Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Gò Cỏ May : Tào lao với ông Đinh La Thăng

Nguồn gocomay

Đường làng nơi Gocomay cư ngụ

Mình cũng có một chiếc PKW (ô tô 4 chỗ ngồi). Năm ngoái vừa thuế đường lẫn bảo hiểm (bắt buộc) phải đóng cả năm ngót 400€. Năm nay đổi chiếc xe khác mới hơn chút. Thuế đường chỉ ngót 100€/ năm. Nhưng tiền bảo hiểm (bắt buộc) lại tăng lên. Nhưng cả thảy cũng chỉ hơn 400€/ năm thôi. 

Nghe tin ở bên nhà từ 01.06.2012 sắp tới mỗi đầu xe ô tô cá nhân như vậy phải chịu tất cả các khoản thuế chồng thuế từ 50-70 triệu/ Năm. Thấy giật mình.

Theo dẫn giải của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng thì đây vừa là phí để "bảo trì đường bộ". Lại vừa có mục đích giảm số đầu xe lưu hành. Nhằm giải bài toán chống kẹt xe mà ông đang tích cực thực hiện suốt từ ngày nhậm chức bộ trưởng tới giờ. Cũng tốt thôi. Khi anh tham gia giao thông thì phải đóng thuế đường (như cách gọi của người Đức) là hoàn toàn hợp lý. Nhưng đóng ở mức độ cao gấp hàng chục lần (nếu kể cả tiền mua vé qua cầu hay đường cao tốc) như vậy liệu có hợp lý không?

Muốn biết được thực chất của cái gọi là "phí đường bộ" hay "phí chống kẹt xe" như cách ông Thăng gọi. Thì phải có những so sánh rất cụ thể, ta mới có thể thấy được đằng sau việc thu phí này là gì? Có phải vậy không thưa ông bộ trưởng?

Nước Đức có khoảng 600 đường quốc lộ (Bundesstrasse) với tổng chiều dài 182.973 km (con số thống kê năm 2011). Ngoài ra có khoảng 20 đường cao tốc (Autobahn) có lưu lượng trên 100 ngàn lượt xe/ ngày. Và hàng chục Autobahn nữa với lưu lượng ít hơn. Cả thảy độ dài là 12.819 km (số liệu 2011).  (Nguồn: http://de.wikipedia.org/wiki/Bundesstra%C3%9Fe &  http://de.wikipedia.org/wiki/Autobahn_(Deutschland)).

Dù vẫn biết rằng, đem so một thằng tư bản giẫy chết thối nát với sứ thiên đường nhà mình, có những người lãnh đạo ở bậc "đỉnh cao trí tuệ" (như ông Thăng là ví dụ) thì rất là khập khiễng. Nhưng tôi cứ chọn vì nước Đức có dân số và diện tích khá tương đồng với nước Việt Nam ta. Với 81,831 triệu người/ 357.123,50 km² – con số điều tra vào ngày 30.10.2011 (còn Việt Nam: 86.927.700 người/ 331.698 km² – con số năm 2010).

Đường cao tốc (Autobahn) ở Muenchen-Nord CHLB Đức – Nguồn: de.wikipedia.org/

Tổng số đầu xe của Đức có khoảng 55,5 triệu (Nguồn: http://www.autokiste.de/psg/archiv/a.htm?id=5980). Trong đó xe dưới 12 chỗ ngồi khoảng 46,6 triệu. Một chiếc xe cá nhân loại Mecedes-C180 – 122 PS chạy xăng, đăng ký sử dụng (Bauja): 1995 (như của May) chỉ phải trả thuế đường mỗi năm có 121€ (tương đương 3,3 triệu VND). Danh từ gọi chung là thuế đường (Kfz-Steuer). Nhưng thực chất bao hàm cả phí bảo trì đường xá và phí môi trường (khí thải). Mà phí bảo vệ môi trường mới là chính nên xe có mã lực lớn; xe càng cũ; xe chạy bằng Diesel hay xe có bộ lọc khí thải kém thường phải trả phí cao hơn là lẽ đó.

Ngược lại ở xứ ta. Tổng chiều dài cả quốc lộ và tỉnh lộ mới có khoảng 45.000 km. Số lượng xe ô tô chỉ khoảng 2 triệu (*). Mà ô tô lại bị coi là thủ phạm gây nên tắc đường (như báo chí mô tả) và là đối tượng cần "giảm" (bằng trả phí cao) thì quả là khó thuyết phục. 

Cảnh kẹt xe ở TP Hà Nội – Nguồn: Internet
Vậy đâu mới là nguyên nhân chính của câu chuyện tắc đường? Một ông bộ trưởng có bằng tiến sỹ xuất thân từ kế toán ngành xây dựng chả nhẽ lại không biết? 

Đó có phải do bất cập ở các khâu như: Qui hoạch đô thị (phân bố dân cư). Qui hoạch chiến lược phát triển đường xá. Như chất lượng thi công đường giao thông (rút ruột công trình). Việc phát triển hệ thống giao thông công cộng (như các tuyến xe buýt). Việc cho nhập khẩu và đưa vào sử dụng qúa nhiều xe gắn máy. Cộng với ý thức người dân tham gia giao thông. 
Đặc biệt là tệ nạn mãi lộ, tắc trách của các nhân viên công lực (CSGT) v.v… mới là các nguyên nhân chính gây nên nạn tắc đường. Chứ đâu phải thủ phạm là 2 triệu chiếc ô tô kia, thưa ông Thăng tiến sỹ?
____
(* Thử tính kinh phí đầu tư và duy tu bảo trì đường bộ!
Hãy tính chi phí đầu tư xây dựng cho một mét vuông đường bộ loại tỉnh lộ gần ngang quốc lộ và chưa tới cao tốc lộ! (riêng phần đền bù, giải tỏa không được tính vào bởi nó là đầu tư dài hạn không phải giá thi công!)
(Vì không biết cách dán nguyên form sang đây nên bà con ráng click vô hình xem dự toán…)
Đa số đường ở Việt nam chiều ngang cỡ 30-40 m nên tính ra giá đầu tư cho một cây số đường sẽ tính trung bình 35m rộng . Như vậy để đầu tư cho mốt cây số đường bộ sẽ tốn: 372.350 đ/m2 * 35m * 1000 m = 13.032.250.000đ/km
Với chất lượng làm đúng như thực tế này và làm đúng quy trình , quy phạm thì loại đường này có thể dùng trong 30 năm mà số lần bảo trì, sửa chữa không quá 6 lần, và khối lượng bảo trì sửa chữa không quá 20% diện tích tổng thể xây dựng.
Như vậy có thể tính ra phí bảo dưỡng, duy tu đường bộ trong mỗi năm sẽ là:
(13.032.250.000 x 20% ) / 6 lần / 5 năm lần = 86.882.000 đ/km/năm
[[[[Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.]]]] 
Cứ quy trung bình hết – lớn bù nhỏ ta có 45.000km đường bộ. Như vậy kinh phí cần có để duy tu, bảo trì sẽ là: 86.8 triệu x 45.000 km = 3.910 tỷ đồng.
[[[Hiện cả nước có 37 triệu phương tiện, trong đó có 2 triệu ô tô, 35 triệu xe máy. Với dân số gần 90 triệu người thì Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu dân cao bậc nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. ]]]] 
Như vậy chia ra đầu phương tiện – phải có quy đổi từ xe máy sang xe hơi: 6 xe máy = 1 xe hơi (thứ nhất diện tích chiếm chỗ, không gian, xả khí, tải trọng bới xe bốn chỗ sẽ ít hơn lượng 6 xe máy nhưng tính đến xe tải, xe công hay xe lớn hơn nữa thì chưa có thống kê chính xác nên quy trung bình cho dễ bao quat:
3.910 tỷ: 37 triệu phương tiện = 106.000 đồng / năm cho một đầu phương tiện là xe máy.
Và 106.000 x 6 lần = 636.000 đồng / xe hơi / năm.
Vậy lý do gì mà lão Thăng với trâu chửa Hiệp kêu đóng phí bảo trì lên tới cả 1.4 triệu mấy/tháng cho xe hơi, xe máy 180.000đ/xe? Lại còn to mồm bảo phí duy trì chiếm 2/3 vốn đầu tư? Chả lẽ chúng bay làm đường bằng bánh tráng lẩu dê sao? Thu được đống này từ dân thì các lão ăn nó ấm cật lại dậm dật gái gú chả khác gì thằng Dũng Tổng PMU18 cả.
Ở đây tôi đã tính mức phí chi ra cao nhất- mức hư hỏng cũng cao nhất- chứ nếu làm đúng chất lượng như dự toàn này thì hư hỏng phải sửa chữa chưa tới 1% diện tích / 10 năm sử dụng.
Nếu mấy ông bảo các ông đã tính và hỏi ý kiến dân thì các ông trưng bảng tính ra đây! Tôi phản biện cho – các ông sai chỗ nào, điêu chỗ nào tôi lột truồng ra hết cho các ông xem, đố mà sót kể cả cọng lông ruồi!
Chưa đâu, phí lưu thông nữa, các ông đã gộp chung vào giá xăng dầu cả chục năm nay mà ỡm ờ lừa dân là chỉ có giá xăng dầu- ai mua xăng dầu công trường, hay hãng vận tải bắt buộc phải đòi xuất hóa đơn đỏ mua xăng dầu đều có ghi rõ phí cầu đường là 500 đ/lít chưa có VAT.
Mẹ kiếp, đừng bảo bà gỡ bài này xuống nhá, bà đéo gỡ đâu đấy- cái vụ này thì bà đéo ngoan đâu!

Hồ Lan Hương

____

P/S:  
Một số hình ảnh đường giao thông ở Đức

L1030114.jpg

Đường làng vùng ngoại ô Hamburg /Ảnh: Gocomay)

Đường làng ngày 1-5 (ảnh: Gocomay)
Đường cao tốc (Autobahn A.1 – Norderelbbruecke)
800px-Autobahnkreuz_Breitscheid_Ratingen_A3.jpg
Hai đường cao tốc cắt nhau (Autobahnkreuz A.3: Breitscheid-Ratingen)
800px-BAB40-52-SW.jpg
Đường cao tốc và đường xe lửa ở đoạn A.40 gặp A.52
800px-Verkehrsunfall_Moers_A40_1.JPG
Một tai nạn giao thông trên đường cao tốc (Autobahn A.40-Moers)
Cảnh hoàng hôn trên đường cao tốc A.52
Nhìn từ máy bay đường cao tốc A.2 cắt A.37- Hannover
Đường cao tốc A.4-Koeln (có tường chắn chống ồn khi đi qua khu dân cư)
Cảnh đêm trên đường vào A.40- Thành phố Essen (Nordheit-Westfalen)
Ngã ba đường cao tốc ở Ahlhorner và vùng phụ cận (Autobahn – A.1)
Đường cao tốc băng qua nhà ga xe lửa (A7-Volkspark)
Đường cao tốc A.1 chạy song song với đường xe lửa (Đoạn gần TP Wuppertal-Blombach)

Đường cao tốc – Autobahn-A.9 ở Garching

Đường cao tốc – A.3 gần sân vận động TP Muenchen (Allianz-Arena)
Đường cao tốc ở Đức năm 1951

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét