Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

PVĐ. TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ VỤ ÁN VINASHIN (Phần 1 )

Nguồn phamvietdao

G BA NĂM 2012
28/03/2012 - 00:36
Xử Vụ Vinashin: Người nhận sai phạm,kẻ bảo lỗi cấp trên
Sai phạm của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 900 tỉ đồng. Bán vỏ tàu trả lương công nhân (!?)

Sáng 27-3, TAND TP Hải Phòng đã bắt đầu phiên xử sơ thẩm vụ cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinashin (dự kiến phiên tòa kéo dài đến ngày 30-3).
Sai phạm trong nhiều dự án
Từ sớm, trước cổng tòa đã tập trung rất đông người. Công tác an ninh được thắt chặt, cảnh sát, bảo vệ thẩm tra kỹ từng người vào cổng tòa. Các phóng viên theo dõi phiên tòa qua màn hình tại một phòng riêng.
8 giờ 10 phút, các bị cáo được dẫn giải tới phòng xét xử, đứng trước vành móng ngựa. Luật sư bào chữa đề nghị HĐXX mở còng cho các bị cáo vì mỗi bị cáo đã có hai cảnh sát hỗ trợ tư pháp giám sát. Mặc dù công tố viên không đồng ý nhưng chủ tọa phiên tòa đã chấp thuận ý kiến luật sư, đồng ý mở còng cho các bị cáo.
Chín bị cáo bị truy tố gồm Phạm Thanh Bình -  nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin; Trần Văn Liêm - nguyên trưởng Ban Kiểm soát Tập đoàn Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Vận tải Viễn dương Vinashin; Nguyễn Văn Tuyên - nguyên giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh; Nguyễn Tuấn Dương - nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Cửu Long; Tô Nghiêm - nguyên TGĐ Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà; Trịnh Thị Hậu - nguyên TGĐ Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy; Hoàng Gia Hiệp - nguyên Phó TGĐ Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy; Trần Quang Vũ - nguyên TGĐ Tập đoàn Vinashin; Đỗ Đình Côn - nguyên Phó TGĐ Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

Theo cáo trạng, các bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái trong việc sử dụng vốn nhà nước khi thực hiện các dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen, xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), xây dựng Nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân (Quảng Ninh), bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang và đầu tư thuê mua tài chính tàu Bình Định Star gây thiệt hại trên 900 tỉ đồng.
Các bị cáo trước vành móng ngựa. Ảnh: TTXVN
"Tôi không được quyết gì cả"
Sau khi tòa làm các thủ tục và công tố viên công bố cáo trạng vào buổi sáng, phiên xử đã bước vào phần thẩm vấn. Trả lời về dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại, bị cáo Bình cho rằng việc mua tàu khách cao tốc được hoạch định từ đầu năm 2000 khi Chính phủ có chủ trương thiết lập tuyến tàu biển chở khách Bắc Nam. Theo bị cáo, con đường biển rất quan trọng vì nếu làm đường sắt thì phải mất vài chục tỉ USD và kéo dài cả chục năm nhưng làm đường biển chỉ cần 2 tỉ USD trong vòng năm năm. Bị cáo Bình lý giải việc mua tàu Hoa Sen là để thử nghiệm: "Đây là quyết định nặng nề, rất lớn với tôi. Ban đầu sẽ lỗ vì chỉ chạy thử nghiệm thôi nhưng cái lỗ đó sau đó sẽ được bù đắp khi có cả một đội tàu sau một vài năm". Tuy nhiên, theo cáo trạng, việc "thử nghiệm" này đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 470 tỉ đồng...
Cáo trạng kết luận việc mua tàu này đã diễn ra trước khi dự án được lập và thẩm định, không thực hiện chào hàng cạnh tranh khi mua tàu, cho vay và thực hiện bảo lãnh mua tàu sai quy định gây ra thiệt hại...
Bị cáo Liêm thì bảo Công ty Vận tải Viễn Dương chỉ là công ty con của Vinashin, việc mua tàu Hoa Sen là thực hiện chỉ đạo của công ty mẹ. "Tôi không phải là chủ đầu tư vì tôi không được quyết gì cả" - bị cáo Liêm nói.
Về vết nứt tiềm ẩn dưới đáy tàu Hoa Sen chỉ xảy ra sau vài tháng khai thác, bị cáo Liêm cũng nhận định: "Đây là vết nứt tiềm ẩn, người đi mua cũng không thể biết, nó là ngoài khả năng của con người". Tuy nhiên, bị cáo Liêm cho biết con tàu có sự cố, bảo hiểm không bồi thường vì chưa đóng đủ phí bảo hiểm...
Bán vỏ tàu trả lương công nhân (!?)
Theo cáo trạng, thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân giai đoạn 2001-2005, bị cáo Bình chỉ đạo bị cáo Tùng, Tô Nghiêm điều chỉnh tổng mức đầu tư từ hơn 502 tỉ đồng lên hơn 592 tỉ đồng trái quy định, thông đồng với nhà thầu Jacobsen nhập dây chuyền máy móc, thiết bị đã qua sử dụng... Các bị cáo đã làm thiệt hại hơn 66 tỉ đồng.
Về việc này, bị cáo Bình cho rằng vì chủ đầu tư là Công ty CNTT Cái Lân lập dự án thiếu chi phí nên đã cho lập lại để đảm bảo đủ chi phí.
Bị cáo Bình thừa nhận nhà thầu làm chưa xong mà đã thanh toán hết tiền là không đúng. Tuy nhiên, theo bị cáo Bình, việc này không dẫn đến hậu quả vì cuối cùng người ta vẫn hoàn thành nhà máy.
Tiếp đó, bị cáo Bình bảo thiết bị của nhà máy tuy không mới 100% nhưng các thông số và đặc tính kỹ thuật tương đương. "Chúng tôi đi vay tiền nên chúng tôi chọn giải pháp rẻ nhất, chi phí thấp, nhà máy dự phòng cho nhà máy thép. Chọn nhà máy đã lắp đặt chưa được sử dụng, giá rẻ được gần một nửa" - bị cáo Bình phân trần. 
Bị cáo Tô Nghiêm thì nhận hành vi của mình là sai trái nhưng không có động cơ và lý do ở bên trong.
Cuối chiều 27-3, HĐXX thẩm vấn bị cáo Vũ trong việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang. Bị cáo thừa nhận khi còn làm tổng giám đốc Công ty CNTT Nam Triệu đã bán vỏ tàu được 66 tỉ đồng trong khi đây là tài sản thế chấp. Bị cáo đã đem tiền bán vỏ tàu trả lương, thưởng cho công nhân, mua vật tư…
Sai phạm của các bị cáo
Theo cáo trạng, các bị cáo có sai phạm về các dự án như sau:
Về tàu Hoa Sen:
Dù cơ quan chức năng chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án... nhưng Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cho Trần Văn Liêm ký hợp đồng (không số) ngày 7-5-2007 với công ty của Ý mua tàu Cartour (về Việt Nam đổi tên thành tàu Hoa Sen) với giá trên 1.200 tỉ đồng. Do tàu không phù hợp với hệ thống cầu cảng ở nước ta, Bình ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng. Tàu Hoa Sen hoạt động một thời gian thì dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Ngày 17-2-2008, tàu Hoa Sen bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa hết khoảng 5,2 tỉ đồng. Theo cáo trạng, hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước của Bình, Liêm và một số bị cáo khác gây thiệt hại trên 470 tỉ đồng.
Về dự án Nhà máy nhiệt điện sông Hồng, Nam Định:
Phạm Thanh Bình giữ vai trò tổ chức, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương và Đỗ Đình Côn là đồng phạm. Theo đó, với tư cách là chủ tịch HĐQT, Bình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia. Không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A. Sau đó các bị cáo đã cho khởi công công trình khi chưa có giấy phép xây dựng... Tổng thiệt hại của dự án này là trên 316 tỉ đồng.
Về dự án Nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân, Quảng Ninh:
Các bị cáo Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm và Hồ Ngọc Tùng đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Cụ thể, quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư nhưng không có kết quả thẩm định tổng mức đầu tư tăng thêm. Ký biên bản bàn giao công trình, nghiệm thu chạy thử, thanh toán hết cho nhà thầu toàn bộ giá trị hợp đồng khi công trình chưa hoàn thành, do đó nhà thầu không tiếp tục thực hiện cam kết bảo hành công trình. Công trình chưa thực hiện lập báo cáo và phê duyệt quyết toán dự án đầu tư hoàn thành. Cho phép nhà thầu nhập máy móc, thiết bị cũ được tháo dỡ từ nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc không đúng với nội dung hợp đồng (là máy móc, thiết bị mới), không đúng với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt của dự án. Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại trên 66 tỉ đồng.
Về dự án đầu tư tàu Bình Định Star:
Công ty CP CNTT Bình Định thành lập ngày 27-5-2004 trong đó cổ đông Vinashin chiếm 51% cổ phần. Tháng 10-2004, HĐQT Công ty Bình Định định phê duyệt dự án đầu tư tàu Bình Định Star với tổng vốn 75 tỉ đồng. Đến ngày 30-3-2010, Công ty Bình Định vi phạm trách nhiệm trả nợ nên các công ty cho thuê tài chính đã thu hồi và bán tàu Bình Định Star dẫn đến việc tập đoàn Vinashin không còn khả năng thu hồi vốn đã cho vay. Trong dự án này, Hồ Ngọc Tùng giữ vai trò chính, chỉ đạo Trịnh Thị Hậu thực hiện các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước, gây thiệt hại trên 30 tỉ đồng.
Về việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang:
Năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna của Campuchia rồi hoán cải, nâng cấp thành tàu siêu trường siêu trọng để kinh doanh, đổi tên thành tàu Bạch Đằng Giang và giao cho Công ty Viễn Dương quản lý, khai thác. Ngày 31-3-2006, Phạm Thanh Bình ký quyết định cho phép Công ty Viễn Dương bàn giao tàu cho Công ty Nam Triệu quản lý, sử dụng và lên phương án hoán cải tàu thành khách sạn nổi bốn sao. Do dự án hoán cải tàu thành khách sạn chi phí quá cao nên Nam Triệu không thực hiện nữa mà xin phép bán tàu. Sau đó không bán được tàu, Trần Quang Vũ chỉ đạo phá dỡ tàu và bán thanh lý vỏ tàu để thu hồi vốn. Việc tự định giá và quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nêu trên là không đúng thẩm quyền vì tàu vẫn thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Vinashin, Nam Triệu chỉ được giao quản lý, sử dụng và đã gây thiệt hại trên 27 tỉ đồng.

HUY HOÀNG

( PLTPHCM)
==============


CHÌM NỔI VINASHIN

                                                                     CÔNG NÔNG
Faxuca: Hôm nay Tòa án ND thành phố Hải Phòng bắt đầu xét xử vụ Vinashin. Xin đăng lại bài này để chúc Tòa xử "đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật"!

- Nhà bác Nông có mấy người?
- Bốn khẩu.
- Vậy là sáu triệu đồng, bằng nhà em.
- Tiền gì thế? Cứu trợ bão lụt à?
- Đâu có. Đây là tiền toàn dân gánh nợ cho Vinashin. Một trăm hai mươi nghìn tỷ, chia đều cho nam phụ lão ấu, mỗi người một triệu rưỡi.

- À, tớ có nghe mấy bác đại biểu Quốc hội phát như thế hôm truyền hình trực tiếp trên tivi. Đúng là đại biểu nhân dân, ngôn ngữ thì nhẹ nhàng mà vô cùng đanh thép.
- Em nghe mà gai cả người, nhất là đoạn bác ấy đề nghị lập uỷ ban điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên chính phủ. Bác Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng nói là cử tri rất hài lòng về hai ngày tranh luận. Còn trên mạng thì có ngay một bài "bút tre": "Hoan hô đại biểu Nguyễn Minh/ Thuyết trình bảy phút rung rinh hội trường".
- Đúng là ai nghe cũng gai người. Chỉ có điều chắc "người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".
- Bác nói thế là ý làm sao?
- Chú không thấy chuyện Vinashin tưởng là rõ ràng thế mà trong nghị trường vẫn có ý kiến xung khắc đó sao? Bác Thuyết, bác Cuông và một số chuyên gia kinh tế thì khẳng định Vinashin đã chìm, còn một bác công an và một bác quân đội lại nói là không có gì u ám, đừng vì Vinashin mà làm rối thêm tình hình. Có lẽ họ sợ các thế lực thù địch lợi dụng vụ này để diễn biến hoà bình.
- Nhưng, khó hiểu nhất là ông Nguyễn Đức Kiên, PCT tỉnh Sóc Trăng, ông này có bằng tiến sỹ kinh tế (chắc không phải học sáu tháng, 17 nghìn đô, ở trường Nam Thái Bính Dương bên Mỹ), tuần trước ông nói Vinashin đã phá sản chỉ có điều ta không công bố, tuần này ông lại nói Vinashin chưa phá sản. Hỏi tại sao thì ông dẫn ra đến mấy loại phá sản nào kiểu Mỹ, nào kiểu EU, nào "kiểu qua đêm" (không biết có kiểu "gần sáng" không?)... nghe ù tai, hoa mắt. Rốt cục không hiểu Vinasin chìm hay nổi. Hay là trong một tuần người ta đã vớt được nó lên rồi?
- Cũng dám lắm đó. Chú không nghe bác Phó thủ tướng quê ta nói như đinh đóng cột: ngay trong tháng 11 sẽ có một Vinashin mới đó sao?
- Thế theo bác thì Vinashin đang chìm hay nổi?
- Tớ không biết, chỉ nghe các bác Trung ương nói: quyết không để chìm Vinashin! Qua đó mà suy thì chắc nó đang "bảy nổi ba chìm với nước non".
- Liệu có vớt được cái "bánh trôi" này lên không bác?
- À, cái đó thì Chính phủ đang lo, người ta không gọi là "vớt" như chú, mà gọi là tái cơ cấu. Nhưng đại biểu Quốc hội và cử tri thì không chỉ mong như vậy, người ta còn đòi "cẩu" một cái khác lên. Tàu có thể chìm, nhưng cái này thì không thể chìm. Vì, nó mà chìm thì còn chìm nhiều Vinashin khác, hệ luỵ khôn lường!.
- Cái gì mà ghê thế bác?
- Là trách nhiệm!
- Bác nói rành đúng bụng em, à quên, bụng dân. Nhưng, liệu có cẩu nổi cái trách nhiệm này lên được không, bác? Nặng lắm đó!
- Nặng mấy thì vẫn có loại cần cẩu khỏe nhấc lên được. Ngày trước Ác sy mét còn dám bẩy cả trái đất lên cơ mà. Tớ chỉ ngại có một điều nho nhỏ thôi...
- Có cần cẩu siêu khủng rồi, còn lo gì nữa?
- À, lo, lo là lo người lái cần cẩu ấy mà!

(Faxuka)

=======================
NGÀY ĐẦU TIÊN XÉT XỬ VỤ VINASHIN

"Vẽ" dự án, đổ thừa hoàn cảnh

Thứ Ba, 27/03/2012 23:58

Biện minh cho sai phạm của mình, các bị cáo không chỉ "vẽ" ra những dự án đầy triển vọng mà còn liên tục đổ thừa do hoàn cảnh khách quan

Ngày 27-3, TAND TP Hải Phòng đã khai mạc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Vụ án này có 9 bị cáo gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên tổng giám đốc (TGĐ) Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên trưởng Ban Kiểm soát Vinashin; Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long; Tô Nghiêm, nguyên chủ tịch Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân; Trịnh Thị Hậu, nguyên TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy; Hoàng Gia Hiệp, nguyên phó TGĐ Công ty Tài chính MTV Công nghiệp tàu thủy; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên TGĐ Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và Đỗ Đình Côn, nguyên phó TGĐ Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.
Mua tàu Hoa Sen để… thử nghiệm
Một trong những sai phạm lớn được mổ xẻ trong ngày xét xử đầu tiên là thương vụ mua tàu Hoa Sen trị giá hơn 1.300 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 469,5 tỉ đồng.
Bị cáo Phạm Thanh Bình khai vì Vinashin thực hiện kế hoạch hết sức lớn là tạo ra một đường cao tốc trên biển Bắc – Nam nên mua tàu Hoa Sen để thử nghiệm nhưng đang giữa chừng thì bị khủng hoảng. Con tàu này không có nhiều trên thế giới, không mua sẽ hết cơ hội nên Vinashin phải mua trước khi dự án được phê duyệt. "Thiệt hại do vết nứt tiềm ẩn nằm ở đáy tàu gây ra là ngoài trách nhiệm của chúng tôi vì xảy ra trong quá trình khai thác chứ không phải trước khi mua" - bị cáo Bình phân trần.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (thứ ba, từ trái sang) cùng các đồng phạm tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Nói tiếp về dự án đường cao tốc Bắc - Nam trên biển, bị cáo Bình say sưa: "Làm đường cao tốc trên bộ phải mất vài chục tỉ USD nhưng trên biển chỉ tốn khoảng 2 tỉ USD. Ngoài ra, đường cao tốc trên biển không bị phụ thuộc vào thời tiết cũng như tai nạn giao thông và khoảng mười mấy năm là có lãi".
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi việc xử lý những hậu quả của tàu Hoa Sen đã xong chưa, tình hình kinh doanh hiện nay thế nào thì bị cáo Bình lại ấp úng và trả lời né tránh.
Bán sắt vụn tàu Bạch Đằng Giang
HĐXX cũng đã xét hỏi việc "xẻ thịt" tàu Bạch Đằng Giang, gây thiệt hại hơn 27,3 tỉ đồng. Theo cáo trạng, năm 2001, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (thuộc Vinashin) mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD để tháo dỡ bán sắt vụn. Tuy nhiên, do thấy chất lượng con tàu còn tốt, doanh nghiệp này đã đề nghị và được Chính phủ cho phép nâng cấp thành tàu siêu trường - siêu trọng để kinh doanh vận tải, sau đó đổi tên thành Bạch Đằng Giang.
Ngày 7-3-2006, Trần Quang Vũ, lúc đó là TGĐ Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, đã xin Vinashin cho phép hoán cải tàu Bạch Đằng Giang thành khách sạn nổi 4 sao. Dự án này được phê duyệt với tổng giá trị quyết toán là 144,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, do dự án khách sạn nổi 4 sao chi phí quá cao nên Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu không thực hiện nữa mà quyết định… bán con tàu này với giá khởi điểm là 149 tỉ đồng nhưng không được vì giá trả cao nhất chỉ 75 tỉ đồng. Sau đó, Trần Quang Vũ đã chỉ đạo phá dỡ tàu Bạch Đằng Giang và bán thanh lý vỏ tàu cho Công ty Hoàng Thành với giá là 66,1 tỉ đồng.
Việc làm trên của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu là không đúng thẩm quyền vì tàu Bạch Đằng Giang vẫn thuộc quyền sở hữu của Vinashin. Mặt khác, khi bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu không thực hiện bán công khai theo đúng trình tự của pháp luật về đấu giá tài sản và khi có tiền lại không trả nợ mà đưa vào sử dụng không đúng mục đích.
Hôm nay (28-3), phiên tòa tiếp tục làm việc.
Rước "phế liệu" về làm nhà máy nhiệt điện
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa, HĐXX cũng đã xem xét sai phạm trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện diesel Cái Lân (Quảng Ninh), gây thiệt hại hơn 66,5 tỉ đồng.
Trong dự án này, Phạm Thanh Bình đã cho cấp dưới mua và tháo dỡ thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc trị giá gần 600 tỉ đồng về lắp đặt tại Cái Lân. Tuy nhiên, khi đưa nhà máy vào vận hành, do mức tiêu hao nhiên liệu quá lớn nên bị lỗ và phải ngừng hoạt động.
Lý giải việc mua nhà máy cũ, bị cáo Bình nói: "Chúng tôi đi vay tiền nên phải chọn giải pháp rẻ nhất là mua những thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc về lắp đặt. Tuy nhiên, do mức tiêu hao cao hơn dự định nên cần phải điều chỉnh".
Khi HĐXX hỏi nhận thức về sai phạm tại dự án này, bị cáo Tô Nghiêm thừa nhận: "Trách nhiệm của tôi rất lớn vì đã cố gắng vận hành nhà máy khi chưa đủ điều kiện nên bị lỗ".
Nguyễn Quyết
(Người lao động )
----------------------------------------------

Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'

NHỮNG SAI PHẠM GÂY THIỆT HẠI HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG TRONG DỰ ÁN MUA TÀU HOA SEN LÀ NỘI DUNG CHÍNH TẠI PHIÊN SƠ THẨM CHIỀU 27/3. THEO CỰU CHỦ TỊCH VINASHIN PHẠM THANH BÌNH, KHI MUA TÀU HOA SEN, BỊ CÁO TIN TƯỞNG SẼ CÓ 3 THỬ NGHIỆM.
TÀU HOA SEN NGHÌN TỶ VẪN NẰM PHƠI BÃICỰU CHỦ TỊCH VINASHIN: 'SAI PHẠM DO ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN'

Chiều 27/3, phần lớn thời gian Hội đồng xét xử tập trung xét hỏi về những sai phạm trong dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen (chở khách và ôtô). Theo cơ quan công tố, đầu năm 2007, Phạm Thanh Bình khi đó là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vinashin được Công ty Maersk Broker (Singapore) môi giới mua tàu Cartour của Italia. Đây là tàu cũ được sản xuất năm 2001.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (bên trái) tại phiên sơ thẩm. Ảnh: TTXVN
Bị cáo Phạm Thanh Bình (bên trái) tại phiên sơ thẩm. Ảnh: TTXVN
Phạm Thanh Bình đã giao cho Trần Văn Liêm - Giám đốc Công ty vận tải Viễn Dương Vinashin thực hiện mua tàu. Tàu Hoa Sen (Cartour) kể từ khi đưa về nước hoạt động (cuối tháng 12/2007) chỉ chạy được 39 chuyến đã phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả. Tàu bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa với chi phí hết hơn 340.000 USD.
Theo kết quả giám định của công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam, nguyên nhân thủng vỏ là do khuyết tật ẩn tỳ bên trong tấm tôn từ khi đóng tàu mà người sử dụng không phát hiện được. Điều này do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng của tàu trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan…
Cơ quan công tố cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen của công ty Viễn Dương, các bị can Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt đã có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước. Trong đó, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức. Hậu quả các bị can đã gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng gồm thiệt hại tiền lãi vay và phí vay vốn, chi phí sửa chữa vết nứt ở đáy tàu.
Tại phiên tòa chiều 27/3, bị cáo Bình cho rằng, trên thế giới loại tàu như Hoa Sen không có nhiều, phù hợp với Việt Nam nên ông đã quyết định mua trước khi dự án được cấp trên đồng ý. Mua tàu Hoa Sen, bị cáo Bình tin tưởng sẽ có 3 thử nghiệm.
Thứ nhất muốn vận hành con tàu này vì trước nay chưa có. Thứ hai muốn thử nghiệm một phương thức vận tải mới bởi từ trước đến nay chỉ có vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ chứ chưa có đường sông trong khi tai nạn giao thông và lũ lụt xảy ra nhiều. Thứ ba đó là mục tiêu chung của Chính phủ và Vinashin tạo tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên đường sông trong thời kì đổi mới.
"Nếu để xây dựng tuyến đường sắt phải mấy 10 năm với chi phí hàng chục ngàn tỷ đồng, trong khi tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trên biển chỉ mất chừng 5 năm với chi phí khoảng 2.000 tỷ đồng", bị cáo Bình viện dẫn lý do khi phải thực hiện gấp rút dự án mua tàu Hoa Sen về để thử nghiệm.
Trả lời luật sư về niềm tin ra sao khi đầu tư mua tàu Hoa Sen, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình cho rằng, thời điểm đó rất khó khăn để đưa ra quyết định vì biết rằng đầu tư sẽ lỗ. Tuy nhiên, ông hy vọng với số lượng tàu lớn dần chỉ vài năm sau sẽ có hiệu quả.
Trước những con số thiệt hại mà đại diện cơ quan giám định đưa ra trong phiên xử chiều 27/3 như trả tiền lãi cho việc đầu tư mua tàu Hoa Sen, chi phí cho vết nứt sửa chữa tàu… bị cáo Bình cho rằng không thể coi đó thiệt hại bởi đây là khoản đầu tư.
"Bị cáo xin khẳng định vết nứt ở dưới đáy tàu là tiềm ẩn, không phải lỗi của người đi mua. Sau 3 tháng hoạt động ở Việt Nam mới xảy ra sự cố", bị cáo Bình với vẻ mặt bình tĩnh khi khẳng định thông tin trên với cơ quan công tố.
Tại phiên xử, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin khẳng định, trước khi mua tàu Hoa Sen cũng đã thông báo cho Hội đồng quản trị và các phòng ban biết. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng lời nói đó không chính xác bởi trong lời khai với cơ quan điều tra ông Bình có nói: "Với dự án tàu Hoa Sen không đưa ra hội đồng quản trị vì mất thời gian và phức tạp. Quyết định và đưa ra chỉ là hình thức".
Nhận định về dự án tàu Hoa Sen, bị cáo Bình thừa nhận có một số sai phạm như bản cáo trạng đã truy tố.
Liên quan đến dự án này, nhiều bị cáo như Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Văn Liêm cũng lần lượt bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan công tố cáo buộc bị cáo Liêm (thời điểm đó là giám đốc công ty Viễn Dương) ký hợp đồng mua tàu Hoa Sen trong khi chưa lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, dự án chưa được thẩm định phê duyệt, không thực hiện thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư… Còn bị cáo Hậu dù biết rõ hồ sơ dự án chưa lập xong, chưa thẩm định nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của ông Bình tiến hành chuyển 80 tỷ đồng dưới hình thức tiền gửi và có công văn đề nghị ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu cao tốc Hoa Sen.
Riêng bị cáo Hiệp, cơ quan công tố cho rằng đã thực hiện giải ngân gần 2,8 tỷ đồng để công ty Viễn Dương ký quỹ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng mua tàu khi dự án chưa lập xong và chưa được thẩm định.
Tại phiên tòa, bị cáo Hậu và Hiệp lần lượt cho rằng mình vô can, không làm sai trái các quy định. "Công ty Viễn Dương trình lên để vay vốn khi chưa hoàn thiện và thẩm định thì đó là trách nhiệm của khách hàng vay vốn chứ không thuộc về bên cho vay", bị cáo Hiệp nói.
Với vẻ mặt khá điềm tĩnh, bị cáo Liêm ông cho rằng chỉ làm theo cấp trên bởi công ty của ông chỉ là công ty con.
Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử cũng lần lượt hỏi các bị cáo như Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm liên quan đến các sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân và việc phá dỡ vỏ tàu Bạch Đằng Giang để bán.
Tàu Hoa Sen là loại tàu ro-pax (tàu chở xe và hành khách) trọng tải 7.550 DWT, cao 7 tầng và có sức chứa 500 ôtô 4 chỗ, 70 xe tải, 160 xe container 40 feet cùng gần 640 hành khách. Tàu được đóng năm 2001 và được Vinashin mua lại từ Italia vào cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro (tương đương gần 1.300 tỷ đồng tính theo tỷ giá lúc đó) nhằm chuyên chở hàng hóa, khách du lịch trên tuyến Bắc - Nam. Tuy vậy, chỉ sau 40 lần hải hành với trục trặc, Vinashin đã phải cho dừng hoạt động con tàu từ đầu năm 2009 do thua lỗ, kém hiệu quả.
Hà Anh
Vnexpress )

VinashinPhạm Thanh Bìnhtàu Hoa Sen

=========================

Các cựu lãnh đạo tập đoàn Vinashin ra tòa

Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ Vinashin hôm nay tại Hải Phòng.
Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ Vinashin hôm nay tại Hải Phòng.
Reuters

TRỌNG THÀNH
HÔM NAY 27/03/2012, PHIÊN TÒA XỬ CÁC CỰU LÃNH ĐẠO CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM – VINASHIN, MỞ RA TẠI HẢI PHÒNG. CHÍN CỰU LÃNH ĐẠO CỦA VINASHIN, TRONG ĐÓ CÓ NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN THANH BÌNH, BỊ TRUY TỐ VÌ TỘI "CỐ Ý LÀM TRÁI CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG". PHIÊN TÒA SẼ DIỄN RA TỪ NGÀY 27 ĐẾN 30/03.

Mới đây, vào năm 2008, tập đoàn đóng tàu Vinashin đã từng được mô tả như là một « mũi nhọn » của công nghiệp Việt Nam, sắp sửa sánh vai với ngành công nghiệp tàu thủy Hàn Quốc. Còn ngày hôm nay, cựu lãnh đạo của Vinashi,n ra tòa cùng với tám đồng phạm khác, có khả năng phải chịu án 20 năm tù.

Theo mô tả của báo chí trong nước, phóng viên trong nước và nước ngoài được phép tham dự phiên tòa qua màn hình trong một phòng riêng, nhưng không được đem theo máy ảnh và máy ghi âm.
Một số thông tin ban đầu cho hay, ông Phạm Thanh Bình và một số bị cáo khác thừa nhận phần lớn các cáo buộc được nêu trong cáo trạng. Giải thích về khoản tiền 43 triệu đô la thất thoát, ông Phạm Thanh Bình cho rằng bản thân đã phạm sai lầm « vì những lý do khách quan ».
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Việt Nam, tổng thiệt hại do các bị cáo gây ra là hơn 900 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, Vinashin là con nợ khổng lồ với khoảng 4,4 tỷ đô la. Vào tháng 10/2010, tức hai tháng sau khi nguyên Tổng giám đốc bị bắt, Vinashin đã không thể trả được khoản nợ đáo hạn 60 triệu đô la. Đây là đợt trả nợ đầu tiên trong tổng số tiền 600 triệu đô la vay của Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse vào năm 2007. Kể từ đó đến nay, không có thông tin gì thêm về việc trả nợ của Vinashin. Tập đoàn được coi là trụ cột của nền kinh tế quốc doanh Việt Nam đứng trên bờ vực phá sản và đang trong quá trình « tái cơ cấu ».
Theo giới quan sát, vụ bê bối Vinashin cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, nơi mà khu vực kinh tế quốc doanh, tham nhũng, quản lý kém, nợ nần chồng chất, nhưng lại được giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, không một thành viên nào trong ban lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam phải ra tòa vì sự sụp đổ của Vinashin, thậm chí không ai bị kỷ luật nội bộ. Theo nhận định của ông Benoit de Tréglodé, giám đốc Viện nghiên cứu về Đông Nam Á (Iasec), thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã từng mơ ước Vinashin trở thành ngọn cờ đầu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước, và đã đưa những người thân cận vào nhiều vị trí chủ chốt trong tập đoàn này.

Vụ bê bối Vinashin khiến các công ty thẩm định tài chính hạ Việt Nam xuống nhiều bậc. Vào tuần trước, một nhà kinh tế xin miễn nêu tên nhận xét với AFP là : Phiên tòa này sẽ không mang lại điều gì đáng kể. Vấn đề chủ yếu, theo chuyên gia này, vẫn là liệu có thể tìm ra một cơ chế quản lý mới đối với các tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Việt Nam hay không.

(RFI )

==========

Các cựu lãnh đạo Vinashin ra tòa

Một số quan chức liên quan vụ bê bối ở Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tức Vinashin, vốn làm chấn động nền kinh tế Việt Nam cuối cùng đã bị đưa ra xét xử tại Hải Phòng vào sáng thứ Ba ngày 27/3.
Bị cáo chính trong phiên tòa kéo dài bốn ngày là ông Phạm Thanh Bình – nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vinashin.
Cùng ra tòa với ông Bình là tám bị cáo khác vốn từng là thuộc cấp của ông ở tập đoàn.
Thẩm phán Trần Văn Nhiên, chánh Tòa kinh tế của Tòa án Hải Phòng, chủ tọa phiên tòa.
Tất cả chín bị cáo bị truy tố theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự của Việt Nam về tội 'cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng'.
Đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đã đến dự thính phiên tòa, tức theo dõi qua màn hình ở một phòng khác.
Trước đó, yêu cầu của BBC Tiếng Việt được tham gia theo dõi phiên tòa đã không được các cơ quan chức năng Việt Nam chấp thuận.
Theo truyền thông trong nước thì có tổng số 18 luật sư tham gia bào chữa cho 9 bị cáo. Ngoài ra tòa còn triệu tập 15 người làm chứng.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa, Đại diện Viện kiểm sát đã đọc cáo trạng. Sau đó Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi và thẩm vấn các bị cáo.
Theo cáo trạng thì ông Bình và các bị cáo khác bị truy cứu trách nhiệm trong các dự án tàu Hoa Sen, nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân, bán tàu Bạch Đằng Giang.
"Mọi người quan tâm đến tương lai Vinashin và nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ được giải quyết như thế nào chứ không phải là mức án bao nhiêu năm tù mà các vị này sẽ lãnh."
Một chuyên gia kinh tế giấu tên nói với AFP

Các dự án đầu tư này đều làm thất thoát từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo tường thuật của báo mạng VnExpress thì ông Bình đồng tình với cáo trạng của Viện kiểm sát. Tuy nhiên ông cho rằng ông phải làm như vậy 'vì điều kiện khách quan'.

'KHÔNG TRẤN AN ĐƯỢC'

Trong ngày khai mạc phiên tòa, hãng tin Pháp AFP đã có bài viết phỏng vấn ý kiến các chuyên gia về phiên xử được trông đợi ở cả trong lẫn ngoài nước này.
Các chuyên gia được AFP phỏng vấn đều cho rằng phiên tòa này chẳng giúp gì nhiều để trấn an các nhà đầu tư về các khó khăn kinh tế của Việt Nam.
Vinashin gần như lâm vào tình cảnh phá sản hồi năm ngoái với các món nợ hơn 4 tỷ đôla. Tình hình Vinashin đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các công ty thuộc sở hữu nhà nước – một cấu thành quan trọng của kinh tế Việt Nam.
Đưa một số lãnh đạo tập đoàn ra tòa sẽ 'không có tác động gì đáng kể' đối với vấn đề cốt yếu đối với Việt Nam hiện nay là cải cách các doanh nghiệp nhà nước và do đó khó có thể làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài, AFP dẫn lời một nhà kinh tế trong nước cho biết.
Ông Phạm Thanh Bình bị áp giải vào tòa
Ông Bình đã nhiều năm lãnh đạo Vinashin

"Mọi người quan tâm đến tương lai Vinashin và nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ được giải quyết như thế nào chứ không phải là mức án bao nhiêu năm tù mà các vị này sẽ lãnh," nhà kinh tế này nói với điều kiện giấu tên.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước, phần nhiều trong số này được nhiều người nhìn nhận là được quản lý yếu kém, nắm giữ khoảng 2/3 số vốn và giá trị tài sản ở Việt Nam và có mối quan hệ gần gũi với các quan chức chính quyền.
"Vấn đề thật sự ở đây là liệu có một cơ chế quản lý mới cho các doanh nghiệp nhà nước hay không và liệu chính phủ (Việt Nam) có nghiêm túc giải quyết vấn đề 'thua lỗ, tham nhũng và cố ý làm trái' ở các công ty nhà nước hay không," chuyên gia này nói.
Trong năm 2011, Việt Nam đã phải tái tập trung vào việc bình ổn nền kinh tế để đối phó với giá cả tăng vọt và các thách thức khác trong khi các chuyên gia nhận xét rằng đa phần các khó khăn kinh tế của nước này là do sự lệ thuộc của Hà Nội vào các doanh nghiệp nhà nước như là động cơ phát triển công nghiệp.

SẼ CÓ NHIỀU VINASHIN?

Trừ phi tất cả các doanh nhiệp nhà nước được cải cách và bị tước bỏ tất cả các đặc quyền và được biến thành các 'doanh nghiệp thật sự', nếu không Việt Nam sẽ có thêm nhiều vụ Vinashin hơn nữa, gây tổn thương cho triển vọng kinh tế nói chung của đất nước, chuyên gia này nói thêm.
Nguyên chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình
Nếu bị kết tội, ông Bình sẽ chịu mức án tối đa là 20 năm

Các chuyên gia cũng cho rằng trước khi lâm vào cảnh gần như phá sản thì Vinashin được xem là một hình mẫu mới của các doanh nghiệp nhà nước với kỳ vọng sẽ đi đầu trong nỗ lực cạnh tranh trên trường quốc tế của Việt Nam.
Năm 2008, tập đoàn này có các hợp đồng trị giá 6 tỷ đôla trong sổ sách, 60.000 nhân viên, 28 nhà máy đóng tàu với tỷ lệ tăng trưởng được dự đoán ở mức 35% một năm, theo công ty tư vấn Oxford Analytica.
Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình từng được báo chí dẫn lời rằng cho đến năm 2015 Việt Nam sẽ trở thành nước đóng tàu lớn thứ tư trên thế giới.
Tuy nhiên tập đoàn này sau đó đã sụp đổ dưới một núi nợ vào năm 2010. Chủ tịch Bình và tám lãnh đạo khác của tập đoàn đã bị truy tố vào tháng 11 về tội cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung hình phạt dành cho tội danh này sẽ có mức án tối đa là 20 năm tù.
Theo cáo trạng của cơ quan công tố thì các bị cáo này đã có 'những sai phạm nghiêm trọng' trong nhiều dự án khi lãnh đạo tập đoàn Vinashin.
"Họ (các bị cáo) sẽ chia sẻ hình phạt... để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng các cải cách ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và đấu tranh chống tham nhũng đang được tiến hành."
GS Carl Thayer, Học viện quốc phòng Úc

Toàn bộ chín cựu quan chức tập đoàn đã bị tạm giam kể từ khi bị bắt vào tháng 8/2010. Việt Nam cũng đã công bố lệnh truy nã quốc tế đối với hai quan chức cấp cao khác của tập đoàn.
"Họ (các bị cáo) sẽ chia sẻ hình phạt... để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng các cải cách ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và đấu tranh chống tham nhũng đang được tiến hành," GS Carl Thayer, một học giả chuyên về Việt Nam từ Úc, nhận xét.

ÁP LỰC LÊN THỦ TƯỚNG

Tuy nhiên phiên tòa này sẽ chẳng làm được gì nhiều để giải quyết các vấn đề bên trong cũng như cải thiện chỉ số tín nhiệm quốc tế của Việt Nam vốn đã giảm rất nhiều do những khoản tín dụng dễ dãi dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, GS Thayer nói với AFP.
Các tập đoàn như Điện lực Việt Nam, nhà độc quyền cung cấp điện thuộc sở hữu Nhà nước cũng đang gặp khó khăn về tài chính mà người đứng đầu đã bị cách chức hồi đầu năm, cũng đang gặp vấn đề tương tự như Vinashin.
Vụ việc Vinashin đã gia tăng áp lực lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người chỉ định ông Phạm Thanh Bình đứng đầu tập đoàn và được cho là có quan hệ gần gũi với ông này.
"Nó (Vinashin) hoạt động hoàn toàn vì mục đích chính trị mà người ta đặt ra cho nó chứ không phải hoạt động trên cơ sở làm ăn sinh lợi."
TS Nguyễn Quang A

Vào lúc vụ việc Vinashin nóng lên đến đỉnh điểm vào năm 2010, một vị đại biểu Quốc hội thậm chí còn kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Dũng – một việc chưa từng xảy ra ở Việt Nam.
Thủ tướng Dũng đã nhận trách nhiệm về vụ việc trước Quốc hội vào tháng 11/2010 và việc này đã làm xuất hiện những chỉ trích gay gắt hơn nữa nhắm vào ông.
"Vụ Vinashin gần như đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông ấy (Thủ tướng Dũng)," ông Benoit de Treglode, giám đốc Viện nghiên cứu Đông nam Á đương đại của Pháp có trụ sở ở Bangkok, nhận xét.
Các cuộc điều tra của công an trong vụ Vinashin tập trung vào việc thua lỗ 43 triệu đô la – phần lớn trong số này được cho là biến mất trong các dự án phát triển một tàu cao tốc chở khách và một nhà máy điện hoạt động không hiệu quả.
Vào tháng 12 năm 2010, Vinashin vỡ nợ với khoản 60 triệu đô la đầu tiên trong khoản vay trị giá tổng cộng 600 triệu đô la của ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse vào năm 2007. Tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa có thông tin gì thêm về thỏa thuận giải quyết khoản nợ này.

PHẢN ỨNG CÁC GIỚI

Ông Phạm Thanh Bình thời còn làm lãnh đạo Vinashin
Vinashin được Nhà nước ưu đãi và các lãnh đạo tập đoàn có quan hệ với nhiều quan chức chính phủ

BBC đã phỏng vấn một số nhân vật trong nước về phiên tòa này ngay trong ngày 27/3.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho biết việc đưa Vinashin ra xét xử công khai cho thấy 'Chính phủ Việt Nam muốn có hành động thực sự mạnh mẽ để cải thiện hiệu quả của khu vực này (Nhà nước) và cả nền kinh tế'.
Ông Thiên cũng thừa nhận là ở các tập đoàn kinh tế nhà nước thì hiệu quả sử dụng vốn đồng tư chưa 'đạt được hiệu quả cao như mong đợi'.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A nhận xét rằng hậu quả của vụ Vinashin là 'khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn đi vay nợ nước ngoài thì phải trả giá cao hơn' bởi vì 'mức tín nhiệm của đất nước bị hạ thấp'.
"Cái sai cốt lõi là ở đường lối phát triển kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này được ghi trong nghị quyết của Đại hội Đảng đặt kinh tế Nhà nước là chủ đạo," ông nói.
"Nó (Vinashin) hoạt động hoàn toàn vì mục đích chính trị mà người ta đặt ra cho nó chứ không phải hoạt động trên cơ sở làm ăn sinh lợi," ông nói thêm.
Nhận xét về trình tự pháp lý của phiên tòa, Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nhận xét rằng nếu xét theo các quy định hiện hành thì phiên tòa diễn ra 'đúng luật'.
Tuy nhiên, Luật sư Quân cũng cảnh báo vụ án Vinashin đang có dấu hiệu thu hẹp dần về mức độ thiệt hại, về cấp tòa xét xử và về mức án.
"Nếu tính ra 910 tỷ này chia đều cho các cá nhân vi phạm thì là không bao nhiêu."
Luật sư Lê Quốc Quân

Ông Quân chỉ ra là nếu xét xử theo điều 165 Bộ luật hình sự thì mức độ cố ý làm trái chỉ vào khoản trên 900 tỷ đồng, tức là chưa tới 1/80 khoản nợ 80.000 tỷ của tập đoàn này.
"Nếu tính ra 910 tỷ này chia đều cho các cá nhân vi phạm thì là không bao nhiêu," ông nói.
Một dấu hiệu vụ việc bị thu hẹp là vấn đề từng được đưa ra Quốc hội chất vấn mà truy cả trách nhiệm của thủ tướng mà bây giờ 'chỉ dồn lên ông tổng giám đốc và đưa về xét xử ở Hải Phòng' trong khi vụ việc còn xảy ra ở nhiều tỉnh khác nữa.
Ông Quân cũng nêu quan ngại về bản án sơ thẩm tối đa chỉ 20 năm vốn có thể được giảm trong phiên phúc thẩm do xem xét các yếu tố nhân thân.
"Theo luật Việt Nam thì thi hành án được 1/3 thời gian thụ án thì có thể được đặc xá," ông nói.
( BBC )
==================
Cựu Chủ tịch Vinashin thừa nhận cáo trạng 
TPO - 11h, sau khi đại diện Viện kiểm sát kết thúc phần đọc cáo trạng, phiên tòa bước sang phần thẩm vấn các bị cáo về những sai phạm trong 5 dự án.
Các bị cáo trong vụ án trước vành móng ngựa ở phiên sơ thẩm - Ảnh: Hải Đăng
Các bị cáo trong trong phiên sơ thẩm - Ảnh: Hải Đăng.
Bị cáo Phạm Thanh Bình là người đầu tiên được gọi lên để thẩm vấn về Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân. Theo Cáo trạng của Viện KSNDTC, từ năm 2001-2005, Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới điều chỉnh tổng mức đầu tư trái quy định; thông đồng với nhà thầu là Công ty Jacobsen để nhập dây chuyền máy móc, thiết bị cũ, không đúng yêu cầu thông số kỹ thuật.
Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới mua và tháo dỡ thiết bị từ một nhà máy nhiệt điện cũ ở Trung Quốc về lắp đặt tại Cái Lân, trị giá gần 600 tỉ đồng. Nhà máy này chỉ hoạt động được một thời gian ngắn thì phải ngừng do thua lỗ. Cáo trạng xác định tổng thiệt hại tại dự án này là hơn 66 tỉ đồng.

Khi được hỏi về dự án này, bị cáo Bình thừa nhận cáo trạng truy tố mình là đúng. Tuy nhiên, bị cáo này cho rằng phần luận tội chưa hợp lý. "Do điều kiện khách quan phải như vậy thì mới thực hiện được dự án. Không có vốn nhưng vẫn phải được dự án nên phải tìm ra nguồn vốn. Không có thì không ai cho mình làm"- Bị cáo Bình lý giải.
Lý giải việc mua thiết bị cũ cho nhà máy, ông Bình cho rằng vì giá thành thấp được gần 1 nửa so với việc xây dựng nhà máy mới. Còn công suất kém vì nhà máy có 6 tổ máy thì mới chỉ có 2 tổ hoạt động nên đương nhiên lỗ chi phí.
Bị cáo Bình trả lời chủ tọa khá rành rọt, mạch lạc. Để "tự bào chữa cho mình", có lúc bị cáo còn ngắt lời chủ tọa để giải thích rõ về những sai phạm mà mình đã gây ra.
Chiều nay, 14h phiên xử tiếp tục với phần thẩm vấn 8 bị cáo còn lại.
Hoàng Long
===========================

Cựu chủ tịch Vinashin: 'Sai phạm do điều kiện khách quan'

SÁNG NAY, TRƯỚC CÂU HỎI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ VỀ SAI PHẠM TRONG QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN GÂY THIỆT HẠI HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG, CỰU CHỦ TỊCH VINASHIN PHẠM THANH BÌNH CHO RẰNG, ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN BẮT BUỘC ÔNG NÀY PHẢI LÀM NHƯ VẬY.
HÀNG LOẠT QUAN CHỨC VINASHIN BỊ BẮT'VỤ VINASHIN, KHÔNG ĐỂ DÂN HIỂU LẦM LÀ ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT'

Từ sáng sớm, người nhà bị cáo đã có mặt khá đông trước cổng TAND thành phố. Phiên tòa diễn ra công khai, do thẩm phán Trần Văn Nghiêm, Chánh tòa kinh tế làm chủ tọa. Các phóng viên trong và ngoài nước được bố trí phòng riêng để theo dõi qua màn hình tivi.
Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình. Ảnh: Đầu tư
Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình. Ảnh: Đầu tư
8h10 cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình trong bộ comple màu đen bước vào phòng với vẻ mặt bình thản. Khi thấy người thân, một số bị cáo vẫy tay chào. 21 luật sư đã được mời bào chữa tại tòa.
9h30 đại diện Viện kiểm sát đã đọc cáo trạng truy tố 9 bị cáo Phạm Thanh Bình - cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin cùng các bị cáo Trần Quang Vũ (cựu Tổng giám đốc Vinashin); Trần Văn Liêm (nguyên thành viên HĐQT, Trưởng ban kiểm soát Vinashin) và 6 người nguyên là lãnh đạo, cán bộ một số công ty thành viên là Nguyễn Tuấn Dương, Nguyễn Văn Tuyên, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn.
Sau khi kết thúc phần đọc cáo trạng, tòa bước sang phần thẩm vấn các bị cáo về những sai phạm trong từng dự án. Bị cáo Bình và Liêm là những người đầu tiên bị thẩm vấn về dự án nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân. Cựu chủ tịch Vinashin đôi lần ngắt lời chủ tọa để giải thích rõ về những cáo buộc với mình.
Theo ông Bình, cáo trạng truy tố của VKS là đúng, tuy nhiên ông cho rằng "điều kiện khách quan bắt buộc ông phải làm như vậy" mới có được dự án, trong khi nguồn vốn của Chính phủ chưa cấp
Theo cơ quan công tố, tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra khoảng 900 tỷ đồng. Cụ thể, tại thương vụ mua tàu Hoa Sen, nhà chức trách cho rằng do việc khảo sát hạ tầng chưa đầy đủ, hệ thống cầu cảng không đáp ứng được việc đi lại của tàu khiến phải xây dựng thêm một số hạng mục. Tuy nhiên, con tàu trị giá hàng chục triệu euro này hoạt động không hiệu quả, được 39 chuyến thì tạm dừng, gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng.
Cơ quan công tố đã cáo buộc nguyên nhân vụ việc là do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt... Trong đó, bị cáo Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, Trần Văn Liêm, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt, Trịnh Thị Hậu và Hoàng Gia Hiệp là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Vinashin: Ảnh: Nhật Minh
9 bị cáo đã hầu tòa trong vụ Vinashin. Ảnh: Nhật Minh
Nhà chức trách còn cho rằng, do đầu tư và quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân không hiệu quả, nên từ năm 2007 đến 2009, việc vận hành đã gây lỗ hàng chục tỷ đồng, sau đó thì phải dừng hoạt động. Tương tự, tại dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), nhà nước cũng bị thiệt hại hơn 300 tỷ đồng; dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại 30 tỷ và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.
Theo cơ quan công tố, ông Phạm Thanh Bình là người có cương vị cao nhất đồng thời lại là bị can chính, giữ vai trò tổ chức thực hiện tội phạm. Các bị cáo khác là đồng phạm với ông Bình, thực hiện hành vi phạm tội trong các vụ việc độc lập, đồng phạm theo nhóm... nhưng đều lợi dụng chức vụ,quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế thuộc Tập đoàn Vinashin.
Trong vụ án này còn có 2 bị can đang bỏ trốn, bị truy nã là Hồ Ngọc Tùng (nguyên tổng giám đốc công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghệ Tàu thủy) và Giang Kim Đạt (34 tuổi, nguyên trưởng phòng kinh doanh công ty vận tải Viễn Dương Vinashin).
14h chiều nay, tòa tiếp tục làm việc.
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hà Anh
 Xét xử Phạm Thanh Bình và các bị cáo vụ Vinashin
TTO - Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin đã bắt đầu sáng 27-3.
Phiên tòa được mở tại Tòa án nhân dân TP Hải Phòng.
Ông Phạm Thanh Bình - nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin - Ảnh tư liệu

Xếp hàng vào tham dự phiên tòa - Ảnh: V. V.Thành

Các phóng viên được bố trí phòng riêng theo dõi trực tiếp diễn biến phiên tòa qua màn hình tivi. Khi bước vào phòng tác nghiệp này, các phóng viên được yêu cầu để máy ảnh và máy ghi âm bên ngoài.
Lúc 8g10, các bị cáo lên hội trường xét xử. Bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin kiêm tổng giám đốc Vinashin) mặc áo vest đen, giơ tay chào những người quen trong hội trường. Đến 8g30, bắt đầu phần kiểm tra căn cước và các bị cáo trả lời khá nhanh gọn.
Phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vinashin bắt đầu từ ngày 27 đến 30-3 - Ảnh: V.V. Thành

Tàu Bạch Đằng Giang của Vinashin trước khi bị xử lý bán xác tàu

Dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 27 đến 30-3. 21 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và hơn 30 phóng viên của các cơ quan báo chí tham dự đưa tin. Hội đồng xét xử gồm năm người do thẩm phán Trần Văn Nhiên, chánh tòa kinh tế TAND TP Hải Phòng, làm chủ tọa.
Theo cáo trạng được công bố tại tòa sáng 27-3, trong quá trình hoạt động, bị cáo Phạm Thanh Bình và các bị cáo khác đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước, trong đó có các dự án: đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen, đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), đầu tư xây dựng Nhà máy điện diezel Cái Lân (Quảng Ninh), việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang ở Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Hải Phòng), đầu tư thuê mua tài chính tàu Bình Định Star.
Cuối giờ làm việc buổi sáng, phiên tòa bắt đầu bước vào phần thẩm vấn bị cáo.
Hội đồng xét xử thẩm vấn theo từng dự án. Trước đó, theo cáo trạng được đại diện VKS trình bày tại tòa, tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo (trong đó có 9 bị cáo bị truy tố trước tòa) trong vụ án gây ra là hơn 910 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen gây thiệt hại hơn 469 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng gây thiệt hại hơn 316 tỷ đồng đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66 tỷ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng; và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.
Về dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân, theo cáo trạng, năm 2011, Vinashin có quyết định đầu tư xây dựng khu CNTT Cái Lân, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và thành lập ban quản lý dự án do bị cáo Phạm Thanh Bình lúc bấy giờ là Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng giám đốc làm Trưởng ban, bị cáo Tô Nghiêm lúc bấy giờ là Phó Trưởng ban...
Cáo trạng cũng nêu, từ năm 2001 đến năm 2005, bị cáo Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới của mình, trong đó có bị cáo Tô Nghiêm thực hiện các hành vi: Điều chỉnh tổng mức đầu tư trái quy định của Nhà nước, thông đồng với nhà thầu là Công ty Jasobsen để nhập dây chuyền máy móc, thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt tại Trung Quốc không đúng yêu cầu thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án...
Bị cáo Tô Nghiêm và bị cáo Phạm Thanh Bình được thẩm vấn trước. Các bị cáo còn lại được đưa ra khỏi hội trường xét xử.
Trình bày ý kiến, bị cáo Tô Nghiêm nói "cơ bản đồng tình" với cáo trạng.
Về phần mình, bị cáo Phạm Thanh Bình cũng "đồng ý các hành vi" được nêu trong cáo trạng, tuy nhiên có ý kiến thêm về phần luận tội khi thừa nhận rằng "tôi thực hiện sai" nhưng "có điều kiện khách quan"...
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo.
Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến phiên tòa...
Danh sách bị cáo
1. Phạm Thanh Bình (59 tuổi), nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin.
2. Trịnh Thị Hậu (48 tuổi), nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy.
3. Trần Văn Liêm (57 tuổi), nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương.
4. Hoàng Gia Hiệp (40 tuổi), nguyên phó tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT.
5. Nguyễn Văn Tuyên (50 tuổi), nguyên giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.
6. Nguyễn Tuấn Dương (46 tuổi), nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long.
7. Tô Nghiêm (53 tuổi), nguyên chủ tịch Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh).
8. Trần Quang Vũ (54 tuổi), nguyên tổng giám đốc Vinashin, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu.
9. Đỗ Đình Côn (50 tuổi), nguyên kế toán trưởng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

V.V.THÀNH
Vnexpress )
==========================


Xét xử Phạm Thanh Bình và các bị cáo vụ Vinashin
TTO - Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin đã bắt đầu sáng 27-3.
Phiên tòa được mở tại Tòa án nhân dân TP Hải Phòng.
Ông Phạm Thanh Bình - nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin - Ảnh tư liệu

Xếp hàng vào tham dự phiên tòa - Ảnh: V. V.Thành

Các phóng viên được bố trí phòng riêng theo dõi trực tiếp diễn biến phiên tòa qua màn hình tivi. Khi bước vào phòng tác nghiệp này, các phóng viên được yêu cầu để máy ảnh và máy ghi âm bên ngoài.
Lúc 8g10, các bị cáo lên hội trường xét xử. Bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin kiêm tổng giám đốc Vinashin) mặc áo vest đen, giơ tay chào những người quen trong hội trường. Đến 8g30, bắt đầu phần kiểm tra căn cước và các bị cáo trả lời khá nhanh gọn.
Phiên tòa sơ thẩm xử vụ Vinashin bắt đầu từ ngày 27 đến 30-3 - Ảnh: V.V. Thành

Tàu Bạch Đằng Giang của Vinashin trước khi bị xử lý bán xác tàu

Dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 27 đến 30-3. 21 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và hơn 30 phóng viên của các cơ quan báo chí tham dự đưa tin. Hội đồng xét xử gồm năm người do thẩm phán Trần Văn Nhiên, chánh tòa kinh tế TAND TP Hải Phòng, làm chủ tọa.
Theo cáo trạng được công bố tại tòa sáng 27-3, trong quá trình hoạt động, bị cáo Phạm Thanh Bình và các bị cáo khác đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước, trong đó có các dự án: đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen, đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), đầu tư xây dựng Nhà máy điện diezel Cái Lân (Quảng Ninh), việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang ở Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Hải Phòng), đầu tư thuê mua tài chính tàu Bình Định Star.
Cuối giờ làm việc buổi sáng, phiên tòa bắt đầu bước vào phần thẩm vấn bị cáo.
Hội đồng xét xử thẩm vấn theo từng dự án. Trước đó, theo cáo trạng được đại diện VKS trình bày tại tòa, tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo (trong đó có 9 bị cáo bị truy tố trước tòa) trong vụ án gây ra là hơn 910 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen gây thiệt hại hơn 469 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng gây thiệt hại hơn 316 tỷ đồng đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66 tỷ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng; và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.
Về dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân, theo cáo trạng, năm 2011, Vinashin có quyết định đầu tư xây dựng khu CNTT Cái Lân, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và thành lập ban quản lý dự án do bị cáo Phạm Thanh Bình lúc bấy giờ là Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng giám đốc làm Trưởng ban, bị cáo Tô Nghiêm lúc bấy giờ là Phó Trưởng ban...
Cáo trạng cũng nêu, từ năm 2001 đến năm 2005, bị cáo Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo cấp dưới của mình, trong đó có bị cáo Tô Nghiêm thực hiện các hành vi: Điều chỉnh tổng mức đầu tư trái quy định của Nhà nước, thông đồng với nhà thầu là Công ty Jasobsen để nhập dây chuyền máy móc, thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt tại Trung Quốc không đúng yêu cầu thông số kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án...
Bị cáo Tô Nghiêm và bị cáo Phạm Thanh Bình được thẩm vấn trước. Các bị cáo còn lại được đưa ra khỏi hội trường xét xử.
Trình bày ý kiến, bị cáo Tô Nghiêm nói "cơ bản đồng tình" với cáo trạng.
Về phần mình, bị cáo Phạm Thanh Bình cũng "đồng ý các hành vi" được nêu trong cáo trạng, tuy nhiên có ý kiến thêm về phần luận tội khi thừa nhận rằng "tôi thực hiện sai" nhưng "có điều kiện khách quan"...
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo.
Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến phiên tòa...
Danh sách bị cáo
1. Phạm Thanh Bình (59 tuổi), nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin.
2. Trịnh Thị Hậu (48 tuổi), nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy.
3. Trần Văn Liêm (57 tuổi), nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương.
4. Hoàng Gia Hiệp (40 tuổi), nguyên phó tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT.
5. Nguyễn Văn Tuyên (50 tuổi), nguyên giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.
6. Nguyễn Tuấn Dương (46 tuổi), nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long.
7. Tô Nghiêm (53 tuổi), nguyên chủ tịch Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh).
8. Trần Quang Vũ (54 tuổi), nguyên tổng giám đốc Vinashin, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu.
9. Đỗ Đình Côn (50 tuổi), nguyên kế toán trưởng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

V.V.THÀNH
=================================


Buổi xét xử đầu tiên vụ sai phạm tại Vinashin

12:25 PM, 27/03/2012
(Chinhphu.vn) - Sáng nay 27/3, Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử công khai vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Các bị cáo trước vành móng ngựa

Hội đồng xét xử gồm 7 vị do Thẩm phán Trần Văn Nhiên - Chánh Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng làm Chủ tọa phiên tòa.
9 bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa gồm Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc (TGĐ) Tập đoàn Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban Kiểm soát tập đoàn, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Hoàng Anh Vinashin; Trịnh Thị Hậu, nguyên TGĐ tài chính Công ty TNHH Một thành viên CNTT Vinashin (VFC); Đỗ Đình Côn, nguyên kế toán trưởng, P.TGĐ Công ty Cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV CNTT Cái Lân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà; Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Cửu Long; Hoàng Gia Hiệp, nguyên P.TGĐ Công ty VFC, Giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT và Trần Quang Vũ, nguyên TGĐ Tập đoàn Vinashin, nguyên TGĐ Công ty CNTT Nam Triệu.
Các bị cáo đều bị truy tố theo quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự về tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
18 Luật sư có mặt tại phiên tòa tham gia bào chữa cho 9 bị cáo. Phiên tòa có sự tham dự của 5 nguyên đơn dân sự; 15 người làm chứng và 7 Giám định viên.
Trong buổi xét xử đầu tiên, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm tra căn cước những người có mặt tại phiên tòa; giải thích quyền, nghĩa vụ của các bị cáo, nguyên đơn dân sự. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hải Phòng, thừa ủy quyền của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã tuyên đọc Cáo trạng truy tố các bị cáo.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Công ty CNTT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 94/TTg ngày 07/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn CNTT Việt Nam (Tập đoàn Vinashin) và Quyết định số 104/2006/QĐ/TTg thành lập Công ty và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty CNTT Việt Nam.
Tập đoàn Vinashin có trụ sở tại số 172 phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và được tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, với định hướng phát triển kinh doanh đa ngành, trong đó công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và vận tải biển là ngành kinh doanh chính.
Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành của Tập đoàn Vinashin gồm HĐQT do Phạm Thanh Bình làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ điều hành; các TGĐ chức năng, Kế toán trưởng và các ban giúp việc cho HĐQT và TGĐ.
Tập đoàn có 7 đơn vị trực thuộc, 8 Tổng công ty và 7 công ty con do Tập đoàn Vinashin nắm giữ 100% vốn điều lệ; 26 Công ty do Tập đoàn Vinashin nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; 11 công ty liên kết do Tập đoàn Vinashin nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ; 6 đơn vị sự nghiệp, tổng số là 65 đơn vị thành viên; đến 2009 phát triển thành 298 đơn vị thành viên.
Cáo trạng nêu rõ, trong quá trình hoạt động, Phạm Thanh Bình và một số cá nhân của Tập đoàn Vinashin đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước, trong đó có các Dự án đầu tư mua tàu Hoa Sen; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng – Nam Định; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân – Quảng Ninh; Việc bán bỏ tàu Bạch Đằng Giang ở Tổng Công ty CNTT Nam Triệu - Hải Phòng và Dự án đầu tư thuê mua tài chính tàu Bình Định Star.
Ngay sau đó, Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi, thẩm vấn để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 27- 30/3/2012./.
Lam Chi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét