấu tranh cho dân sinh dân chủ. Hoàng Hữu Phước còn dẫn dụ những lời nói bất hủ của Abraham Lincon về giải phóng nô lệ,  để dành lấy những lá phiếu bầu cho mình.
                Trong một cơ chế gần một trăm phần trăm đại biểu Quốc hội do đảng cử , có một đại biểu ứng cử tự do như Hoàng Hữu Phước,  mọi người nghĩ sẽ là một nhân tố dân chủ hơn, gần dân hơn, nên đã bầu cho anh ta với số phiều khiêm tốn 52,49%.
                 Những người bỏ phiếu cho Hoàng Hữu Phước đã thất vọng ngay tử kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, khi nhận ra  Phước tiêu biểu cho  loại người, cơ hội và " bảo hoàng hơn vua!".
                  Hoàng Hữu Phước đã nuốt lời hứa với cử chi, nhổ  toẹt vào những cam kết  bằng giấy trắng mực đen của mình ngay sau khi trúng cử đại biểu Quốc Hội.
                 Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, khi bàn về luật biểu tình, mà trước đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị  Quốc hội sớm ban hành theo quy định cùa Hiến pháp, Hoàng Hữu Phước  phát biểu : " Tôi đề nghị Quốc hội loại bỏ Luât lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII".
                    Lý do Hoàng Hữu Phước đưa ra là, trình độ dân trí  thấp, chưa đủ năng lực thực thi luật, và  "Biều tình là hành động để chống đối chính phủ nước mình, hoặc chống lại một chủ trương chính sách của nhà nước mình", còn lập hội là: "Để tạo nên các đối thủ ngoài hệ thống mặt trận,  vô hiệu hóa tiến đến xóa bỏ mặt trận". Hoàng Hữu Phước dẫn dắt điển tích  đông tây, kim cổ ,  nói  mặt trái của biều tình, rồi  đặt câu hỏi: "Việt Nam có cần Luât biểu tình không? Nếu không cần sao lại đưa ra dự án Luật biểu trình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng thước ngọc để đo chiều cao , chiều rộng , chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ? Việt Nam đâu có phải là một siêu cường kinh tế để đài thọ cho một sự ô danh?".
                     Bài phát biểu của Hoàng Hữu Phước  được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 17-11-2011.  Ba ngày sau,  đã có hơn 50 trí thức tên tuổi, bao gồm nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, lên tiếng phê phán.  Các ý kiến đều cho rằng Hoàng Hữu Phước kiến thức nông cạn, hiểu biết hạn hẹp, tính tình khoác lác, lộng ngôn đến điên loạn.  Và đặt câu hỏi: "Vậy mà  Hoàng Hữu Phước  lại được bầu làm đại biểu Quốc hội, một cơ quan quyền lực nhất?".
                   Hàng trăm tin nhắn đã gửi vào số máy của Hoàng Hữu Phước. Người dân không kìm được sự phẫn nộ, đã dùng những lời lẽ rất nặng nề đối với Hoàng Hữu Phước.
                   Tình cờ tôi thấy số điện thoại của Hoàng Hữu Phước  trong mục quảng cáo, tôi gọi  cho Phước,  muốn nói đôi lời với tư cách một cử chi đối với một đại biểu Quốc hội. Nhưng  nhiều lần gọi anh ta không bắt máy. Tôi nhắn vào số máy của Hoàng Hữu Phước: "Mày  là gì mà khinh thường dân như vậy? Nếu gặp tao  sẽ tặng cà chua trứng thối !".
                  Vì mẩu tin nhắn đó, tôi bị mời lên làm việc tại cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây tôi được biết Hoàng Hữu Phước đã phô tô hàng trăm tin nhắn và làm đơn gửi đi các cơ quan lãnh đạo thành phố, lu loa lên rằng mình bị xúc phạm, bị khủng bố và yêu cầu lập chuyên án điều tra   bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của đại biểu Quốc hội.
                  Tại cơ quan an ninh điều tra, tôi đã nói với người sỹ quan an ninh: "Hoàng Hữu Phước chống lại Hiến pháp, chống lại Thủ tướng, khinh  dân, nên dân chửi. Nhẽ ra ông ta phải xin lỗi dân thì lại đòi truy tố dân? Hoàng Hữu Phước không xứng đáng là một đại biểu của dân!".
                  Tôi nghĩ chả bao giờ còn phải nhắc đến cái tên vô liêm sỉ ấy. Không ngờ hôm nay đọc trang Blog của đại tá Bùi Văn Bồng, thấy Hoàng Hữu Phước chửi nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội khóa XIII, ruột gan muốn sôi lên như chính mình lại bị xúc phạm. Chuyện lùm xùm rối tinh lên các trang thông tin lại vẫn là nghị Phước! Thì ra Hoàng Hữu Phước không tự nhận biết mình, không rút được chút kinh nghiệm gì, khinh miệt mọi lời góp ý của thiên hạ, chỉ mượn oai hùm hiếp đáp dân, mà còn  vu  khống bôi bẩn đồng nghiệp?
                Nhớ lại hơn một năm trước, tại kỳ gọp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, trước sự lộng ngôn  của Hoàng Hữu Phước  khi tranh luận về Luật biểu tình, đại biều Dương Trung Quốc, bằng những lời lẽ rất ôn hòa, đã  nhắc Hoàng Hữu Phước, là khi đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là rất nguy hiểm. Ông  Dương Trung Quốc nói: "Diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm  và nhận thức của mình, phát biểu ý kiến trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận, chứ không mang tính  áp đặt".
                    Chỉ một lời phát biểu có tình, có lý  như thế, trong một diễn dàn Quốc hội, mà Hoàng Hữu Phước ghim vào gan ruột, để giữa đầu Xuân năm mới này chửi ông Dương Trung Quốc trên trang WEB của mình. Trong lịch sử Quốc hội Việt Nam chưa hề có một trường hợp nào chửi bới nhau như thế, chưa có một đại biểu nào vô văn hóa, tiểu nhân  như thế.
                  Vẫn bằng lối văn biển ngẫu, diễn tả loằng ngoằng, vẫn bằng cách khoe  kiến thức hẹn hẹp, Hoàng Hữu Phước đã xúc phạm nhà sử học Dương Trung Quốc  nói riêng xúc phạm giới trí thúc nói chung.
                  Hoàng Hữu Phước nói Dương Trung Quốc tự xưng danh "nhà sử học" vô nghĩa. Anh ta khẳng định  chỉ có "thạc sỹ", " tiến sỹ" mới xứng đáng đứng kèm với tên tuổi, như anh ta là thạc sỹ Hoàng Hữu Phước chẳng hạn. Trời đất ơi, thế mà cũng dương dương tự đắc mình hiểu biết! Không ai ngu xuẩn đến mức nói không được gọi là nhà sử học?  Đó là một đại danh từ chung, cũng như nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhà khoa học, đâu phải là một chức danh, phẩm hàm ?  Xã hội hiện nay ông Dương Trung Quốc thừa khả năng chạy bằng GS, TS nếu ông ta muốn. Nhưng, tư chất ông Quốc không đến nỗi tự dạt theo "sóng đời", háo danh như vậy. Nhà  sử học Dương Trung Quốc là một trí thức, một tên tuổi đã được khẳng định, một Đại biểu Quốc hội nhiều khóa liền, có tiếng nói trung thực, giàu trí  tuệ trong một chừng mực cho phép ở một cơ chế còn hạn hẹp.  Ông hiểu cái hữu hạn và muốn tận dụng để  nói lên một phần bức bối lòng dân. Hoàng Hữu Phước hình như chưa hiểu được thế nào là văn hóa tranh luận, càng  không  hiểu  nguyên tắc cơ bản và quy chế của Đại biểu Quốc hội. Mới chân ướt chân ráo bước vào nghị trường đã tuy toe nhâng nháo làm trò hề mạt hạng!
                 Hoàng Hữu Phước khoe mình từng làm thầy, vậy mà viết  những câu văn dây cà dây muống. Hoàng Hữu Phước cao ngạo cho rằng mình có đạo đức mà luận về một cô gái điếm khốn nạn hơn một gã lưu manh. Hoàng Hữu Phước khoe tiếng Anh t, mà  viết ra những cụm từ sai ngữ pháp. Hoàng Hữu Phước không biết xấu hổ khi  sờ vào gáy mình xem học hành ra sao.
              Trên trang "Tin tức hàng ngày",  kể lại chuyện Hoàng Hữu Phước học ở Trường đại học tổng hợp thành phố Hồ Chín Minh từ 1976-1981. Ở  đó sinh viên Hoàng Hữu Phước đã từng ăn cắp nhu yếu phẩm của trường bán lấy tiền sài, đã từng tới nhà cô giào bộ môn Trương Tuyết Anh quỳ lạy xin điểm vì bài luận văn về tác phẩm " Tess of the d'Urbervilles" không đạt yêu cầu, cô giáo không đồng ý, Phước dọa tự tử trong nhà cô, nên cô phải gọi điện cho thầy trưởng khoa Nguyễn Nam tới đưa Phước về văn phòng trường. Cũng tại trường này, Phước và ba sinh viên khác đã cố tình học đúp năm 1979 để trốn nghĩa vụ quân sự,  khi chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ.
                     Một người nhân cách như vậy mà len lỏi vào được nghị trường, để ba hoa khoác lác, hống hách , coi dân như cỏ rác, chửi đồng nghiệp như dân chợ trời, còn gì để mà nói nữa ?
                  Một câu hỏi cần đặt ra, ai đã giật dây Hoàng Hữu Phước?
                  Và chả nhẽ vận nước mình đã đến lúc suy vậy sao?
M.D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét