Quái vật Pháp lệnh UBTVQH CHXHCNVN
Phạm Anh Tuấn (TTHN)
-
Pháp lệnh là gì? Pháp lệnh là một văn bản quái dị nhất trên hành tinh. Pháp lệnh không phải là luật, đứng trên luật vì không có luật sư hay tòa án nào có quyền tranh cải hay sử dụng. Pháp lệnh có thể vi hiến mà vẫn hiệu lực, không bị hủy bỏ.
Trong Hiến pháp hòan tòan không có một định nghĩa nào về pháp lệnh. Tham khảo trên internet, ta có một số khái niệm như sau:
- 1. pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH) ban hành
- 2. pháp lệnh là những văn bản có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội quan trọng, tương đối ổn định. Nội dung của chúng thường là những quy định chung chung, ít cụ thể, là cơ sở pháp lý để ban hành các văn bản khác.
- 3. pháp lệnh do Quốc hội giao cho UBTVQH ban hành (trong trường hợp chưa có điều kiện để làm luật).
Khái niệm thứ 3 không hòan tòan thuyết phục vì có tính bênh vực cho lý của quyền lực. Không bao giờ nước ta thiếu điều kiện làm luật. Các nước phương Tây như Úc và Anh đã viện trợ nhân và tài lực để giúp QH làm luật, có lẽ bây giờ họ đã quá ngao ngán cái lối trịch thượng coi thường lẽ phải của ta.
Lượt qua Hiến pháp 1992, ta thấy pháp lệnh được hình thành như sau:
- 1. UBTVQH gồm có Chủ tịch QH, phó Chủ tịch QH, một vài Ủy viên (HP Điều 90).
- 2. Pháp lệnh phải được quá nữa thành viên UBTVQH biểu quyết tán thành (HP Điều 93).
- 3. UBTVQH ra pháp lệnh (HP Điều 91)
- 4. Chủ tịch nước công bố pháp lệnh.
Chủ tịch nước có thể đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh. Nếu pháp lệnh vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không tán thành, thì Chủ tịch nước trình QH quyết định tại kỳ họp gần nhất. (HP Điều 103).
Các nghịch lý thấy được là:
- 1. Hòan tòan không có một điều gì trong HP nói đại biểu QH có quyền biểu quyết tán thành cho một pháp lệnh. Vậy khi có sự bất đồng giữa Chủ tịch nước và UBTVQH thì việc trình QH để làm gì? Nếu Chủ tịch nước nhất định không công bố thì chuyện này sẽ đi đến đâu.
- 2. Đại biểu có quyền kiến nghị về luật (HP Điều 87) nhưng không có có quyền kiến nghị về pháp lệnh, tại sao? Có phải tại vì pháp lệnh cao hơn luật và nằm ngòai tầm kiểm sóat của hệ thống luật pháp?
- 2. Chỉ có 1 người duy nhất là Chủ tịch nước là có quyền UBTVQH xem xét lại pháp lệnh. Như vậy pháp lệnh hòan tòan do Chủ tịch nước và mấy người trong UBTVQH chi phối. Một pháp lệnh nằm trên pháp luật và có quyền lực lên trên mọi người mà chỉ do mấy người chi phối, quyết định. Đây là nguyên tắc gì vậy? Dân làm chủ?
Nếu UBTVQH ra pháp lệnh bán nước, hại dân, hay nhập nước Việt Nam vào TQ thì quả thực là rất tai hại vì không có ai có quyền gì cả, kể cả quốc tế.
——————————
Tham khảo:
[1] Hiến pháp 1992
=====================
Báo động: Bùi Hằng, pháp lệnh 44, và người Việt ở nước ngoài
Phạm Anh Tuấn (TTHN)
-
Mọi người đều biết rằng bà Bùi Thị Minh Hắng bị đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc mà theo sự xác nhận của nhiều người thì đây là một trại cải tạo thuộc sự quản lý của Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an vào ngày 28-11-2011, theo quyết định số 5225 ngày 18 tháng 11 năm 2011 của chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Quyết định này đưa ra căn cứ để đưa chị vào cơ sở giáo dục là dựa vào "Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính" (pháp lệnh 44) năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội. Trong điều 1 nó có nói rằng do bà ấy vi phạm trật tự công cộng.
- 1. Nằm trên pháp luật, không có lụât sư hay tòa án nào có tiếng nói
- 2. Chỉ có chủ tịch nước có quyền "đề nghị" UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, không ai có quyền cả
- 3. Có quyền vi hiến và chống lại mọi công/qui ước quốc tế mà chính phủ đã ký
- 1. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể … (HP Điều 71)
- 2. Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, … (HP Điều 123)
Xin phổ biến rộng rãi cho người thân quen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét