Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Đinh Tấn Lực : Ngạc Nhiên Hay Phẫn Nộ?

Nguồn dinhtanluc

luongtamconggiao

Ngạc Nhiên Hay Phẫn Nộ?

. Đinh Tấn Lực


Thế thì người ta có thể sơ kết ngay tại thiên đường hình chữ S nơi đây đang có nhung nhúc hàng triệu quỷ Satan. Bởi, rõ ràng, chính sách cai trị của đảng và nhà nước này là vu khoát và vu khống.
Nó tự đánh đét vào đùi rồi lu loa òa khóc một mình mà vu khoát rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản, vũ khí quốc tế và bạo lực kách mệnh mới giải phóng được VN ra khỏi bàn tay thực dân/đế quốc.
Nó liên tục vu khống để triệt tiêu đại khối nhân dân mà nó từng cậy nhờ đứng lên giành chính quyền cho nó là địa chủ (trong vụ Cải cách Ruộng đất); là "gián điệp" (trong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm); là bọn cơ hội (trong vụ "Xét lại-Chống đảng"); là bọn phản động "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN" hoặc là thành phần "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (trong nhiều vụ áp án những người yêu nước kình chống thái độ hung hăng xâm lấn của Tàu cộng suốt thập niên qua)…
Phiên tòa sơ thẩm tại thành phố Vinh, ngày 8-9/01/2013, là vụ áp án gần nhất, đối với 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành ở Vinh và Trà Vinh.
Họ phạm tội yêu nước: Đã bày tỏ quan điểm gìn giữ vẹn toàn biên cương/biển đảo bằng các khẩu hiệu "HS-TS-VN"; Đã tham gia các cuộc học thảo về quyền con người và quyền công dân; Đã lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật đấu tranh bất bạo động; Đã cổ súy và tự lực bảo vệ/nuôi dưỡng thai nhi; Đã vâng lời các chủ chăn: Đừng sợ hãi; Đã xiển dương Sự Thật và kêu gọi bằng hữu "Hãy sống cho đến chết, đừng chết ngay khi còn sống"…
Họ đã bị bắt cóc khắp nơi: Ngay tại học đường, sở làm, bến xe, phi trường… Họ bị giam giữ trái luật và bí mật hàng năm trời trước khi chính thức bị truy tố ra tòa. Thậm chí, không được biết tin mẹ tạ thế cho đến ngày giỗ đầu của mẹ. Họ bị xử trong một phiên tòa "công khai" có rào cản với công an trùng điệp nhiều vòng tứ phía, và nhiều người từ xa về theo dõi phiên tòa bị bắt giam ngay tại phòng trọ. Họ bị áp đặt những bản án bỏ túi, tổng cộng 83 năm tù giam và 42 năm quản chế, trong một phiên tòa vội vã tháo chạy như ngư dân ta bị giặc Tàu cộng rượt đuổi ngoài biển Đông. Họ đã dõng dạc trước tòa, với nhiều câu nói dũng cảm chạm vào lòng người như những danh ngôn thời đại.
Hôm nay, 24/04/2013, lẽ ra là ngày bắt đầu phiên xử phúc thẩm của những thanh niên yêu nước vừa nói đã kháng án những bản án vi hiến vi luật của tòa sơ thẩm ở Nghệ An. Tuy nhiên, ngành tư pháp VN tại thành phố Vinh, dưới sự chỉ đạo tròng chéo của nhiều cấp đảng ủy địa phương lẫn trung ương, đã tuyên bố đình hoãn phiên xử phúc thẩm, với một lý do được nêu đầy tính trẻ con: "một thành viên của Hội đồng xét xử không thể tham gia phiên tòa theo dự kiến"; và bản thông báo cũng chẳng đề cập khi nào sẽ bắt đầu lại.
Giới quan tâm không mấy ngạc nhiên về sự kiện đình hoãn này. Họ chỉ chau mày về cái lý cớ đình hoãn. Và thực sự sốc, về chuỗi đối phó tình thế cực kỳ thụ động và ngược chiều nhau của đảng và nhà nước này, ngày càng dồn dập những sai phạm/lỗi lầm/khủng hoảng (luận lý lẫn pháp lý/kiến văn lẫn ứng xử) ngang tầm lịch sử, trong suốt năm qua.
Những người cần tìm hiểu lý do đình hoãn thực sự, đã cất công duyệt lại những sự kiện chung quanh các bản án ngày 28/01/2013: Bắt người lặng lẽ – Xử án âm thầm – Án tù dậy sóng.
*
Tính từ thời Điếu Cày mặc áo 5 còng tẩy chay Olympic 2008, thì đây là một trong số nhiều vụ
  • Nhà nước bắt cóc nạn nhân rồi tự động dán nhãn nghi phạm;
  • Giam giữ trái luật các nạn nhân một thời gian dài trước khi thông báo cho gia đình họ;
  • Vi phạm luật quốc tế và cả luật VN về trình tự tố tụng các nạn nhân;
  • Nạn nhân bị ép cung, mớm cung để hoàn tất bản cáo trạng cho chính mình;
  • Luật sư bị hạn chế hoạt động, cả trong tòa lẫn trong tù;
  • Phiên xử "công khai" nhưng ngay cả thân nhân của nạn nhân cũng không được vào dự, thậm chí, bị hành hung đến trầy xước da, rách áo khoác, hoặc phải đi viện cấp cứu…;
  • Các công dân muốn theo dõi phiên tòa bị công an thường phục chận bắt/cướp điện thoại di động từ đêm trước, và trong cả buổi sáng bắt đầu phiên tòa;
  • Tòa án lóa xanh màu áo công an, cả trong lẫn ngoài, đặc biệt là rợp tiếng loa mở nhạc sàn để át tiếng cầu kinh của giáo dân cầm bảng "con/em/anh/bạn tôi vô tội" bên ngoài tòa án;
  • Bản án được quyết định sẵn bởi một cấp bí thư đảng nào đó bên ngoài hệ thống tư pháp;
  • Mục tiêu không nhằm thực thi pháp luật, mà là để trả thù nạn nhân (dám nói thật và thách thức chế độ), răn đe quần chúng (phải biết sợ bạo lực), hầu giữ quyền cai trị (bằng bạo lực).
*
Ngược lại, đây cũng là một trong nhiều vụ án
  • Được nhiều cộng đồng (cả Công giáo lẫn ngoài Công giáo/cả trong nước lẫn ngoài nước) hiệp thông cầu nguyện (qua các hình thức thắp nến/đọc kinh/đi xe đạp 100 cây số…);
  • Được quần chúng quan tâm nhiều nhất. Nhiều đoàn người đến từ các giáo xứ quanh Vinh. Nhiều người đến từ Hà Nội và Sài Gòn, chỉ để theo dõi tận nơi về cái gọi là phiên tòa "công khai" này;
  • Rất nhiều trang mạng cập nhật tin tức hàng nửa giờ, bởi những cộng tác viên tình nguyện của làng dân báo;
  • Nhiều trang mạng tổng hợp tin tức các trang khác, giúp cho độc giả tiện theo dõi. Ngay từ hôm trước của phiên xử;
  • Được phản ảnh tin tức trên mạng nhiều nhất. Google cụm từ "14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành", người ta có ngay hơn nửa triệu kết quả tìm kiếm;
  • Được truyền thông ngoại quốc loan báo nhiều nhất và nhanh nhất, với mức độ kỷ lục ngang ngửa lượng tin về phiên xử áp án LS Lê Công Định hay TS Cù Huy Hà Vũ trước đây. Riêng đài VOA đi tựa lớn bài phỏng vấn một luật sư trong nước: "Phiên tòa chưa khách quan, bản án không thuyết phục".
  • Được ghi lại sự kiện ở nhiều góc cạnh ở nhiều nơi trên nhiều video clips, có thể lược kê:
-     Giáo xứ Yên Đại thắp nến cầu nguyện cho 14 thanh niên Công Giáo – Tin Lành
http://www.youtube.com/watch?v=DIyY1ja8t9s
-     Sydney cầu nguyện cho 15 thanh niên công giáo Vinh
http://www.youtube.com/watch?v=Pv4y…
-     Thanh niên Công Giáo bị Cộng sản Việt Nam bách hại: http://www.youtube.com/watch?v=XZmIcn_4YiI&noredirect=1
-     Thanh niên Công giáo Vinh: Phanxicô X. Đặng Xuân Diệu
http://www.youtube.com/watch?v=GrUvKC27pPA
-     Thanh niên Công giáo Vinh: Thư gửi gia đình của anh Thái Văn Dung
http://www.youtube.com/watch?v=H8F_dknL7FY
-     Thanh niên Công Giáo bị Cộng sản Việt Nam bách hại (phóng sự)
http://www.youtube.com/watch?v=XZmIcn_4YiI
-     Thư Nguyễn Thiên Kim gửi những thanh niên công giáo yêu nước (tâm tình)
http://www.youtube.com/watch?v=wp2qPna-tvc
-     Những Anh Chị Em – Vì sao những thanh niên Công Giáo yêu nước này bị bắt (bình luận)
http://www.youtube.com/watch?v=0brz4QYbDIg
-     Cập nhật vụ 14 thanh niên Công giáo bị giam tại VN
http://www.youtube.com/watch?v=k_9hzrL5i6M
-     Việt Nam đưa 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành ra tòa ngày 08/01/2013
http://www.youtube.com/watch?v=RykeGMInXSg
-     VN kết án 14 thanh niên Công giáo tội "lật đổ chính phủ"
http://www.youtube.com/watch?v=mBYRF5Wyxa0
-     Quốc tế chỉ trích VN về án tù của 14 thanh niên Công giáo
http://www.youtube.com/watch?v=T7jpHQ-FVO4
-     Thanh niên Công giáo vô tội bị giam cầm – Nỗi Đau Quê Hương (nhạc của Hoàng Nhật Thông)
http://www.youtube.com/watch?v=eCMAufAQi1I
-     Đặc biệt, một YouTube playlist tập trung trên dưới 80 video clips về các thanh niên Công giáo ở Vinh bị bách hại: Free Young Christians Immediately!(http://www.youtube.com/playlist?list=PLB80E148D9A1C1B2B)
  • Được 28.480 người ký tên ủng hộ Bản Lên Tiếng của gia đình/thân nhân các nạn nhân (tính tới ngày khóa sổ). Trong đó bao gồm con số kỷ lục chữ ký của quý Giám mục, Linh mục, Thượng tọa, Mục sư, Chức sắc (Cao Đài-Hòa Hảo), và giới đấu tranh cho dân chủ, cả trong lẫn ngoài nước…
  • Được nhiều đoàn thể/tổ chức ra kháng thư phản đối, đặc biệt, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đã công bố "Kháng thư về phiên tòa xử 14 công dân yêu nước tại Nghệ An ngày 08-09.01.2013";
  • Được Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam (có trụ sở tại Úc châu) ra một Thông cáo Báo chí phát đi trên toàn thế giới với nội dung: "Nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi đàn áp và bắt bớ bất công. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
1)     Thả ngay lập tức 14 thanh niên thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành đã bị bắt bớ bất công và còn giam giữ họ trái phép.
2)     Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các Tôn Giáo bạn. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các Tôn Giáo.
3)     Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành. 
4)     Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định".
  • Được Human Rights Watch, Frontline Defenders, International Amnesty đòi thả ngay
    http://www.hrw.org/node/102032
    http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2013/04/front-line-defenders-keu-goi-ha-noi-huy.html
    Ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế, tuyên bố rằng: "Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà hoạt động vừa bị kết án… Xuyên tạc các hoạt động của các nhà hoạt động như một cố gắng lật đổ chính phủ là hoàn toàn vô căn cứ – họ đã bị cầm tù chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận";
  • Được Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội lên tiếng phản đối tức khắc: "Hành xử của chính quyền đối với những cá nhân này tỏ ra không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự. Chúng tôi kêu gọi chính phủ trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức";
  • Được một tập thể dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ lên tiếng phản đối gần như tức khắc: DB. Edward R. Royce, DB. Daniel E. Lungren, DB. Loretta Sanchez, DB. Zoe Lofgren, DB. Gerald E. Connolly, DB. John R. Carter, DB. Susan A. Davis, DB. Christopher Smith, DB. Michael M. Honda.
    DB. Loretta Sanchez đã nhận định: "Trong hai ngày qua, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã đem 14 nhà tranh đấu cho nhân quyền ra xét xử, họ bị cáo buộc với tội danh 'hoạt động lật đổ chính quyền'. Nhưng trên thực tế, họ chỉ tranh đấu cho sự công bằng xã hội và tham gia biểu tình ôn hoà phản đối sự xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc. Kết quả cuối cùng của một hệ thống tư pháp bất công trong vụ án (gọi là) lật đổ này là một tuyên án gần 100 năm tù bị giáng lên 14 nhà yêu nước";
  • Được đại diện ngoại giao của các nước Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na-Uy và Liên Hiệp Âu Châu tiếp đón và hỗ trợ gia đình 14 thanh niên yêu nước ngay tại sứ quán Canada ở Hà Nội;
  • Được 12 tổ chức phi chính phủ trên thế giới cùng liên kết phản đối các bản án bỏ túi này. Bao gồm Human Rights Watch, ACAT France, Access Now, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Media Legal Defense Initiative, International Freedom Of Expression, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Southeast Asian Press Alliance SEAPA…
    Bà Nani Jansen, cố vấn pháp lý của tổ chức Khởi xướng Bảo vệ Pháp lý Truyền thông (Media Legal Defense Initiative) ở Anh Quốc nhận định: "Chúng tôi nghĩ những bản án mà những người trẻ này phải gánh chịu là bất công, họ chỉ  thực hiện quyền tự do tư tưởng và phát biểu họ một cách hòa nhã, không một dấu hiệu nào trong những hành động đó khiến họ bị xử phạt nặng đến như thế…";
  • Được Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, tổ chức một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ về Tình trạng Nhân Quyền ở VN, đòi hỏi Quốc hội Hoa Kỳ phải thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam và Đạo luật Cấm vận Việt Nam (Vietnam Sanction Act);
  • Được Giáo sư Allen Weiner (Đại học danh giá Stanford của Mỹ), đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này, và đề nghị Liên hiệp quốc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức;
  • Được Liên Hiệp Quốc bênh vực: Phát Ngôn Nhân Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Rupert Colville phát biểu rằng "Chúng tôi vô cùng quan ngại về việc kết án và tuyên án nặng nề đối với 14 nhà đấu tranh trong phiên xử Tòa Án Nhân Dân Nghệ An tại Việt Nam ngày 9 tháng 1, 2013 với cáo buộc 'lật đổ chính quyền' theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Những người này đã bị cáo buộc tham gia và là thành viên của tổ chức Việt Tân. Mặc dầu Việt Tân là một tổ chức ôn hòa cổ xúy dân chủ, chính quyền [VN] cho rằng đây là một 'tổ chức phản động'. Không một cá nhân nào trong số người bị kết án có dính dáng đến những hành vi bạo động";
  • Được Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết về Nhân quyền và Tôn giáo tại Việt Nam;
  • Được đưa vào nghị trình cuộc hội nghị Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 17 tại Hà Nội. Qua đó, ông Brad Adams, giám đốc châu Á của tổ chức HRW nói : "Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ xử chính trị do họ cố ngăn chận phong trào đối lập đang gia tăng. Chính phủ Mỹ phải nhân cơ hội này nói rõ là phía Việt Nam cần tiến hành các cải tổ nghiêm chỉnh để cải thiện tình trạng nhân quyền, nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề, trong đó có việc gây tổn hại quan hệ với Hoa Kỳ". Gần nhất là Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bởi sự vi phạm tôn giáo, nhân quyền trong những vấn đề liên quan đến luật lao động, Việt Nam chưa thay đổi đủ để thành một quốc gia có đủ điều kiện tham gia vào chương trình TPP.
*
Tất cả những dữ kiện áp suất đan xen vừa duyệt kể trên, tự nó đã giúp cho người đọc tự sàng lọc ra các yếu tố tác động vào sự cố đình hoãn phiên tòa phúc thẩm các thanh niên yêu nước hôm nay.
Ngoài ra, người ta còn đúc rút ra được những điều đáng ngẫm nào khác?
Về tác dụng răn đe của 14 bản án sơ thẩm kia chăng?
Một bạn trẻ Công giáo phát biểu cảm tưởng về phiên tòa sơ thẩm hồi đầu tháng Giêng ở Vinh: "Những gì người ta làm đều là vì công lý và hòa bình. Nó vượt qua sự sự hãi đến mức mà người ta không còn sợ tù tội".
Một giáo dân trẻ khác cho biết: "Em hoàn toàn không lo lắng và sợ hãi điều gì khi sống đức tin. Em cảm thấy điều mà mấy anh ấy làm là anh hùng, bởi vì mấy anh ấy nói là chấp nhận tất cả những gì mà nhà cầm quyền làm cho họ để họ được sống đúng với đức tin mà họ đã chọn".
Tuấn, một thanh niên Công Giáo tại Sài Gòn, nói rằng : "Thực ra bản án rất bất công cho các bạn, là sự sai trái hoàn toàn của chính phủ khi ra một quyết định quá nặng cho các bạn như vậy là không hợp lý. Nó cũng không hợp lòng dân. Với một người Công Giáo như em thì những việc như em theo dõi các bạn làm thì không hề sai trái. Nhà nước làm như vậy thì chỉ làm giảm lòng tin của nhân dân hơn. Là một người Công Giáo thì thứ nhất là mình sống đức tin, thứ hai là phải làm chứng cho sự thật. Đối với Tuấn thì Tuấn cũng giống như các bạn đó thôi, khi mình làm chứng cho sự thật thì mình không sợ gì cả".
Có thật những điều như thế này càng làm giảm niềm tin của nhân dân không?
Riêng về mặt truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn xác nhận tại Hội nghị Toàn quốc về Công tác Tuyên giáo (xảy ra cùng ngày với phiên tòa sơ thẩm ở Vinh) rằng: "Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc". Đánh mất, chứ không chỉ làm giảm!
Và rõ là nhà nước thấm đòn nỗi sợ: Vỡ Trận.
Dù gì đi nữa, có lẽ bạn Đỗ nên tập bỏ dần thói quen đổ thừa đổ vấy vào cấp dưới như thế, cho báo chí hay cho bất cứ thành phần nào trực thuộc các bộ. Nó chẳng giúp điều gì cho việc PR đánh bóng vầng trán một lãnh đạo mặt trơ từ hàng thứ trưởng lên tới thủ tướng đâu, nếu không muốn nói ngược lại là đàng khác.
Bởi chưng, không một ai lạ gì trước chuỗi ứng xử đầu ngô mình sở/trống kèn loạn nhịp/quân hồi vô phèng… của toàn bộ phường hài thành phường rối ở Hà Nội hiện nay.
Nó không chỉ nối đuôi nhau. Nó đã giẫm đạp lên nhau.
Nó là cái bóng lặp lại của lịch sử cận đại các nước Đông Âu trong thời vạch vẽ lại bản đồ Quốc Tế III vào những năm cuối của thập niên 1980.
Dân biểu Loretta Sanchez có lý về các bản án ở VN gần đây: Chuyện này chẳng đáng ngạc nhiên mà chỉ gây thêm phẫn nộ!
Hãy đợi đấy!

24/04/2013 – Kỷ niệm tròn năm sự kiện cưỡng chế đất Văn Giang bằng nửa sư đoàn công an.
Blogger Đinh Tấn Lực

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét