Ngày thứ 3 xét xử vụ cố ý làm trái tại Vinashin:
Phạm Thanh Bình bị đề nghị mức án 19 - 20 năm tù
29/03/2012 9:21(TNO) Lúc 8 giờ 35 phút sáng nay 29.3, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.Hải Phòng đã đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án sai phạm tại Vinashin. Cụ thể:
>> Xét xử sơ thẩm vụ án Vinashin: Bị cáo Bình nhận sai
>> Phạm Thanh Bình nhận sai trong dự án nhiệt điện Sông Hồng
>> Ông chủ tịch tập đoàn ưa chọn "công nghệ cũ"
>> Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm
>> Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin
>> Bị cáo đổ lỗi cho tập đoàn
>> Phạm Thanh Bình nhận sai trong dự án nhiệt điện Sông Hồng
>> Ông chủ tịch tập đoàn ưa chọn "công nghệ cũ"
>> Mua tàu Hoa Sen là để… thử nghiệm
>> Xét xử 9 bị can về tội cố ý làm trái tại Vinashin
>> Bị cáo đổ lỗi cho tập đoàn
Phạm Thanh Bình bị đề nghị mức án 19 - 20 năm tù giam - Ảnh: Thanh Phong |
Bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin: Mức án 19 - 20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (gọi gắt là tội cố ý làm trái). Theo Viện Kiểm sát: Phạm Thanh Bình đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng, có nhiều sai phạm trong nhiều vụ án, gây thiệt hại 907 tỉ đồng.
Bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc Công ty Viễn Dương Vinashin 17 - 18 năm tù về tội cố ý làm trái. Trần Văn Liêm đã cùng Phạm Thanh Bình mua tàu Hoa Sen, gây thiệt hại hơn 600 tỉ đồng.
Bị cáo Tô Nghiêm, nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy (CNTT) Cái Lân: 17 - 18 năm tù vì đã mua nhà máy nhiệt điện chạy dầu diesel cũ, lắp tại Cái Lân, ký nhận bàn giao khi dự án chưa hoàn thành.
Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh: 15 - 16 năm tù, vì đã triển khai dự án nhiệt điện Sông Hồng mà không làm thiết kế kỹ thuật xin ý kiến các cơ quan chức năng, làm giả hồ sơ để vay tiền từ Vinashin…
Bị cáo Trịnh Thị Hậu, khi phạm tội là Phó tổng giám đốc Công ty tài chính Vinashin (VFC), 13 - 14 năm vì đã giải ngân trái quy định, cho vay không thẩm định dự án nên dẫn đến bên vay không có khả năng thanh toán, nguy cơ mất vốn.
Bị cáo Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó tổng giám đốc VFC 12 - 13 năm tù vì đã triển khai giải ngân, cho vay không đúng quy định trong dự án mua tàu Hoa Sen.
Bị cáo Trần Quang Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Nam Triệu thuộc Vinashin 11 - 12 năm tù vì đã bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang trái quy định.
Bị cáo Đỗ Đình Côn, nguyên Kế toán trưởng Công ty Hoàng Anh 11 - 12 năm tù vì đã tiếp tay cho Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Hoàng Anh triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, làm giả chứng từ vay vốn của Vinashin.
Cả 8 bị cáo nêu trên đều bị truy tố theo khoản 3 tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Cửu Long đã được thay đổi tội danh từ tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng sang tội sử dụng trái phép tài sản. Dương bị đề nghị mức án 3 - 4 năm tù giam.
Ngoài ra, bị cáo Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Hoàng Gia Hiệp còn phải bồi thường cho Công ty Viễn Dương 650 tỉ đồng và lãi suất vì sai phạm trong dự án tàu Hoa Sen.
Trong dự án nhiệt điện Sông Hồng, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên phải bồi thường cho Công ty Hoàng Anh 23 tỉ đồng và lãi suất.
Phạm Thanh Bình, Tô Nghiêm liên đới bồi thường cho Công ty cổ phần CNTT Cái Lân 32 tỉ đồng vì sai phạm trong dự án mua nhà máy nhiệt điện Cái Lân.
Trần Quang Vũ chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty Nam Triệu 18 tỉ đồng và lãi suất vì đã làm trái trong vụ bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang.
Nguyễn Tuấn Dương phải bồi thương cho Công ty Cửu Long 20 tỉ vì sai phạm trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định.
Thanh Phong
========================================
Cựu Chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19 - 20 năm tù
TPO - Sáng nay (29-3), sau khi đọc bản luận tội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị xử phạt bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin với mức án từ 19 đến 20 năm tù.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) cùng các đồng phạm tại tòa. Ảnh: TTXVN |
Bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin) bị đề nghị xử phạt từ 11 đến 12 năm tù;
Bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Vinashin, Giám đốc Cty vận tải Viễn Dương), bị đề nghị mức án từ 17 đến 18 năm tù;
Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Cty Cổ phần Hoàng Anh Vinashin), bị đề nghị từ 15 đến 16 năm tù;
Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương (nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần đầu tư Cửu Long), từ ba đến bốn năm tù;
Bị cáo Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CNTT Cái Lân), bị đề nghị từ 17 đến 18 năm tù;
Bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên Tổng giám đốc Cty tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy -VFC), bị đề nghị từ 13 đến 14 năm tù;
Bị cáo Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó Tổng Giám đốc Cty VFC), bị đề nghị từ 12 đến 13 năm tù.
Bị cáo Đỗ Đình Côn (nguyên Phó TGĐ Cty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) bị đề nghị mức từ 11 đến 12 năm tù.
Trong bản luận tội nêu rõ, bị cáo Nguyễn Thanh Bình cùng các đồng phạm đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các dự án, gây thiệt hại với số tiền lớn, gồm: Dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn 316,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỷ đồng và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án đã gây ra là hơn 910 tỉ đồng đồng.
Hoàng Long
================
Cựu Chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19- 20 năm tù
TTO - Sáng 29-3, tại phiên tòa xét xử vụ án Vinashin, đại diện VKS đã trình bày bản luận tội các bị cáo. Theo đó, đề nghị xử phạt các bị cáo như sau:
Ông Phạm Thanh Bình - nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin - Ảnh tư liệu |
1. Bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin) 19-20 năm tù;
2. Bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc Công ty Viễn Dương) 17-18 năm tù;
3. Bị cáo Tô Nghiêm (nguyên chủ tịch Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà - Quảng Ninh) 17-18 năm tù;
4. Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (nguyên giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 15-16 năm tù;
5. Bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy) 13-14 năm tù;
6. Bị cáo Hoàng Gia Hiệp (nguyên phó tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT) 12-13 năm tù;
7. Bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên tổng giám đốc Vinashin, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu) 11-12 năm tù;
8. Bị cáo Đỗ Đình Côn (nguyên kế toán trưởng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 11-12 năm tù;
9. Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) 3-4 năm tù.
Sau khi đại diện VKS trình bày xong bản luận tội, chủ tọa phiên tòa đã mời các luật sư bào chữa bênh vực quyền lợi cho các bị cáo.
V.V.THÀNH
- Trước khi bước vào phần tranh tụng, đại diện VKS đã đề nghị mức án từ 19-20 năm tù đối với bị cáo Phạm Thanh Bình – nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc tập đoàn Vinashin
.Đề nghị phạt cựu chủ tịch Vinashin 19-20 năm tù
>> Vụ Vinashin: Khách sạn nổi 4 sao bị bán sắt vụn
>> Nóng trong ngày: Xét xử vụ Vinashin
>> Vụ Vinashin: Mua tàu nghìn tỷ để... thử nghiệm
>> Xét xử vụ án sai phạm tại Vinashin
>> Nóng trong ngày: Xét xử vụ Vinashin
>> Vụ Vinashin: Mua tàu nghìn tỷ để... thử nghiệm
>> Xét xử vụ án sai phạm tại Vinashin
Sau 2 ngày xét xử, sáng 29/ 3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bước vào phần luận tội.
Theo đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa, hành vi phạm tội của Phạm Thanh Bình và các bị cáo gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
VKS đề nghị mức án 19-20 năm đối với bị cáo Phạm Thanh Bình. Hai bị cáo Liêm và Nghiêm bị đề nghị mức án 17-18 năm. Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 3-16 năm tù. |
Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Đối với bị cáo Phạm Thanh Bình, trong quá trình hoạt động, Phạm Thanh Bình đã không tuân thủ pháp luật, không theo sự chỉ đạo của Chính phủ, cố ý làm trái trong việc đầu tư một số dự án tại tập đoàn này.
Bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng.
Cụ thể, Nguyễn Thanh Bình cùng các đồng phạm đã cố tình mua tàu Hoa Sen khi không được Thủ tướng cho phép; tự ý bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang mà không xin ý kiến tập đoàn; đầu tư dự án tàu Bình Định Star gây thua lỗ; phê duyệt thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định) khi chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng; nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu.
Riêng về dự án mua tàu Hoa Sen, Phạm Thanh Bình đã không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không có biên bản tổng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình kiểm tra chất lượng trước khi nhận bàn giao tàu không đảm bảo tính khách quan.
Trong dự án này, Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, Trần Văn Liêm, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt, Trịnh Thị Hậu và Hoàng Gia Hiệp là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Với những sai phạm nghiêm trọng, VKS đã đề nghị truy tố Phạm Thanh Bình và 7 bị cáo khác về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 3, điều 165 BLHS.
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, đại diện VKS đề nghị HĐXX chuyển từ tội danh "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" sang tội "sử dụng tài sản trái phép".
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa khẳng định: Tại thời điểm phạm tội, Phạm Thanh Bình là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, là người giữ vai trò chủ chốt của 3 dự án.
Do vậy, Bình có vai trò chính trong vụ án, mức án cao hơn các bị cáo khác. Mặc dù, Phạm Thanh Bình có nhiều tình tiết giảm nhẹ song hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên cần áp dụng cao nhất của khung hình phạt.
VKS đề nghị mức án 19-20 năm đối với bị cáo Phạm Thanh Bình. Hai bị cáo Liêm và Nghiêm bị đề nghị mức án 17-18 năm. Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 3-16 năm tù.
Sau khi đại diện VKS kết thúc phần luận tội, phiên tòa bước sang phần tranh tụng với phần bào chữa của các luật sư.
Hoàng Sang
=================
Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19-20 năm tù
SÁNG 29/3 SAU PHẦN LUẬN TỘI, ĐẠI DIỆN VKS ĐÃ ĐỀ NGHỊ MỨC 19-20 NĂM TÙ VỚI CỰU CHỦ TỊCH VINASHIN PHẠM THANH BÌNH; CÁC BỊ CÁO CÒN LẠI MỨC PHẠT TỪ 3 ĐẾN 18 NĂM.
> CỰU CHỦ TỊCH VINASHIN: 'TÔI ĐÃ KÝ SAI'/ CỰU CHỦ TỊCH VINASHIN MUA TÀU NGHÌN TỶ 'ĐỂ THỬ NGHIỆM'
Theo đại diện VKS, bị cáo Phạm Thanh Bình đóng vai trò chính trong sai phạm ở 3 dự án gồm: đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen, xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng và dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân. Do phạm tội nhiều lần và nghiêm trọng nên bị cáo này bị đề nghị mức phạt 19-20 năm tù.
Bị cáo Phạm Thanh Bình (comple đen) bị đề nghị mức án 19-20 năm tù. Ảnh: TTXVN. |
Cũng có vai trò tích cực trong vụ án nhưng bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên giám đốc công ty Viễn Dương, đã thành khẩn khai báo, nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt và bị đề nghị ở mức 17-18 năm tù.
Cùng bị truy tố ở tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo Nguyễn Văn Tuyên, Trịnh Thị Hậu, Đỗ Đình Côn, Tô Nghiêm, Hoàng Gia Hiệp, Trần Quang Vũ bị đề nghị ở mức 11-18 năm tù.
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, đại diện VKS đề nghị thay đổi tội danh từ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang tội danh sử dụng trái phép tài sản, mức phạt đề nghị 3-4 năm tù.
* Danh sách 9 bị cáo vụ Vinashin |
Trước đó, theo cơ quan công tố, tổng số thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra khoảng 900 tỷ đồng. Cụ thể, tại thương vụ mua tàu Hoa Sen, nhà chức trách cho rằng do việc khảo sát hạ tầng chưa đầy đủ, hệ thống cầu cảng không đáp ứng được việc đi lại của tàu khiến phải xây dựng thêm một số hạng mục. Tuy nhiên, con tàu trị giá hàng chục triệu euro này hoạt động không hiệu quả, được 39 chuyến thì tạm dừng, gây thiệt hại gần 470 tỷ đồng.
Cơ quan công tố đã cáo buộc nguyên nhân vụ việc là do việc đầu tư mua tàu Hoa Sen không thực hiện đúng quy trình và thủ tục đầu tư, không lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt... Trong đó, bị cáo Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, Trần Văn Liêm, Hồ Ngọc Tùng, Giang Kim Đạt, Trịnh Thị Hậu và Hoàng Gia Hiệp là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Nhà chức trách còn cho rằng, do đầu tư và quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân không hiệu quả, nên từ năm 2007 đến 2009, việc vận hành đã gây lỗ hàng chục tỷ đồng, sau đó thì phải dừng hoạt động. Tương tự, tại dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), nhà nước cũng bị thiệt hại hơn 300 tỷ đồng; dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại 30 tỷ và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. 3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |
( Vnexpress )
===================
Vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh vụ Vinashin
Vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh vụ Vinashin
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-03-27
Trong bối cảnh TAND Hải Phòng xử lý vụ án "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinshin, nhiều câu hỏi vẫn còn đặt ra và chưa có câu trả lời.
AFP PHOTO
Các bị cáo liên quan vụ Vinashin, tại Tòa án nhân dân Hải Phòng hôm 27 tháng 3 năm 2012.
Vụ vỡ nợ của Tập đoàn Nhà nước Vinashin khoảng 86 tỷ đồng là một tiếng chuông cảnh báo những suy nghĩ lạc quan về viễn cảnh một nền kinh tế Nhà nước. Thiệt hại tương đương 4,2 tỷ đô la chiếm khoảng 4% GDP của Việt Nam trong năm 2010 là một con số không dễ dàng đưa ra một lời giải thích thuyết phục.
Khi tái cơ cấu, thay vì công bố phá sản theo luật, Vinashin được phân nhỏ ra để đưa về các tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác khiến các đơn vị chủ quản mới phải gánh số nợ chung. Tại thời điểm tái cơ cấu, đã có những nghi vấn đặt ra về hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu này cũng như nghi vấn về các cơ quan mới sẽ quản lý số nợ chung như thế nào. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, đó vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người, bao gồm cả TS Lê Đăng Doanh:
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21 tháng 10 năm 2010, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết từ năm 2005, đã có 13 – 14 cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ở Vinashin, phát hiện ra nhiều sai phạm, "nhưng lãnh đạo tập đoàn này không những không nghiêm túc chấn chỉnh mà còn tìm cách báo cáo không đúng để lấp liếm". Việc này càng làm dư luận chú ý và nghi ngờ đến cơ chế hoạt động cũng như trách nhiệm của những bộ phận liên quan. Trước hết, cơ chế quản lý và giám sát Nhà nước đối với việc quản lý tập đoàn nhà nước như thế nào, khung pháp lý ra sao? Sau đó, là chế độ trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu; trách nhiệm giám sát của các cơ quan quốc hội và các cơ quan giám sát về mặt tài chính.
Tái cơ cấu không hiệu quả
Là một tập đoàn chiếm rất nhiều ưu tiên từ phía Nhà nước, Vinashin hưởng nhiều đặc quyền từ khâu cấp đất, hưởng mức tín dụng ưu đãi tối đa đến việc hưởng 750 triệu đô la tiền trái phiếu quốc tế. Việc cho đến thời điểm hiện tại chưa có một báo cáo nào cho thấy sự cải thiện tình hình Vinashin sau khi vỡ nợ đã gây ra thắc mắc cho rất nhiều người dân cũng như chuyên gia trong nước. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương gọi sự không minh bạch này là một điều"đáng lo ngại":
Những sai phạm của Vinashin đã quá rõ ràng. Đã có những đầu tư hết sức sai lầm. Vinashin đã phát triển ra ngoài ngành.TS Lê Đăng Doanh
"Những sai phạm của Vinashin đã quá rõ ràng. Đã có những đầu tư hết sức sai lầm. Vinashin đã phát triển ra ngoài ngành và trong một thời gian rất ngắn đã nhận thêm rất nhiều công ty con thành viên không liên quan đến ngành nghề của Vinashin cả. Ví dụ như một gara bán ô tô trên đường Giải Phóng. Trên đỉnh núi Tam Đảo, có một khu nghỉ dưỡng Vinashin. Người ta làm ngạc nhiên khi một tập đoàn lớn của Nhà nước lại có thể kinh doanh một cách tùy tiện như thế".
Với 200 công ty con ra đời cùng các dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, thép, xây dựng khu nghỉ mát… tập đoàn Vinashin đã làm dấy lên những nghi vấn về kế hoạch kinh doanh tùy tiện của mình.
Những sai phạm của Vinashin, thể hiện rõ ràng qua khoản lỗ lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm giải trình của người chủ sở hữu. Trên nguyên tắc, một người chủ sở hữu phải quản lý được đồng tiền của mình. Khi hiệu quả đầu tư kém, khi kinh doanh lỗ lã, khi người dân thấy đồng tiền của mình không được chi đúng mục đích là lúc người dân có quyền thắc mắc đối với người quản lý tập đoàn mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ.
Cho đến thời điểm hiện tại, dưới quyết định của TT Nguyễn Tấn Dũng, Vinashin vẫn được cấp một khoản tín dụng lớn với mức lãi suất 0% từ Nhà nước để trả lương cho nhân viên. Trong lúc lãi suất thương mại hiện nay ít nhất là 20% thì con số lãi suất mà Vinashin đang được hưởng là một ưu đãi rất lớn.
Logo của tập đoàn Vinashin tại trụ sở chính ở Hà Nội hôm 19/07/2010. AFP PHOTO.
"Tôi chưa thấy có giải trình gì thêm mặc dù đã có hứa là sẽ có giải trình về những tiến độ của quá trình tái cơ cấu Vinashin nhưng cho đến nay tôi chưa thấy có kết quả gì cả. Và dấu hiệu Nhà nước phải cho vay một khoản đặc biệt với lãi suất bằng 0% thì cho thấy Vinashin không có sản phẩm bán. Ngoài ra, Vinashin cũng không nộp được thuế và xin Nhà nước hoãn các khoản đó".
Hiệu quả hồi phục cũng như kế hoạch thanh toán nợ của tập đoàn được mệnh danh là "quả đấm thép" này chưa tỏ ra thuyết phục. Một số thất bại điển hình có thể kể đến dự án Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (VNSlines) vụ mua tàu Hoa Sen, vụ đóng tàu Lash sông Gianh, mua cổ phần Cty Bảo hiểm Việt Nam và dự án nhà máy điện Diesel Cái Lân.
Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận.Bà Phạm Chi Lan
Bài học đắt giá của Vinashin không hẳn chỉ nằm tại số tiền thua lỗ tương đương hơn 1 tháng lương tối thiểu của tổng dân số Việt Nam cộng lại, mà nó là việc uy tín của một tập đoàn lớn của Nhà nước bị đặt nghi vấn không những trong nước mà cho quốc tế.
Việc quỹ đầu tư quốc tế Elliot VN có trụ sở tại Hà Lan và Elliot Advisers LP có trụ sở tại Hoa Kỳ đâm đơn kiện Vinashin hồi cuối năm ngoái chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các nhà đầu tư quốc tế. Uy tín của khối tập đoàn kinh tế và của cả nền kinh tế Việt Nam cho thấy đã bị ảnh hưởng từ sự thất bại của tập đoàn Vinashin. Và khả năng tiếp cận thị trường vốn của Việt Nam trên thế giới có thể bị ảnh hưởng khi Vinashin được sự bảo lãnh của Chính phủ trong các khoản vay nước ngoài. Trước thời điểm Vinashin bị đâm đơn khởi kiện vì không có khả năng thanh toán 60 triệu đô la cho các chủ nợ nước ngoài, ông Alan Greenspan, chuyên gia tín dụng cao cấp của Moody's trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg đã cho rằng vụ vỡ nợ của Vinashin "suy cho cùng có thể không là vấn đề của riêng công ty", ám chỉ vấn đề liên quan đến Nhà nước. Vị này còn đặt câu hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm việc tiếp cận thị trường vốn của mình vì lợi ích 60 triệu đô đó.
Cần hệ thống giám sát tốt
Ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch Vinashin, tại Tòa án nhân dân Hải Phòng hôm 27 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO.
Trao đổi với đài RFA trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn văn phòng Thủ tướng cho biết:
"Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận".
Vấn đề Vinashin còn trở nên nghiêm trọng hơn đặt trong bối cảnh Vinashin là kết quả của quá trình thí nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế - mô hình kinh tế được xem là chủ đạo. Sự thất bại của tập đoàn này dễ dẫn đến nghi vấn về đường hướng kinh tế của cả một đất nước. TS Lê Đăng Doanh nhận xét:
"Và cái điều này là người ta phải đặt ra câu hỏi rộng hơn là cái mệnh đề kinh tế Nhà nước là chủ đạo thì nội dung như thế nào với trường hợp Vinashin như thế này. Đó là những câu hỏi rất lớn, rất nghiêm túc mà bất kỳ một người nào có trách nhiệm cần phải trả lời".
Hội nghị 3 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN kết thúc vào tháng 10 năm 2011 đã phải nói đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước. Một loạt các câu hỏi về mô hình trong tương lai, trách nhiệm giải trình, hiệu quả và cả sự công khai minh bạch… liền được đặt ra. Những nghi ngờ cũng như sự thiếu lòng tin vào sự quản lý của Nhà nước chắn chắn ảnh hưởng từ hiệu quả kinh tế kém của các tập đoàn Nhà nước, trong đó có Vinashin. Và một khi những thắc mắc này không có những giải đáp thuyết phục và công khai minh bạch, ảnh hưởng của nó không chỉ nằm trong những con số của các khoản nợ, mà nó là một chủ thuyết đã được Đảng CSVN áp đặt lên một đất nước. Và rằng cái chính mà giới đầu tư muốn thấy không phải là bản án cho những người làm sai như thế nào mà chính là một viễn cảnh kinh tế với cơ cấu cũng như hệ thống pháp lý vững chắc, minh bạch
======================
Dự án nhiệt điện Sông Hồng của Vinashin: Các bị cáo: Chúng tôi không sai!
Các bị cáo nói mình không cố ý, không gây thiệt hại, chưa cấu thành tội phạm... Luật sư hỏi cáo trạng truy tố bị cáo tội cố ý làm trái có đúng không. Bị cáo Dương nói: "Tôi nghĩ là tôi không cố ý".
Ngày 28-3, sang ngày thứ hai phiên xử sơ thẩm vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế tại Tập đoàn Vinashin, HĐXX thẩm vấn về dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định).
"Không có đồng nào thất thoát"
Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Thanh Bình tổ chức để các bị cáo Nguyễn Văn Tuyên - nguyên giám đốc Công ty Cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin và Nguyễn Tuấn Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long thực hiện đầu tư Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng tại Nam Định bằng thiết bị cũ và chưa hoàn thành thủ tục đầu tư... gây thiệt hại hơn 316 tỉ đồng.
Bị cáo Bình cho biết bị cáo nhận thấy dự án có tính khả thi dù thiết bị qua sử dụng nhưng chất lượng tốt với giá thành cỡ 1/3 so với thiết bị mới nên ký duyệt. Việc ký duyệt trước khi hoàn thành thủ tục đầu tư là sai nhưng "nếu không có quyết định đó thì không xin được đất, không xin được đất thì không có dự án"...
Mặc dù thừa nhận các hành vi trong cáo trạng nêu là đúng khi thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện nhưng bị cáo Bình không nhất trí với cáo buộc mình là người giữ vai trò tổ chức làm trái tại dự án này, phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền thiệt hại. Theo bị cáo Bình, bản thân chưa bao giờ bàn bạc với các bị cáo khác cố ý làm trái. Bị cáo quả quyết không gây thiệt hại vì "không có đồng nào thất thoát ra ngoài".
Các bị cáo đứng trước vành móng ngựa. Ảnh: TTXVN
Không cố ý làm sai (?!)
Cũng giống như bị cáo Bình, bị cáo Tuyên thừa nhận hành vi nêu trong cáo trạng là đúng nhưng "chưa cấu thành tội phạm" bởi tiền trái phiếu quốc tế bị cáo chỉ "mượn tạm" thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện trong thời gian ngắn. Bị cáo Tuyên nói mình làm chủ đầu tư dự án nhưng là do được Tập đoàn Vinashin phê duyệt...
Bị cáo Đỗ Đình Côn, nguyên kế toán trưởng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hoàng Anh, cũng cho rằng không tham gia vào việc gây thiệt hại vì chỉ là giúp việc cho giám đốc.
Bị cáo Dương nại rằng "bị cáo không gây thiệt hại bất kỳ đồng nào ở Vinashin". Bởi Công ty Cửu Long có ký biên bản thỏa thuận với Công ty Hoàng Anh thực hiện xây dựng nhà máy nhiệt điện theo hình thức chìa khóa trao tay. Khi ký biên bản này, Công ty Cửu Long có tư cách của nhà thầu độc lập vì khi đó chưa tham gia vào Tập đoàn. Bị cáo nhập số thiết bị máy móc trước thời điểm gia nhập Vinashin. Khi bị cáo nhập máy móc về thì chủ đầu tư đã được Tập đoàn Vinashin phê duyệt, UBND tỉnh Nam Định giao đất, Sở Công Thương tỉnh này cũng cấp giấy cho phép nhập thiết bị đồng bộ. "Với giấy cho nhập khẩu này, bị cáo là nhà thầu, hiểu dự án này đầy đủ thủ tục. Hải quan đã hướng dẫn và chấp nhận cho nhập" - bị cáo Dương nói.
Luật sư hỏi cáo trạng truy tố bị cáo tội cố ý làm trái có đúng không. Bị cáo Dương nói: "Tôi nghĩ là tôi không cố ý".
Hôm nay, phiên tòa tiếp tục làm việc...
Không sai vì hồ sơ đủ điều kiện cho vay Bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn giải ngân cho Công ty Hoàng Anh vay 42,8 tỉ đồng thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện khi chưa đủ thủ tục pháp lý nhưng bị cáo Trịnh Thị Hậu, nguyên tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin, phủ nhận việc mình đã cố ý làm trái. Bị cáo Hậu lý giải hồ sơ của Công ty Hoàng Anh đầy đủ, đủ điều kiện cho vay nên đã giải ngân cho doanh nghiệp này... |
HUY HOÀNG
( PLTPHCM )
================
Xét xử vụ Vinashin: Khách sạn nổi 4 sao bị bán sắt vụn
- Trong ngày xét xử thứ 2 liên quan đến vụ án sơ thẩm "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo liên quan đến 2 dự án: dự án bán tàu tàu Bạch Đằng Giang và dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng.
Dự án đốt tiền tỷ
Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện là một trong những dự án "ngốn" hết rất nhiều tiền của nhà nước.
Theo cơ quan điều tra, mức thiệt hại của dự án này là 316,5 tỉ đồng.
Đến năm 2006, Nguyễn Văn Tuyên bàn bạc và thống nhất với Nguyễn Tuấn Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long, về việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 110MW.
Dự án này đã được Phạm Thanh Bình kí quyết định phê duyệt với công suất 185MW; tổng chi phí đầu tư là 1.481.9 tỉ đồng. Tập đoàn Vinashin đã giao cho công ty Hoàng Anh làm chủ đầu tư; công ty Cổ phần tư vấn chế tạo lắp máy Cửu Long làm đơn vị tư vấn.
Để thực hiện, Công ty Hoàng Anh đã sử dụng tổng số 233,151 tỉ đồng cho dự án. Nguyễn Văn Tuyên đã chỉ đạo Đỗ Đình Côn, khi đó là Kế toán trưởng Công ty Hoàng Anh lập khống các thủ tục, như: Biên bản giao nhận vật tư, phiếu nhập, xuất kho… và Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng GĐ VFC, đã chấp nhận hồ sơ chưa đầy đủ tính pháp lý để giải ngân cho Công ty Hoàng Anh.
Ngày 21/5/2007, Bộ Công nghiệp có Công văn thẩm tra nêu rõ: Không có cơ sở pháp lý để phê duyệt dự án, thiết bị công nghệ của dự án lạc hậu, yêu cầu chủ dự án nhiệt điện Sông Hồng phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư. Tiếp đến, ngày 15- 6- 2007 Bộ Công nghiệp có Công văn yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng.
Bị tuýt còi, Phạm Thanh Bình buộc phải kí quyết định đình chỉ thực hiện dự án.
Tại phiên tòa, HĐXX đã yêu cầu bị cáo Phạm Thanh Bình lý giải vì sao lại phê duyệt dự án không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia? Vì sao không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A?
Trả lời HĐXX, Phạm Thanh Bình cho rằng: lúc đầu khi ký duyệt thì dự án vẫn thuộc nhóm B, chưa có quy định phải báo cáo Chính phủ. Sau khi ký chính thức nâng công suất của nhà máy điện lên thì mới thuộc nhóm A.
Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương cho rằng cá nhân không có hành vi làm trái và không gây bất kỳ hậu quả nào cho dự án này.
Thương vụ khách sạn nổi 4 sao thành đống sắt vụn
Theo cáo trạng, năm 2001, Vinashin mua tàu MV Rayna của Campuchia với giá 1,22 triệu USD để phá dỡ bán sắt vụn. Tuy nhiên, sau khi mua tàu về, thấy chất lượng còn tốt nên đã đề nghị và được Chính phú đồng ý cho phép hoán cải, nâng cấp thành tàu siêu trường siêu trọng để kinh doanh vận tải.
Sau đó, Trần Quang Vũ nguyên là Tổng GĐ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đã xin Tập đoàn Vinashin cho phép hoán cải tàu Bạch Đằng Giang thành khách sạn nổi 4 sao.
Dự án này được phê duyệt với tổng giá trị được quyết toán là 144,7 tỉ đồng.
Tuy nhiên, thấy dự án khách sạn nổi 4 sao chi phí quá cao nên Công ty Nam Triệu quyết định bán thân vỏ tàu này. Trong phiên đấu giá, giá trị con tàu này được trả cao nhất là 75 tỉ đồng.
Thấy vậy, Trần Quang Vũ chỉ đạo phá dỡ tàu và bán thanh lý vỏ tàu trước để thu hồi vốn. Vỏ tàu Bạch Đằng Giang đã được bán cho Công ty Hoàng Thành với giá là 66,1 tỉ đồng.
Theo cơ quan điều tra, việc tự định giá và quyết định thanh lý, nhượng bán tàu của Công ty Nam Triệu là không đúng thẩm quyền vì tàu Bạch Đằng Giang vẫn thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Vinashin, Công ty Nam Triệu chỉ được giao quản lý, sử dụng. Mặt khác, Nam Triệu không thực hiện bán công khai theo đúng trình tự của pháp luật về đấu giá tài sản và khi có tiền lại không trả nợ mà đưa vào sử dụng không đúng mục đích.
Tại phiên tòa, HĐXX đã yêu cầu bị cáo làm rõ việc "xẻ thịt" con tàu ra thành nhiều phần để bán gây thiệt hại như thế nào so với việc bán cả một con tàu.
Đại diện của công ty Nam Triệu cho biết, một số thiết bị của Bạch Đằng Giang đã được công ty Nam Triệu đưa vào sử dụng, có trị giá 9,3 tỉ đồng; giám định viên giám định số thiết bị còn lại của tàu trị giá khoảng 8 tỉ đồng. Như vậy, cùng với số tiền hơn 66 tỷ đồng bán vỏ tàu, tính tổng với số tiền bán Bạch Đằng Giang là hơn 83 tỉ đồng.
Ngày mai (29/3), tòa bước phần luận tội và tranh tụng.
Các bị cáo bị xét xử trong phiên sơ thẩm 1. Phạm Thanh Bình (SN 1953), nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin, từ năm 1998 đến 2009, bị cáo buộc gây thiệt hại 852 tỉ đồng. 2. Trần Văn Liêm (SN 1955), nguyên Trưởng ban Kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương, bị cáo buộc gây thiệt hại 469 tỉ đồng. 3. Nguyễn Văn Tuyên (SN 1962), nguyên Giám đốc Công ty CP công nghiệp tàu thủy (CNTT) Hoàng Anh Vinashin, bị cáo buộc gây thiệt hại 296 tỉ đồng. 4. Trịnh Thị Hậu (SN 1964), nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên CNTT (VFC), bị cáo buộc gây thiệt hại 549 tỉ đồng. 5. Đỗ Đình Côn (SN 1952), nguyên Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin, bị cáo buộc gây thiệt hại 296 tỉ đồng. 6. Tô Nghiêm (SN 1959), nguyên Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân, bị cáo buộc gây thiệt hại 66,5 tỉ đồng. 7. Nguyễn Tuấn Dương (SN 1966), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long, bị cáo buộc gây thiệt hại 92 tỉ đồng. 8. Hoàng Gia Hiệp (SN 1972), nguyên Phó tổng giám đốc VFC, bị cáo buộc gây thiệt hại 469 tỉ đồng. 9. Trần Quang Vũ (SN 1958), nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty CNTT Nam Triệu, bị cáo buộc gây thiệt hại 27 tỉ đồng. |
======================
Cựu chủ tịch Vinashin: 'Tôi đã ký sai'
Cơ quan công tố cáo buộc, thiệt hại trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng mà cựu chủ tịch Vinashin cùng đồng phạm gây ra chỉ đứng sau vụ mua tàu Hoa Sen. Tại tòa, bị cáo Phạm Thanh Bình thừa nhận có sai phạm.
Sự việc bắt đầu từ năm 2003 khi ông Phạm Thanh Bình ký quyết định góp vốn thành lập công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh Vinashin (Công ty Hoàng Anh) do ông Nguyễn Văn Tuyên làm giám đốc, với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, trong đó Vinashin giữ 51% cổ phần.
Bị cáo Phạm Thanh Bình. Ảnh: TTXVN |
3 năm sau, ông Tuyên muốn xây dựng một nhà máy nhiệt điện độc lập để cung cấp điện cho nhà máy thép và khu công nghiệp Mỹ Trung – Nam Định, nếu còn thừa sẽ bán vào lưới điện quốc gia để kinh doanh, nên đã chủ động bàn bạc và thống nhất với ông Nguyễn Tuấn Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long, thời điểm này chưa phải thành viên của Tập đoàn Vinashin) về việc đầu tư dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 110MW.
Để có cơ sở pháp lý cho việc huy động vốn đầu tư vào dự án nhà máy nhiệt điện, ông Tuyên đã báo cáo và thống nhất với ông Phạm Thanh Bình cho tăng mức vốn điều lệ từ 10 tỷ lên 130 tỷ.
Đến tháng 4/2006, Nguyễn Tuấn Dương sang Hàn Quốc mua 2 tổ máy điện cũ (công suất mỗi tổ là 55MW) cho dự án của công ty Hoàng Anh. Tuy nhiên, khi thấy công suất nhỏ, ông Tuyên đã thống nhất với ông Dương mua thêm một tổ nhiệt điện cũ nâng công suất nhà máy nhiệt điện Sông Hồng thành 185MW. Việc làm này được ông Phạm Thanh Bình nhất trí.
Sau khi đồng ý phương án đầu tư xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện sông Hồng, ông Bình giao cho công ty Hoàng Anh làm chủ đầu tư, Công ty Cửu Long làm tổng thầu dự án và chịu trách nhiệm kỹ thuật trong suốt quá trình xây lắp và vận hành nhà máy.
Tháng 3/2007, công ty Cửu Long lập xong hồ sơ dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng công suất 185 MW đã được ông Bình ký với tổng đầu tư lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Đây là dự án nhóm A.
Trong khi Bộ Công nghiệp và các cơ quan chức năng của Nhà nước đang thẩm định hồ sơ dự án, tháng 5/2007, Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Tuấn Dương đã chỉ đạo hai công ty tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng. Và chỉ sau gần chục ngày, Bộ Công nghiệp có công văn gửi Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định về việc thẩm tra hồ sơ dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng vì dự án này không có cơ sở pháp lý để phê duyệt, thiết bị công nghệ của dự án lạc hậu. Bộ này cũng yêu cầu UBND tỉnh Nam Định đình chỉ thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng.
Và sau nửa năm, Phạm Thanh Bình ký quyết định đình chỉ thực hiện dự án này.
Tại buổi xét xử sơ thẩm, cơ quan công tố cho rằng, quá trình đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện sông Hồng các bị cáo Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương, Đỗ Đình Côn đã cố ý làm trái các quy định của nhà nước. Trong đó, bị cáo Phạm Thanh Bình giữ vai trò là người tổ chức, còn Tuyên, Dương và Đỗ Đình Côn (nguyên kế toán trưởng, phó tổng giám đốc công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) là đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội.
Riêng bị cáo Phạm Thanh Bình, với tư cách là Chủ tịch HĐQT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia.
Đứng trước vành móng ngựa ngày 28/3, khi được chủ tọa hỏi nhận thức về hành vi phạm tội, cựu chủ tịch Vinashin thừa nhận các hành vi trong cáo trạng đã nêu. Tuy nhiên, bị cáo nói sẽ không nhất trí nếu bị buộc tội trực tiếp tổ chức công việc trên và gây thiệt hại.
Bị Hội đồng xét xử hỏi về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng không có trong quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện quốc gia, không lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng cho phép đầu tư đối với dự án nhóm A, bị cáo Bình biện minh: "Lúc đầu tôi ký duyệt thì dự án vẫn thuộc nhóm B. Do đây là dự án độc lập trong thời điểm trước tháng 8/2006 chưa có quy định phải báo cáo Chính phủ. Sau khi ký chính thức nâng công suất của nhà máy điện lên thì mới thuộc nhóm A. Lúc này tôi ký là sai".
Trong khi một số bị cáo liên quan đến vụ việc thừa nhận bản cáo trạng truy tố không sai thì Đỗ Đình Côn, Nguyễn Văn Tuyên lại cho rằng chỉ làm theo cấp trên và thiếu hiểu biết pháp luật. "Bị cáo chỉ làm giám đốc thôi, không nắm rõ công việc chuyên môn. Sau này các anh công an giải thích thì tôi mới biết", bị cáo Tuyên nói.
Riêng Trịnh Thị Hậu, nữ bị cáo duy nhất trong phiên tòa thì không đồng ý với bản cáo trạng đã truy tố. Nữ bị cáo 48 tuổi này bị buộc tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn duyệt giải ngân cho công ty cổ phần Hoàng Anh vay hơn 42 tỷ đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ khi hồ sơ đề nghị giải ngân chưa đủ thủ tục pháp lý, chưa thẩm định hồ sơ vay vốn và chưa được Hội đồng quản lý nguồn vốn phê duyệt.
Dự kiến, phiên sơ thẩm kết thúc vào ngày 30/3.
Cùng ngày, Hội đồng xét xử cũng hỏi các bị cáo có liên quan đến những sai phạm tại dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại 30,4 tỷ đồng; bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang tại công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng. |
Hà Anh
( Vnexpress )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét