Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - Khi các tướng lĩnh về hưu lên tiếng cho một chính sách nào đó thì thường nhân danh là "bộ đội cụ Hồ". Thế hệ tướng lĩnh đàn em sau này coi hình ảnh đó như là trò cười nên chẳng quan tâm gì những kiến nghị loại này. Bởi đơn giản các tướng lĩnh thế hệ mới không muốn nghe về cụ Hồ mà chỉ thấy "cụ" trong các tờ giấy mệnh giá 100, 500 ngàn VND. Đôi khi phũ phàng xài tiền ngoại tệ tốt hơn xài tiền "cụ"...
*
Ngày 27.3.2012 ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Tổng cục chính trị của Quân Đội. Một động thái cho thấy đảng cộng sản đang nắm quyền ở Việt Nam quyết nắm chặt quân đội. Điều này càng làm tăng nghi ngờ phía quân đội sẽ tiến hành một cuộc đảo chính trong một tương lai gần.
Một bản tin trên TTXVN thì đưa tin có vẻ trái ngược. Ông Tổng bí thư thì khẳng định Quân đội Việt Nam là của nhân dân và có nhiệm vụ quan trọng nhất và trước hết là bảo vệ Tổ Quốc. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Lịch, Thượng tướng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị của quận đội thì nói ngược lại là quân đội tuyệt đối trung thành với đảng rồi thì sau đó mới "bảo vệ tổ quốc".
Nhưng cách trình bày của ông Nguyễn Phú Trọng thì vòng vo cuối cùng cũng là đảng trên hết:"Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, cũng như vai trò đặc biệt quan trọng của những người làm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, trước hết là Tổng cục Chính trị. Đây là công tác xây dựng con người, xây dựng tổ chức. Quân đội ta là của nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, chỗ dựa hết sức tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công tác xây dựng Quân đội về chính trị là linh hồn, có ý nghĩa quyết định; chính trị cao nhất là bảo vệ cho được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền thống nhất quốc gia, bảo vệ cho được thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Cùng với các binh chủng, công cụ nhạy bén như báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, cần làm tốt công tác cán bộ, chăm lo đào tạo bồi dưỡng, cơ chế chính sách". Tóm lại, ông Trọng chỉ đạo Tổng cục chính trị nắm cho được quân đội làm công cụ để bảo vệ đảng không cho bất cứ biến loạn nào xảy ra trong quân đội.
Dù là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Trung ương đảng nhưng ông Phùng Thanh Quang rất mờ nhạt so với ông Nguyễn Chí Vịnh chỉ là một thuộc cấp của ông Thanh về mặt danh nghĩa. Tiếng nói của ông Vịnh luôn lấn át mọi phát biểu của ông Thanh. Hơn ai hết ông Nguyễn Phú Trọng biết mâu thuẫn ngầm trong quân đội và như vậy thì vai trò của Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội là tăng cường sự giám sát của đảng trong quân đội. Hóa giải những bất bình ngày càng gia tăng của các nhóm tướng lãnh quân đội. Thực chất bện trong là những đặc quyền đặc lợi các nhóm lợi ích kinh tế như Ngân hàng quân đội thì của tướng Thanh. Truyền thông Viettel thì của tướng Vịnh. Hàng không, vận tải biển thì của tướng Lịch. Các khu kinh tế thì của các tướng lĩnh khác...
Khi quân đội mải mê làm kinh tế thì rõ ràng thành phần kinh tế này đương nhiên có quyền hạn hơn những thành phần kinh tế và các doanh nghiệp khác. Và mọi chuyện lũng đoạn, lạm phát từ những công ty quân đội này. Và cũng chính vì các quân khu, tướng lĩnh làm kinh tế nên mâu thuẫn giữa công an và quân đội ngày càng tăng theo kiểu "trâu buộc thì ghét trâu ăn".
Nguyễn Tiến Trung bị kỷ luật và bị bắt vì không tuyên thệ lời thề " trung thành với đảng". Bây giờ chính ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố như vậy ngay tại Tổng cục Chính trị của quân đội.
Nếu quân đội thực sự là của nhân dân thì không có chuyện ngư dân bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc. Quân đội không bảo vệ được nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ là một quân đội bạc nhược và thất bại.
Bản lĩnh của các tướng quân đội nên thể hiện ngay bây giờ chứ không thể về hưu mới tuyên bố như tướng Giáp, tướng Vĩnh cũng chỉ là vô ích. Đôi khi là trò cười cho thiên hạ và cả những tướng lĩnh mới lên sau này trong quân đội.
Khi các tướng lĩnh về hưu lên tiếng cho một chính sách nào đó thì thường nhân danh là "bộ đội cụ Hồ". Thế hệ tướng lĩnh đàn em sau này coi hình ảnh đó như là trò cười nên chẳng quan tâm gì những kiến nghị loại này. Bởi đơn giản các tướng lĩnh thế hệ mới không muốn nghe về cụ Hồ mà chỉ thấy "cụ" trong các tờ giấy mệnh giá 100, 500 ngàn VND. Đôi khi phũ phàng xài tiền ngoại tệ tốt hơn xài tiền "cụ".
Do vậy ai đó ảo tưởng quân đội là của nhân dân thì nên thực tế nhìn rằng quân đội của đảng cộng sản. Và quân đội kiểu này đang làm gì: bảo vệ tố quốc và nhân dân hay đi bảo vệ quyền lợi của các đảng viên cao cấp? Từ lý luận Mác- Lê, cho đến thực tiễn hiện nay cho thấy quân đội chỉ là một công cụ của đảng. Ở Tiên Lãng thì quân đội phụ giúp nhà cầm quyền cướp đất của dân. Trên Tây Nguyên thì quân đội cướp đất của người thiểu số sắc tộc cách trắng trợn.
Vài người bạn của tôi khi học trung học bây giờ là đại tá, trung tá quân đội thuộc quân khu 3, khu 5 và khu 7. Kỳ họp lớp nhân dịp tết Nhâm Thìn 2012 tôi hỏi họ địa chỉ email thì họ thành thật cho biết là không biết internet là gì và không được dùng điện thoại wifi.
Thành quả của Tổng cục Chính trị là vậy. Đại tá, trung tá bị cấm dùng internet thì xem ra thành trì của đảng cầm quyền vẫn kiên cố.
Đến bao giờ thì quân đội mới trở về với chính nghĩa nhân dân?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét