Hồi đó vào khoảng những năm 90 thế kỷ trước, tôi có quen biết một nữ doanh nghiệp lớn. Vào thời đó, bà ấy là một đại gia giàu có và có thế lực vào hàng nhất nhì trong cả nước. Bà quen biết thân tình với hầu hết các quan đầu tỉnh, thành những nơi bà đầu tư. Bà quen, có khi trên mức thân thiết, với nhiều bộ trưởng, phó thủ tướng và cả với một thủ tướng nữa. Để được thân thiết với các vị ấy thì bà phải ứng xử như thế nào, không cần nói ra thì ai cũng biết.
Bà có ý định tìm hiểu để đầu tư vào Hội An. Một lần bà gặp tôi, nói nhiều chuyện về Hội An và sau đó khi nói về Nguyễn Sự lúc ấy hình như đang là chủ tịch thị xã, bà liền chê trách: Cái thằng Sự đồng hương của mi, khó lắm, hắn thế nào ấy. Tau đến nhà hắn, thấy nhà cửa lụp xụp, chủ tịch gì mà ăn ở nghèo cực quá. Tau thương, tau gợi ý muốn giúp nó... chủ tịch thì phải ở một ngôi nhà cho tươm tất coi được, thế mà hắn từ chối thẳng thừng, làm tao bực mình. Thằng đó.. sao ấy!
Mới đây, thấy trang Dân Làm Báo đăng lại bài ca ngợi Nguyễn Sự trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, tôi cảm kích chép về đăng lại trên blog tôi (xem tại đây). Sau đó thì nhận nhiều còm, đa số đều khen. Có vài còm là của mấy em sinh viên là bạn học của con Nguyễn Sự, đọc rất cảm động, xin được chép lại ra đây:
Nặc danhFeb 14, 2012 06:17 AM
Nhừng gì bài báo viết về ông Nguyễn Sự là có thật ,ông là một người ngay thẳng và liêm khiết ; những người dân nghèo Hội an và những học sinh,sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn được ông cưu mang và giúp đỡ rất nhiều . Hai người con ông học tại tp Hồ Chí Minh là có thật ,nhưng không phải ở căn biệt thự mà ở phòng trọ chưa đến 10m vuông trong một xóm lao đông ở quận 11 và hàng tháng vợ chồng ông ngoài đó đều gửi tiền ăn,tiền học,tiền nhà vào cho 2 con ông . Tôi biết rất rõ điều này vì tôi cùng ở chung với 2 con ông suốt 5 năm trong căn phòng chật chội và hôi hám này để đi học đại học.
Nặc danhFeb 14, 2012 06:52 AM
Bạn nói đúng ,tôi học sau con thứ 2 của Bác Sự một năm và trong những ngày đầu vào tp Hồ Chí Minh chưa tìm được chô ở 2 Anh con Bác Sự đã dẫn tôi về ở cùng với 2 anh tại căn phòng chật chội tại đường Đất Thánh ,quận 11; sau gần một tháng tìm được phòng trọ tôi mới dọn đi. Bây giờ tôi đã ra trường đã có công việc làm tôi vô cùng biết ơn 2 Anh con Bác Sự đã giúp đỡ tôi khi mới bước chân vào thành phố. Tôi không quên được những đêm ở cùng với 2 Anh trời đổ mưa nước tràn vào làm ướt cả hết 4 người đang nằm ngủ co ro dưới nền nhà ; tôi cùng không quên những ngày đầu anh Nh chở tôi đến trường bằng chiếc xe máy 78 cũ kỹ gặp trời mưa xe không nổ 2 Anh em phải đẩy xe gần cả cây số . Một lần nữa cảm ơn các Anh .
Nặc danhFeb 14, 2012 03:46 PM
Cảm ơn pv Kim Yến đã viết hộ tôi về ông Nguyễn Sự . Nguyễn Sự thật sự là một cán bộ tốt ,liêm khiết ,luôn lo lắng cho công việc ,điều đáng quý ở Nguyễn Sự là thương dân ,luôn nghĩ đến mọi người; những lúc bão lũ Nguyễn Sự luôn có mặt những nơi nguy hiểm nhất vào những lúc mà cái chết nhiều hơn cái sống để cứu dân ,cứu người; phẩm chất biết hy sinh và dám hy sinh cho dân thật đáng quý biết bao. Nếu ai đó còn nghi ngờ thì hãy đến Hội an mà hỏi những người dân Hội an vì tôi là một người đang sống tại Hội an và đã hơn 60 năm nay chứng kiến những thăng trầm của mảnh đất này.
Minh Tùng- Sài GònFeb 14, 2012 04:17 PM
Tôi không hề biết gì về ông Sự, nhưng cở đứng đầu thành ủy như Ông Sự mà 2 con chỉ đi học đại học ở TP HCM là nói lên sự liêm khiết của ông rồi. Nếu ông nhận hối lộ của hàng trăm nhà đầu tư ở Hội An thì con ông đã sang Mỹ học như con các ông khác rồi, May mắn là quan chức của Đảng vẫn có người tốt như ông Sự. Nhưng đây là trường hợp hiếm hoi, tôi tin như vậy, rất hiếm hoi.
Dũng sàigonFeb 14, 2012 04:58 PM
Hoàn toàn đồng ý với bạn Minh Tùng. Cả 2 con ông đều phải ở trọ trong phòng trọ tồi tàn để đi học trong nước là nói lên sự liêm khiết của ông ấy rồi.Ông ta có thể "giả chết" cho bản thân chứ không thể nào cả 2 con ông đều giả chết suốt 4 năm đại học được. Biết nhà mình có dư dật tiền nong thì không quý tử nào chịu sống trong phòng trọ tồi tàn suốt trong 4 năm đi học được.
Nhờ vào tài đức như vậy mà Nguyễn Sự cùng với nhân dân Hội An làm nên một Hội An lừng lẫy như ngày hôm nay. Hội An là một tác phẩm văn hóa sống có một không hai. Có những thành phố rất đẹp như Đà Lạt chẳng hạn, nhưng giao vào tay những ông quan không ra gì, có lúc Đà Lạt đã xuống cấp đến tang thương và đến bây giờ vẫn để lại những dị tật khó chữa lành. Do vậy mà Nguyễn Sự xứng đáng đến vạn lần khi nhận được giải thưởng Phan Chu Trinh. Và còn hơn nữa, qua sự kiện nầy, Nguyễn Sự lại đón nhận biết bao lời khen ngợi của hệ thống báo đài cả hai phía. Hiếm có một quan chức hay một nhân vật nào mà được sự chấp nhận của cả báo đảng lẫn báo dân như vậy.
Nếu ông quan nào từ thấp đến cao cũng như Nguyễn Sự thì đất nước nầy tốt đẹp biết dường nào, thiên đường CNXH sẽ thấy ngay trước mắt, nhân dân không cần phải đòi hỏi tự do,dân chủ, các nhà đấu tranh dân chủ không phải nhọc lòng, khỏi phải bị bắt bớ tù đày vì đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền...
Nhưng đó chỉ là chuyện hoang tưởng.
Rất nhiều người nói rằng trường hợp như Nguyễn Sự rất hiếm hoi, thắp đuốc tìm không ra. Thực tế trên đất nước nầy, chỉ có một Nguyễn Sự nhưng có đầy rẫy những Mai Văn Dâu, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Trường Tô, Sầm Đức Xương, Nguyễn văn Lèo, Phạm Tiến Dũng, Huỳnh Ngọc Sỹ, Phạm Thanh Bình, Phạm Văn Hiền, Đỗ Hữu Ca, Đỗ Trung Thoại, Nguyễn Văn Thành, quan dầu khí, quan điện lực, quan Đồ Sơn...cả một bầy sâu, bị ung thư nặng, bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất...
Chủ nghĩa đức trị tất yếu phải sản sinh ra những ông quan như vậy. Qua hàng ngàn năm phong kiến đức trị ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa đã cho ta thấy điều đó. Triều đại nào cũng may mắn có được vài ông vua đầu triều là minh quân nhưng sau đó thì suy thoái, biến chất rồi sụp đổ. Làm sao mà một cá nhân hay một nhóm cá nhân đứng trên pháp luật, hưởng mọi đặc quyền đặc lợi mà vẫn giữ mình mãi mãi tốt đẹp được.
Đảng CS Liên Xô to lớn, hùng mạnh là vậy mà vẫn thoái hóa đến mức tự sụp đổ. Hàng loạt các đảng CS Đông Âu cũng sụp đổ vì lý do tương tự. Đảng CS Trung Cộng thì suy thoái đến mức "chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm" như Tập Cận Bình đã không còn cách nào khác phải thốt lên.
Đảng CS Liên Xô to lớn, hùng mạnh là vậy mà vẫn thoái hóa đến mức tự sụp đổ. Hàng loạt các đảng CS Đông Âu cũng sụp đổ vì lý do tương tự. Đảng CS Trung Cộng thì suy thoái đến mức "chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm" như Tập Cận Bình đã không còn cách nào khác phải thốt lên.
Trường hợp của Nguyễn Sự quá hiếm hoi tới mức nhiều người đã khen ông ta rằng: "Ông ấy làm quan nhưng mà tốt" diễn dịch ra từ câu nói đầu môi của dân gian: "Đảng viên nhưng mà tốt" thật là mỉa mai cay đắng!
Vui với Nguyễn Sự, nhưng trong tôi lại dấy lên chút gì đó chua sót. Nên chăng Nguyễn Sự được nhận một giải thưởng to lớn vinh dự nào khác mà đừng nhận giải thưởng mang tên Phan Chu Trinh. Phan Chu Trinh là một chiến sỹ cách mạng vỹ đại, bỏ cả cuộc đời để đấu tranh cho nền độc lập dân chủ của nước nhà, là người Việt Nam đầu tiên cổ súy dân chủ, xiển dương chủ nghĩa pháp trị dân chủ, phê phán chủ nghĩa đức trị độc tài. Thế mà nay giải thưởng mang tên ông lại vừa trao cho một ông quan hiếm hoi của chủ nghĩa đức trị vì những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của ông ta.
Do vậy tôi đồng cảm với Phan Hồng Sơn về những lời anh viết trên blog Phạm Thị Hoài:
"... việc ông quan, nhà chính trị Nguyễn Sự được trao giải thưởng "Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục" không thể không là một tin mừng, một niềm vui không nhỏ đối với những người còn trăn trở với đất nước. Nhưng nếu xem lại quan điểm của Phan Chu Trinh, chúng ta sẽ thấy mẫu hình ông quan tử tế hay ông vua hiền lại không phải là điều mà Phan Chu Trinh tâm đắc, muốn đề cao hay tôn vinh."
Vui với Nguyễn Sự, nhưng trong tôi lại dấy lên chút gì đó chua sót. Nên chăng Nguyễn Sự được nhận một giải thưởng to lớn vinh dự nào khác mà đừng nhận giải thưởng mang tên Phan Chu Trinh. Phan Chu Trinh là một chiến sỹ cách mạng vỹ đại, bỏ cả cuộc đời để đấu tranh cho nền độc lập dân chủ của nước nhà, là người Việt Nam đầu tiên cổ súy dân chủ, xiển dương chủ nghĩa pháp trị dân chủ, phê phán chủ nghĩa đức trị độc tài. Thế mà nay giải thưởng mang tên ông lại vừa trao cho một ông quan hiếm hoi của chủ nghĩa đức trị vì những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của ông ta.
Do vậy tôi đồng cảm với Phan Hồng Sơn về những lời anh viết trên blog Phạm Thị Hoài:
"... việc ông quan, nhà chính trị Nguyễn Sự được trao giải thưởng "Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục" không thể không là một tin mừng, một niềm vui không nhỏ đối với những người còn trăn trở với đất nước. Nhưng nếu xem lại quan điểm của Phan Chu Trinh, chúng ta sẽ thấy mẫu hình ông quan tử tế hay ông vua hiền lại không phải là điều mà Phan Chu Trinh tâm đắc, muốn đề cao hay tôn vinh."
Và:
"Như vậy, xét về mặt đạo đức, và có thể cả về một ý nghĩa chính trị (nhỏ) nào đó trong thời điểm hiện nay, ông quan Nguyễn Sự hoàn toàn xứng đáng và cần được vinh danh. Nhưng việc vinh danh hay việc trao giải thưởng cho ông Nguyễn Sự lại có thể đang (vô tình) trở thành, hoặc bị trở thành, hoặc hiểu nhầm thành một sự tôn vinh, gia cố thêm cho tư tưởng đức trị. Đó là một nỗi buồn lớn. Buồn lớn là vì giải thưởng trao cho ông Nguyễn Sự lại mang tên Phan Chu Trinh – nhà tư tưởng, cách đây cả trăm năm, đã dùng gần trọn cả cuộc đời để vận động dân chủ, hết sức thiết tha làm sao để giới trí thức dứt đi được tư tưởng đức trị và thay vào đó bằng tư tưởng pháp trị (dân chủ). Do đó việc trao giải thưởng Phan Chu Trinh cho ông Nguyễn Sự vừa là chuyện vui, vừa là chuyện buồn. Và còn có cả nỗi lo nữa..."
Tóm lại, Nguyễn Sự thì tốt rồi, nhưng làm sao mà có được nhiều Nguyễn Sự trong hệ thống đức trị đầy lỗi như thế này kia chứ!