Quá nhiều chuyện bức xúc, nên tối tối hay đi nhậu. Càng nhậu lại càng nghe toàn chuyện bức xúc, đành quay về trốn trong nhà. Ở trong nhà không có việc gì làm nên vào mạng xem thông tin, càng xem càng thấy nhiều chuyện bức xúc. Đành phải kéo bàn phím ra để tự tâm sự với mình.
Viết được năm, ba lần là mọi chuyện sinh ra.
Trước hết là bạn bè và đồng nghiệp: Anh coi chừng đảng bắt đi tù đấy.
Anh em trong cơ quan: Thôi anh nhé. Mọi việc đã có đảng lo.
Bạn bè của anh em trong cơ quan: Anh ấy viết như vậy không có gì sai, nhưng...
Rồi lại bạn bè của anh em trong cơ quan: Nói ảnh ngừng đi, khó cho anh em quá.
Anh em trong cơ quan: Anh phải nghĩ đến trách nhiệm với cơ quan mà anh đã gắn bó lâu dài. Thôi nhé anh.
Các cô em gái : Thôi đi anh trai. Để thời giờ đi ăn chơi nhảy múa với bọn em. Mọi việc đã có đảng lo.
Mà các cô ấy từ bé đi học tới giờ đến cái khăn quàng đỏ còn chưa biết thì làm gì biết đến đảng mà cũng bảo đảng lo. Các cô đâu có biết rằng đảng cũng từ dân ra, dân không lo thì đảng lấy gì mà lo.
Con gái lớn: Ba ơi! Chuyện ba làm đều đúng cả, bọn con rất tự hào về ba. Nhưng ba có bề nào thì bọn con, nhất là bé Len, làm sao mà chịu được. Nhà mình đã có ông nội đi tù cả đời vì yêu nước rồi.
Con gái nhỏ(10 tuổi): Con không cho ba làm nữa đâu, con sợ đảng bắt ba lắm!
Mà có làm gì cho cam. Tôi cũng chỉ là phường gía áo túi cơm, gần hết cả đời người có làm được trò trống gì. Giờ chỉ viết vài lời tâm sự với chính mình trên nhật ký, vì cũng không thể tâm sự với ai. Thế mà thấy một không khí lo lắng bao trùm. Từ bạn bè đồng nghiệp đến con bé mới 10 tuổi đầu đều thấy sợ...
Và khi đọc trên Blog Quê Choa của bọ Lập thấy đoạn:
Trong khi Chính quyền tuyệt đối ngăn cấm biểu tình. Gia đình cũng ra sức ngăn cản. Đỗ Việt Khoa than kể "vợ em bảo: nếu anh đi là em đập đầu vào tường chết liền" .GS Ngô Đức Thọ cho biết, không biết họ làm công tác dân vận thế nào mà cả vợ và con ông đều không để ông đi ra khỏi nhà, lại còn giấu hết quần áo của ông. Hì hì...
thì tôi biết rằng nỗi sợ bao trùm khắp nơi chứ không phải riêng quanh tôi. Điều gì đã làm cho vợ anh Khoa thà đập đầu vô tường còn hơn để chồng mình đi bày tỏ lòng yêu nước? Điều gì đã làm cho đứa con của một vị giáo sư sẳn sàng trở thành bất hiếu (vì giấu áo quần cản cha) còn hơn là để cha ra đường biểu tình?
Tôi chợt nhớ lại câu thơ của Tố Hữu : Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt...
Ừ, đảng ta giỏi quá!
Tôi đành hứa với con cái, với anh em trong cơ quan là không viết cái gì bức xúc nữa. Tôi chỉ viết những lời ngợi ca thôi.
Đảng là chân lý, trái tim tôi sẽ thuộc về đảng. Dẫu tôi chưa được vào đảng.
Trung Quốc là lẻ phải, tôi sẽ đi theo Trung Quốc. Dẫu tôi chưa được đồng hóa.
Và như thế, mọi chuyện sẽ đơn giản cho tôi biết chừng nào.
Giữ đúng lời hứa, tôi đã có bài ca ngợi đảng. Tối nay tôi sẽ thức suốt đêm cố gắng viết bài theo Trung Quốc.
Viết được năm, ba lần là mọi chuyện sinh ra.
Trước hết là bạn bè và đồng nghiệp: Anh coi chừng đảng bắt đi tù đấy.
Anh em trong cơ quan: Thôi anh nhé. Mọi việc đã có đảng lo.
Bạn bè của anh em trong cơ quan: Anh ấy viết như vậy không có gì sai, nhưng...
Rồi lại bạn bè của anh em trong cơ quan: Nói ảnh ngừng đi, khó cho anh em quá.
Anh em trong cơ quan: Anh phải nghĩ đến trách nhiệm với cơ quan mà anh đã gắn bó lâu dài. Thôi nhé anh.
Các cô em gái : Thôi đi anh trai. Để thời giờ đi ăn chơi nhảy múa với bọn em. Mọi việc đã có đảng lo.
Mà các cô ấy từ bé đi học tới giờ đến cái khăn quàng đỏ còn chưa biết thì làm gì biết đến đảng mà cũng bảo đảng lo. Các cô đâu có biết rằng đảng cũng từ dân ra, dân không lo thì đảng lấy gì mà lo.
Con gái lớn: Ba ơi! Chuyện ba làm đều đúng cả, bọn con rất tự hào về ba. Nhưng ba có bề nào thì bọn con, nhất là bé Len, làm sao mà chịu được. Nhà mình đã có ông nội đi tù cả đời vì yêu nước rồi.
Con gái nhỏ(10 tuổi): Con không cho ba làm nữa đâu, con sợ đảng bắt ba lắm!
Mà có làm gì cho cam. Tôi cũng chỉ là phường gía áo túi cơm, gần hết cả đời người có làm được trò trống gì. Giờ chỉ viết vài lời tâm sự với chính mình trên nhật ký, vì cũng không thể tâm sự với ai. Thế mà thấy một không khí lo lắng bao trùm. Từ bạn bè đồng nghiệp đến con bé mới 10 tuổi đầu đều thấy sợ...
Và khi đọc trên Blog Quê Choa của bọ Lập thấy đoạn:
Trong khi Chính quyền tuyệt đối ngăn cấm biểu tình. Gia đình cũng ra sức ngăn cản. Đỗ Việt Khoa than kể "vợ em bảo: nếu anh đi là em đập đầu vào tường chết liền" .GS Ngô Đức Thọ cho biết, không biết họ làm công tác dân vận thế nào mà cả vợ và con ông đều không để ông đi ra khỏi nhà, lại còn giấu hết quần áo của ông. Hì hì...
thì tôi biết rằng nỗi sợ bao trùm khắp nơi chứ không phải riêng quanh tôi. Điều gì đã làm cho vợ anh Khoa thà đập đầu vô tường còn hơn để chồng mình đi bày tỏ lòng yêu nước? Điều gì đã làm cho đứa con của một vị giáo sư sẳn sàng trở thành bất hiếu (vì giấu áo quần cản cha) còn hơn là để cha ra đường biểu tình?
Tôi chợt nhớ lại câu thơ của Tố Hữu : Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt...
Ừ, đảng ta giỏi quá!
Tôi đành hứa với con cái, với anh em trong cơ quan là không viết cái gì bức xúc nữa. Tôi chỉ viết những lời ngợi ca thôi.
Đảng là chân lý, trái tim tôi sẽ thuộc về đảng. Dẫu tôi chưa được vào đảng.
Trung Quốc là lẻ phải, tôi sẽ đi theo Trung Quốc. Dẫu tôi chưa được đồng hóa.
Và như thế, mọi chuyện sẽ đơn giản cho tôi biết chừng nào.
Giữ đúng lời hứa, tôi đã có bài ca ngợi đảng. Tối nay tôi sẽ thức suốt đêm cố gắng viết bài theo Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét